Cà Mau có 2 trường hợp tử vong do bệnh dại
Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh đã xuất hiện 5 ổ dịch dại trên động vật và có 2 trường hợp tử vong do bệnh dại.
Ngày 26/7, trao đổi với Người Đưa Tin, Bác sĩ Nguyễn Văn Đọc, Trưởng khoa Phòng, chống bệnh truyền nhiễm – Kiểm dịch y tế Quốc tế, thuộc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Cà Mau cho biết, trước tình hình bệnh dại trên địa bàn, ngành y tế tỉnh Cà Mau đã có thông điệp truyền thông phòng, chống bệnh dại.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau ban hành nhiều công văn phòng chống bệnh dại; đưa thông điệp phòng chống bệnh dại bản tin y tế ngành các điểm tiêm ngừa toàn tỉnh khi người dân đến tiêm phòng dại cần khai thác kỹ tình trạng chó, mèo cắn người.
Nếu chó, mèo có dấu hiệu bệnh dại hoặc trong vòng 10 ngày 1 con chó/mèo cắn từ 2 người trở lên cần báo ngay cho Trung tâm Y tế gần nhất biết để phối hợp phòng chống kịp thời.
Ngoài ra, người dân cần tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y. Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.
Cà Mau có 2 trường hợp tử vong do bệnh dại. (Ảnh: Nguồn Internet).
Video đang HOT
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Đọc, bệnh dại là bệnh tử vong 100% nhưng có thể phòng ngừa. Khi bị chó, mèo cắn, cào cần rửa kỹ vết thương bằng nước sạch và xà phòng liên tục trong 15 phút.
Nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch, đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh dại khi bị chó, mèo cắn.
Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine. Không tự ý nặn máu và không được băng kín vết thương. Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.
Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự điều trị, không nhờ thầy lang điều trị bệnh dại. Nghiêm cấm tổ chức, cá nhân sử dụng các biện pháp chưa được công nhận để khám và điều trị cho người bị chó, mèo cắn, hoặc người đang lên cơn dại.
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo) lên da bị tổn thương.
Cho đến nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, khi đã lên cơn dại thì không thể cứu chữa được và đều dẫn đến tử vong. Bệnh dại nguy hiểm, nhưng đã có vắc-xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh dại.
Đồng Nai phát hiện thêm ổ dịch dại tại Định Quán
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai cho biết vừa phát hiện thêm ổ dịch dại tại ấp Mít Nài, xã La Ngà, huyện Định Quán.
Khi phát hiện chó, mèo có biểu hiện lạ nghi bệnh dại, hãy báo ngay cho chính quyền địa phương để được hỗ trợ giải quyết. Ảnh minh họa
Cụ thể, theo tin báo ngày 19/7 của bà L.T.D. (ngụ tại tổ 9, ấp Mít Nài, xã La Ngà, huyện Định Quán), có một con chó hoang chạy vào nhà cắn con của bà. Con chó có biểu hiện bị bệnh và đã chết sau đó.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với Ủy ban nhân dân xã La Ngà đã xác minh và tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm virus dại. Kết quả, con chó này đã mắc bệnh dại.
Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn ấp Mít Nài, xã La Ngà đã xảy ra 3 ổ dịch bệnh dại trên chó, cho thấy dịch bệnh đã lưu hành, lây lan rộng trên địa bàn.
Theo số liệu báo cáo của UBND xã La Ngà, đến ngày 25/6, có tổng số 1.800/2.061 con chó trên địa bàn đã được tiêm phòng dại, đạt tỷ lệ 82,5%, là tỷ lệ cao có thể khống chế được dịch bệnh.
Trước tình hình đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch theo quy định.
Đồng thời, tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là các khu vực có nguy cơ cao, để kịp thời phát hiện xử lý không để dịch bệnh lây lan.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bệnh dại và các quy định phòng, chống bệnh dại, công tác quản lý chó, mèo trên địa bàn. Rà soát tổng đàn chó, mèo trên địa bàn; nhanh chóng tiêm phòng bổ sung vaccine dại cho đàn chó, mèo khỏe mạnh chưa được tiêm phòng.
Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra. Bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật, thường thấy ở chó, mèo.
Thời gian ủ bệnh dại khoảng 2-8 tuần, ngắn thì khoảng 10 ngày và dài có khi 1-2 năm, tùy lượng virus và vị trí, độ nặng vết thương.
Triệu chứng khởi đầu của bệnh dại gồm mệt mỏi, nhức đầu, sốt, cảm giác sợ hãi... Bước vào giai đoạn viêm não, người bệnh thường có biểu hiện như mất ngủ, tăng cảm giác kích thích (sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ gió).
Cho đến nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như 100% không qua khỏi.
Hiểm họa từ nuôi chó thả rông Gần đây, nhiều tỉnh thành liên tục ghi nhận các trường hợp bị chó thả rông tấn công, phải tiêm vaccine ngừa dại, thậm chí không qua khỏi. Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như 100% không qua khỏi. Ảnh: Pexels. Con chó nặng khoảng 15 kg, có màu đen, mắt hung dữ, miệng sùi...