Cà Mau: Dân ăn nên làm ra từ thứ cỏ dại mọc tốt lút cả đầu người
Thời gian gần đây, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Khánh An, huyện U Minh (Cà Mau) thực hiện chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng bồn bồn.
Mô hình đã phát huy được hiệu quả, không chỉ giúp nhiều hộ thoát nghèo mà còn khá giả. Mô hình đang được nhân rộng để tiếp tục giúp nhiều người dân vùng đệm đất rừng U Minh hạ vươn lên.
Mô hình trồng bồn bồn hiệu quả, thu nhập gấp mấy lần trồng chuối, giúp nhiều hộ thoát nghèo mà còn khá giả.
Cây bồn bồn đang là hướng đi mới cho hộ nghèo vùng đất U Minh hạ.
Xã Khánh An, huyện U Minh nằm trong vùng đệm Vườn quốc gia U Minh hạ. Kinh tế của người dân chủ yếu phụ thuộc vào trồng rừng. Mỗi chu kỳ thu hoạch rừng khoảng 5 năm, trong thời gian này người dân luân canh 2 vụ lúa mỗi năm để trang trải cuộc sống.
Tuy nhiên, vùng đất trũng này giàu phèn nên cây lúa không cho năng suất cao, nhiều năm qua người dân vẫn vất vả tìm hướng đi mới để vươn lên. Vài năm qua, một số hộ dân đã chuyển đổi qua trồng bồn bồn và có được hiệu quả bất ngờ.
Gia đình ông Tăng Văn Thắng là một trong những hộ đi đầu thực hiện trồng bồn bồn tại ấp 14, xã Khánh An. Kinh tế gia đình ông Thắng vốn thuộc hạng trung bình ở địa phương nhưng nhờ cây bồn bồn mà khá lên từng ngày. Hiện nay, trên diện tích 1,5 ha, bình quân mỗi tháng gia đình ông Thắng thu chục triệu đồng từ trồng bồn bồn.
“Tôi thấy mô hình trồng bồn bồn hiệu quả, thu nhập gấp mấy lần trồng chuối, lúa. Một tháng 1,5 ha tương đương 30 triệu, trừ chi phí, nhân công này kia cũng kiếm được chục triệu. Hồi xưa làm ruộng, trồng lúa không bằng bồn bồn” – ông Thắng nói.
Video đang HOT
Mô hình trồng bồn bồn cho thu nhập cao gấp 3 – 4 lần trồng lúa.
Trước đây, cuộc sống gia đình ông Quách Minh Hòa, Trưởng ấp 14, xã Khánh An cũng rất khó khăn. Trên diện tích 1 ha, trước đây, gia đình thu mỗi vụ hơn trăm giạ lúa (1 giạ bằng 20 kg), trừ chi phí chỉ còn vài triệu đồng. Hai năm qua, anh Hòa thực hiện trồng bồn bồn và có nguồn thu cao gấp nhiều lần trồng lúa.
“Hiệu quả trồng bồn bồn nói chung rất cao, gấp 3 – 4 lần trồng lúa. Tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, vừa nhổ, vừa lặt ngày 200.000 đồng. Còn ngồi trong nhà làm không thì mỗi tiếng cũng được 10.000 đồng” – ông Hoà chia sẻ.
Theo người dân địa phương, cây bồn bồn có sức sống mãnh liệt nên dễ trồng, phù hợp với vùng đất phèn U Minh. Cứ bắt đầu vào đầu mùa mưa, cây bồn bồn sẽ sinh sôi, bà con bứng ra trồng, rồi chờ đến thời gian thu hoạch.
Hiện giá bồn bồn tươi thành phẩm đang được thương lái thu mua từ 20.000 – 25.000 đồng/kg, giúp người dân có thu nhập gấp nhiều lần trồng lúa. Mô hình trồng bồn bồn đã chứng minh được hiệu quả và đang được chính quyền địa phương định hướng nhân rộng.
Bồn bồn giúp người dân có thu nhập ổn định.
Mô hình trồng bồn bồn trên địa bàn. Nhân rộng ra thêm một số tuyến kênh, bà con cũng thống nhất vì hiệu quả thực tế cao. Trên trồng bồn bồn, dưới nước nuôi cá để tăng thu nhập. UBND xã cũng đã đồng ý, đang triển khai thực hiện mô hình nuôi cá đồng kết hợp trồng bồn bồn, ông Hòa cho biết thêm.
Mô hình trồng bồn bồn đã và đang mở ra nhiều triển vọng cho bà con nông dân trên địa bàn xã Khánh An nói riêng, huyện U Minh nói chung trong việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Hiện đầu ra của cây bồn bồn đang ổn định và được xem là cây xóa đói giảm nghèo ở địa phương.
Tuy nhiên, trong quá trình nhân rộng mô hình cũng cần có những định hướng từ ngành chức năng để tránh cảnh “được mùa mất giá” mà bao nông sản đã phải “chịu trận” thời gian qua
Theo Danviet
Cà Mau: Bỏ tí vôi xuống gốc dừa, trái ra "ầm ầm", nước ngọt lừ
Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân trên địa ban huyện U Minh, tỉnh Cà Mau mạnh dạn đầu tư vốn để cải tạo vườn tạp, đất bờ bao, bờ vuông để thực hiện mô hình trồng dừa xiêm lùn nhằm tăng thu nhập, cải thiện kinh tế gia đình.
Nhờ mô hình này mà những năm qua, hộ anh Huỳnh Tuấn Anh, ở ấp 10, xã Khánh An, huyện U Minh không chỉ thoát nghèo mà còn từng bước vươn lên khá giàu.
Nhiều năm trước, gia đình anh Huỳnh Tuấn Anh, ở ấp 10, xã Khánh An, huyện U Minh chỉ trồng lúa kết hợp nuôi tôm, nuôi cua, thu nhập tạm ổn định. Tuy nhiên, phần đất sân vườn, bờ bao còn bỏ trống chỉ có cỏ sậy mọc um tùm.
Sau khi địa phương tuyên truyền, vận động cải tạo vườn tạp, đất hoang đưa vào sản xuất để phát triển kinh tế gia đình và nhất là sau những lần đi tìm hiểu, học hỏi một số mô hình sản xuất có hiệu quả, anh Tuấn Anh quyết định thực hiện mô hình trồng dừa xiêm lùn trên bờ vuông.
Từ mô hình trồng dừa xiêm lùn trên bờ vuông, mỗi năm gia đình Anh Tuấn Anh có thu nhập khoảng 100 triệu đồng.
Đầu năm 2012, anh Tuấn Anh tiến hành nạo vét các kênh mương nuôi tôm kết hợp bồi trúc các bờ bao, đào mới một số mương liếp trên diện tích 1 ha đất sản xuất để trồng dừa xiêm lùn. Lúc đầu, anh trồng khoảng 100 gốc và sau khoảng 2 năm rưỡi dừa bắt đầu có trái. Năm đầu tiên thu hoạch, anh Tuấn có lãi trên 30 triệu đồng.
Thấy trồng dừa cho thu hoạch cao so với một số cây ăn trái khác nên anh Tuấn Anh tiếp tục cải tạo hết phần đất vườn đã cuốc của gia đình còn lại và trồng thêm 200 gốc dừa nữa. Hiện nay, gia đình anh Tuấn Anh có hơn 300 gốc dừa xiêm lùn đang trong thời kỳ thu hoạch. Trong đó, gồm dừa xiêm lục, dừa xiêm đỏ, dừa xiêm dứa.
Giống dừa nào cũng cho trái to, nước ngọt. Từ lúc trồng đến thu hoạch chưa được 3 năm, đạt năng suất rất cao. Trung bình mỗi gốc dừa trong 1 năm cho thu hoạch từ 150 đến 200 trái, có gốc trên 300 trái. Hiện nay, trung bình 1 ngày, gia đình anh Tuấn Anh hái bán từ 70 đến 80 chục trái dừa tươi, mỗi trái bán với giá tù 6.000 đến 7.000 đồng. Sau khi trừ chi phí, bình quân mỗi ngày gia đình anh Tuấn Anh anh còn thu nhập 300.000 đến 400.000 đồng, trong 1 năm có thu nhập trên 100 triệu đồng.
Anh Tuấn Anh cho biết: "Lúc mới trồng, tôi cứ nghĩ do ảnh hưởng của chân nước mặn trên đất nuôi tôm dừa xiêm lùn sẽ không phát triển. Nhưng khi trồng rồi mới thấy dừa xiêm lùn là loại cây trồng đơn giản nhất, ít tốn công chăm sóc, phát triển rất nhanh, cho thu hoạch thường xuyên, trồng 1 lần thu hoạch được nhiều năm.
Nếu so với các loại cây ăn trái khác, trồng dừa xiêm lùn cho thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần, trong quá trình trồng không có rủi ro, đầu ra và giá cả rất ổn định. Để trồng dừa xiêm lùn mang lại hiệu quả kinh tế cao, mặt đất trồng phải cao ráo, màu mỡ, khoảng cách trồng giữa mỗi cây từ 5 đến 7 mét.
Giống dừa xiêm lùn đỏ của gia đình anh Tuấn Anh rất sai trái.
Khi dừa từ 1 đến 3 tuổi, mỗi năm nên bón phân từ 2 đến 3 lần, chủ yếu là phân NPK và DAP vào khoảng tháng 5 và tháng 6 âm lịch. Trước khi bón 2 loại phân này nên trộn đều nhau, rồi dùng dá xới xung quanh gốc dừa rồi tiến hành bón phân, khi bón phân xong lắp đất lại để phân không bị thất thoát. Ngoài ra, cũng có thể rải phân xung quanh gốc dừa sau đó lấy bùn dưới kênh mương bồi gốc.
Khi thấy đất trồng dừa bị nhiễm phèn có thể bón từ 1 đến 2 kg vôi vào mỗi gốc dừa tùy thuộc vào mức độ nhiễm phèn của đất. Tốt nhất là nên bỏ vôi sau những con mưa đầu mùa. Đối với những gốc dừa nằm trên bờ đất cao, vào mùa khô nên tưới nước thường xuyên để giữ độ ẩm cho đất và giúp dừa có trái sai hơn".
Ông Nguyễn Hoàng Hớn, Trưởng ấp 10, xã Khánh An, nhận xét: "Trong ấp 10, xã khánh An, huyện U Minh hiện có nhiều hộ nông dân trồng dừa xiêm lùn, nhưng diện tích trồng lớn nhất, có hiệu quả nhất là hộ anh Huỳnh Tuấn Anh. Những năm qua, nhờ mô hình trồng dừa xiêm lùn mà kinh tế gia đình anh Tuấn Anh ngày một khấm khá hơn.
Bên cạnh trồng dừa, anh Tuấn Anh còn kết hợp trồng lúa, nuôi tôm, nuôi cua để tăng thu nhập phát triển kinh tế gia đình. Không chỉ trồng dừa đem lại kinh tế cao cho gia đình, anh Tuấn Anh sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và khuyến khích bà con nông dân địa phương tận dụng đất trống, vườn tạp, bờ bao, bờ vuông trồng dừa xiêm lùn để tăng thu nhập, cải thiện cho kinh tế gia đình và từng bước vươn lên làm giàu".
Theo Danviet
Cà Mau: Cửa biển vừa nạo vét xong đã bồi lấn Ngư dân Cà Mau phải mời một tàu kéo đậu thường trực ở cửa biển để lai dắt tàu ra vào cho an toàn. Sở NN&PTNT tỉnh Cà Mau vừa có văn bản trả lời phóng viên Pháp Luật TP.HCM về những vấn đề liên quan đến vụ việc ngư dân phản ánh tình trạng dự án cửa biển Khánh Hội (huyện U...