Cà Mau: Đi thăm đáy, bắt được cá đường quý hiếm hơn 30 ký
Ra thăm đáy hàng khơi, một ngư dân ở Cà Mau đã phát hiện và bắt được con cá đường quý hiếm, nặng hơn 30 ký chui vào lưới.
Vào tối hôm qua (9.8), trong lúc thu hoạch đáy hàng khơi (phương tiện bắt cá, tôm) trên sông Hàng Vịnh (cách cửa biển Bồ Đề thuộc huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau hơn 10 km), ông Huỳnh Văn Được bất ngờ phát hiện một con cá đường quý hiếm, dài gần 2m, nặng hơn 30kg chui vào lưới.
Ông Được cho biết: Thấy cá đường tôi mừng qúa, sau đó tôi và người làm công vội kéo cá lên thuyền rồi chạy vào bờ. Khi mới bắt lên, cá khá yếu nên tôi phải muối đá để bảo quản.
Cá đường là loài cá quý hiếm. (Ảnh: CTV).
Vào sáng nay (10.8), thương lái đã tìm đến nhà ông Được hỏi mua cá, ông đã bán với giá hơn 40 triệu đồng.
Theo ngư dân địa phương, cá đường sinh sống ở các vùng biển có độ sâu hơn 30m nước trở lên. Hơn chục năm nay loài cá này không xuất hiện ở vùng biển Cà Mau, có thể do gần đây mưa dông lớn, biển động nên cá dạt vào các cửa biển.
Video đang HOT
Được biết, cá đường là loài có màu trắng bạc, óng ánh, bụng to, thịt béo, ngọt. Bong bóng cá được chế tạo thành chỉ khâu dùng trong y học như cá sủ vàng.
Theo Danviet
Độc đáo: Nuôi loài tôm hung dữ trong lồng nhựa, bán 1,2 triệu/kg
Với sự sáng tạo tuyệt vời của mình, nhiều nông dân ở ấp Nà Chim, xã Lâm Hải (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) đã nghiên cứu và nuôi thành công tôm tích trong lồng nhựa đặt dưới vuông tôm.
Tôm tích là loài thủy sản đặc trưng và được chế biến thành các món ăn đặc sản của xứ Đất Mũi. Với chất lượng thịt ngon đặc trưng, hiện tôm tích có giá bán khá cao tại các nhà hàng, quán ăn. Thời gian trước, tôm tích chỉ sống trong tự nhiên, về sau nhiều người đã nghiên cứu nuôi trong vuông, đặc biệt là nuôi trong lồng nhựa.
Người đầu tiên thực hiện mô hình nuôi tôm tích lồng là ông Vũ Văn Hiện, ấp Nà Chim, xã Lâm Hải. Theo ông Hiện, tháng cuối năm 2017, ông bắt đầu triển khai thực hiện mô hình nuôi tôm tích trong lồng nhựa. Ban đầu ông nuôi thử nghiệm 50 con tôm tích giống, giá bình quân khoảng 18.000 đồng/con.
Ông Hiện là người đầu tiên thực hiện mô hình nuôi tôm tích lồng nhựa ở xứ Đất Mũi. (Ảnh: Chúc Ly).
"Qua tìm hiểu thì tôi thấy có nhiều người đã nuôi tôm tích trong vuông tôm, với dạng thả lan. Ngoài ra, có một số người nuôi tôm tích trong những ống nhựa nhưng không hiệu quả. Sau đó, về nhà tôi nghĩ ra cách nuôi tôm tích trồng lồng nhựa, và đã đạt hiệu quả cao, với tỉ lệ thành công từ 80-90%" - ông Hiện cho biết.
Theo ông Hiện, ưu thế của việc nuôi tôm tích trong lồng nhựa là con tôm phát triển tự nhiên với môi trường. Ngoài ra, tôm sống trong lồng thì tránh được các con vật gây hại, việc cho ăn và quản lý cũng dễ dàng hơn.
Lồng nuôi tôm tích được thiết kế khá đơn giản và đặt trong vuông tôm. (Ảnh: Chúc Ly).
Ông Hiện chia sẻ: "Tôm tích rất dễ nuôi, không cần cho ăn kích thích gì hết, chỉ nuôi tự nhiên. Qua thời gian nuôi từ 3-4 tháng thả nuôi, có thể tuyển bán dần những con tôm tích lớn. Hiện nay, giá tôm tích thịt loại I gần 1,2 triệu đồng/kg (từ 150gr trở lên), loại 2 từ 450-500 ngàn đồng/kg. Vụ đầu, trừ các khoản chi phí, tôi thu lãi 21 triệu đồng".
Với những kết quả đạt được từ vụ nuôi đầu, đầu tháng 5.2018, ông Hiện tiếp tục thả nuôi vụ 2 với 200 con. Hiện nay số tôm này cũng đang được thu hoạch dần.
Tôm tích nuôi trong lồng phát triển tốt, ít rủi ro hơn cách nuôi truyền thống. (Ảnh: Chúc Ly).
Thấy được những hiệu quả mang lại từ mô hình, hiện nay tại ấp Nà Chim, xã Lâm Hải có hơn 10 hộ thực hiện theo. Ông Huỳnh Văn Hái, cho hay: "Hiện tôi có 145 con tôm tích nuôi trong lồng, cũng sắp đến ngày thu hoạch. Tôm tích rất dễ nuôi do nguồn thức ăn có sẵn, mỗi ngày chỉ cho ăn một lần là đủ".
"Ngoài ra, đặc tính loài tôm tích là phải ăn các loài cá đã bị ươn, nên bà con nuôi cần lưu ý. Khi nuôi tôm tích lồng nhựa bà con cũng nên chú ý vệ sinh lồng thường xuyên để tránh đóng rong, tôm chậm phát triển. Tuy nhiên, tôm tích là loài rất hung dữ, người nuôi phải biết cách bắt nó nếu không khi bị tôm búng trúng rất đau, có thể bị chảy máu" - ông Hái cho biết.
Nhiều nông dân khác đã áp dụng mô hình nuôi tôm tích trong lồng. (Ảnh: Chúc Ly).
Theo những hộ thực hiện mô hình nuôi tôm tích trong lồng nhựa, hiện nguồn con giống cho mô hình khá ổn định với giá cả phải chăng, lại được bắt tại địa phương nên môi trường thả nuôi rất phù hợp. Trong khi đó, những chiếc lồng tự chế này có thể tiếp tục sử dụng trong nhiều vụ tiếp theo. Hiệu quả kinh tế lại cao hơn so với cách nuôi thả lan trong vuông tôm.
Theo Danviet
Lạ mà hay: Chán tôm sú, bán 1,4 triệu/kg Đứng trước thực trạng khó khăn của nghề nuôi tôm sú, tôm thẻ truyền thống, một số hộ dân trên địa bàn ấp Nà Chim, xã Lâm Hải, huyện Năm Căn (Cà Mau) tự tìm tòi, nghiên cứu và nuôi thành công tôm tích lồng đặt trong vuông tôm. Người đầu tiên thực hiện mô hình này là ông Vũ Văn Hiện, ấp...