Cà Mau: Chuyển công tác điều dưỡng “hướng dẫn” người nhà sản phụ mua sữa, nước tắm… không đúng quy định
Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết, thời gian qua có tình trạng bệnh viện cho toa người bệnh mua thuốc ngoài danh mục bảo hiểm, hướng dẫn người nhà sản phụ mua sữa công thức không tuân thủ quy định.
Một báo cáo mới đây (tháng 9/2019) của Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết, qua khảo sát tại các cơ sở y tế đều đảm bảo đủ danh mục thuốc theo danh mục BHYT để điều trị cho người bệnh. Tuy nhiên, thời gian qua tại một số bệnh viện và Trung tâm y tế (kể cả Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau) vẫn còn có trường hợp cho toa người bệnh mua thuốc thêm bên ngoài ngoài danh mục thuốc BHYT.
Theo giải trình của bệnh viện thì khi ghi toa mua thuốc ngoài danh mục đều được bác sĩ tư vấn và có sự thống nhất của người bệnh, người nhà người bệnh. Bênh cạnh đó, có một số ít cá nhân ghi toa các thuốc hỗ trợ và thực phẩm chức năng.
Việc này bệnh viện đã phát hiện kịp thời, nhắc nhở các cá nhân không được ghi toa mua thuốc thêm ngoài danh mục BHYT và chỉ đạo nhà thuốc bệnh viện khi bán thuốc và thực phẩm chức năng phải đúng quy định.
Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết, Sở đã có chỉ đạo bệnh viện có kế hoạch chấn chỉnh và hiện bệnh viện cũng đã thành lập các đoàn kiểm tra giám sát thường xuyên, đột xuất và sẽ có hình thức kỷ luật nếu phát hiện sai phạm.
Video đang HOT
Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau.
Cũng tại Bệnh viện Sản – Nhi Cà Mau, Sở Y tế tỉnh Cà Mau thông tin, qua kiểm tra giám sát đã phát hiện một vài cá nhân không tuân thủ, vẫn hướng dẫn cho người nhà sản phụ mua sữa công thức, cho mua thêm nước tắm cho mẹ và bé,…
Trong khi đó, Ban giám đốc bệnh viện đã có ban hành quy định trong đó nêu rõ trường hợp nào bú mẹ trực tiếp hoàn toàn, trường hợp nào mẹ vắt sữa cho con bú gián tiếp và trường hợp nào phải sử dụng sữa công thức. Do đó, bệnh viện đã làm việc với các khoa liên quan để nhắc nhở và chuyển công tác một số điều dưỡng trực tiếp chăm sóc sản phụ sang các khoa, phòng khác.
Theo Sở Y tế tỉnh Cà Mau, để triệt để chấm dứt tình trạng trên, ngoài kiểm tra giám sát thường xuyên, hiện bệnh viện này cũng triển khai quy định chỉ Trưởng khoa mới được phép cho chỉ định sử dụng sữa công thức và phải có ghi rõ ràng trong hồ sơ bệnh án; nhân viên ký cam kết không sử dụng sữa công thức và các sản phẩm có liên quan cho sản phụ, em bé nếu không có chỉ định,…
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
Nhiều trường hợp nhiễm trùng sau sinh mổ ở Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau
Thời gian qua, vẫn còn xảy ra nhiều trường hợp sản phụ mổ bắt con ở Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau bị nhiễm trùng vết mổ.
Một báo cáo mới đây (tháng 9/2019) của Sở Y tế tỉnh Cà Mau cho biết, qua thống kê tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau, trong năm 2018 tổng số ca sinh mổ lấy thai (mổ bắt con) là 3.982 ca, trong đó có 83 ca nhiễm khuẩn vết mổ (chiếm tỷ lệ 2,08%).
Trong 8 tháng của năm 2019 có 2.558 ca, số nhiễm khuẩn vết mổ là 76 ca (chiếm tỷ lệ 2,97%). Trong đó, tháng 5 (19 ca) và tháng 6 (13 ca) có số ca nhiễm khuẩn vết mổ cao hơn các tháng còn lại.
Sở Y tế Cà Mau cho rằng, theo quyết định của Bộ Y tế thì phẫu thuật sạch - nhiễm (bao gồm mổ lấy thai) có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ là 5-10%.
Nhiều trường hợp tại Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau nhiễm trùng vết mổ sau khi sinh mổ bắt con.
Theo Sở Y tế Cà Mau, thời gian qua, Sở đã có nhiều văn bản chỉ đạo rà soát các quy trình chuyên môn, nâng cao chất lượng điều trị, trong đó có an toàn phẫu thuật đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện mổ bắt con thì tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ vẫn còn.
Trong khi đó, để giảm nhiễm trùng vết mổ, Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau ngoài tổ chức giám sát đánh giá toàn diện các quy trình trước, trong và sau mổ, cũng đã mời các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, sinh hoạt chuyên đề nhiễm khuẩn vết mổ,... Qua đó, bệnh viện đã chuẩn hóa các quy trình kỹ thuật, mạnh dạn thực hiện kháng sinh dự phòng, lắp camera tại các khu vực rửa tay phẫu thuật, phòng mổ,... để giám sát quy trình này.
Sở Y tế Cà Mau cho biết, khi thực hiện những giải pháp nói trên, trong tháng 7 và tháng 8/2019, tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ có giảm so với các tháng trước.
Cũng theo Sở Y tế Cà Mau, Sở đã chỉ đạo Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau tiếp tục thực hiện các giải pháp chuyên môn có hiệu quả, thống kê tình hình nhiễm trùng vết mổ hàng ngày,... để tìm nguyên nhân sâu hơn để có giải pháp khắc phục bền vững.
Huỳnh Hải
Theo Dân trí
Lo sốt xuất huyết phức tạp thêm Bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp ở khu vực ĐBSCL với số ca nhập viện tăng đột biến nhưng người dân vẫn còn chủ quan, lơ là phòng tránh Theo báo cáo của Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau (tỉnh Cà Mau), trong 9 tháng đầu năm 2019, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị 308 bệnh nhân sốt...