Cà Mau cho điều trị F0 tại nhà và tại cơ sở
Theo lãnh đạo tỉnh Cà Mau, để giảm tải cho các cơ sở điều trị, tỉnh ưu tiên bố trí, cách ly, theo dõi và hỗ trợ y tế đối với những người nhiễm COVID-19 tại nhà hoặc tại cơ sở.
Theo quy định của Cà Mau, trước cửa nhà F0 đang theo dõi y tế phải có biển cảnh báo “Hộ cách ly F0 COVID-19″ – Ảnh: N.HÙNG
Ngày 12-11, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Huỳnh Quốc Việt đã ký công văn về việc thu dung, điều trị F0 tại nhà và tại cơ sở.
Theo chủ tịch tỉnh Cà Mau, nhằm giảm tải cho các cơ sở y tế điều trị người mắc COVID-19 nhẹ, không triệu chứng; đồng thời chăm sóc tốt, nâng cao thể trạng cho người mắc COVID-19, Cà Mau chủ trương ưu tiên bố trí, cách ly, theo dõi, hỗ trợ y tế đối với F0 tại nhà hoặc tại cơ sở.
F0 không có triệu chứng được cách ly tại gia đình phải đáp ứng thêm một trong các tiêu chí, như đã tiêm đủ 2 mũi hoặc 1 mũi vắc xin COVID-19 sau 14 ngày hoặc có đủ ba yếu tố: trẻ em trên 1 tuổi, người lớn dưới 50 tuổi; không có bệnh nền; không đang mang thai…
Video đang HOT
Cách ly F0 tại nhà, ngoài điều kiện thuận tiện đường giao thông, nhà riêng biệt, có điện thoại riêng, còn đáp ứng một số yêu cầu khác. Trong trường hợp tất cả người trong hộ gia đình đều là người mắc COVID-19, có thể tự chăm sóc sức khỏe lẫn nhau thì không cần điều kiện phòng riêng cho từng người.
Theo yêu cầu của chủ tịch tỉnh, đối với xã, phường, thị trấn khi tổ chức cách ly tại cơ sở phải chọn một cơ sở riêng biệt (trường học, nhà văn hóa, nhà dân…) làm nơi cách ly, điều trị F0, bố trí đảm bảo các điều kiện theo quy định. Mỗi phòng, không gian riêng bố trí cách ly, điều trị không quá 2 F0; bố trí lực lượng y tế giám sát, hỗ trợ điều trị.
Đối với nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp có đông lao động, chọn một khu vực, không gian riêng đảm bảo biệt lập với các bộ phận khác làm nơi cách ly, điều trị F0, đáp ứng yêu cầu theo quy định.
Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn phối hợp với chủ doanh nghiệp chịu trách nhiệm hỗ trợ, theo dõi, phân công nhân viên y tế theo dõi, chăm sóc, điều trị người nhiễm COVID-19 và chuyển bệnh kịp thời khi có chuyển tầng điều trị.
Hà Nội sẽ lên phương án thí điểm cách ly F1 tại nhà
Trước nguy cơ dịch vẫn còn rất cao, Hà Nội đã chuẩn bị mức độ cao nhất các điều kiện phục vụ điều trị, cách ly, với quan điểm xuyên suốt là F1 cách ly tập trung, F0 điều trị tại bệnh viện.
Ngày 12/11, UBND TP Hà Nội cho biết, thời gian qua thành phố đã nghiêm túc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ nên tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn cơ bản được kiểm soát.
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ vì là địa bàn rộng, giao thương đông, có thể xuất hiện các ca bệnh mới bất cứ lúc nào do mầm bệnh có thể còn tồn tại ngoài cộng đồng và nguy cơ cao dịch xâm nhập từ bên ngoài.
Lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 cho người dân trên địa bàn quận Đống Đa (Ảnh: Mạnh Quân).
Từ ngày 11/10 đến 12h ngày 11/11, Hà Nội ghi nhận 1.509 ca (trung bình 50,3 ca/ngày), trong đó có 542 ca mắc ngoài cộng đồng (35,9%), 730 ca tại khu cách ly (48,3%) và 216 ca tại khu phong tỏa (14,3%), 21 ca nhập cảnh (1,5%).
Thực tế, một số trường hợp đi về từ vùng dịch nhưng không tự giác khai báo, không thực hiện nghiêm quy định cách ly tại nhà nên đã làm lây lan dịch bệnh, tạo thành những chùm lây nhiễm phức tạp. Đặc biệt, những ngày gần đây, thành phố ghi nhận nhiều ổ dịch mới, nhiều trường hợp không rõ nguồn lây, không triệu chứng...
Bên cạnh đó, việc thành phố "mở cửa" để phát triển kinh tế - xã hội sẽ xác định và đối diện với việc xuất hiện nhiều ca bệnh. Trong những ngày tới, có thể sẽ xuất hiện thêm nhiều ổ dịch mới bởi nhiều người bệnh có lịch trình di chuyển nhiều nơi, phức tạp không xác định hết được nguồn lây.
Để kiểm soát tốt nhất trước dịch bệnh, UBND TP Hà Nội khẳng định sẽ nhất quán thực hiện quan điểm " F0 phải đi điều trị, F1 phải cách ly tập trung" để bóc tách nguồn lây ra khỏi cộng đồng, kiểm soát tình hình dịch bệnh từ sớm, từ xa, không để rơi vào tình trạng bị động, mất kiểm soát. Mục tiêu cao nhất là giữ vững an toàn cho Thủ đô, bảo vệ tính mạng và sức khỏe của nhân dân.
Theo ông Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hà Nội, thành phố luôn xác định phải chủ động cao hơn một mức so với thực tiễn, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho Thủ đô.
Đứng trước nguy cơ dịch vẫn còn rất cao, có khu vực dịch đã ngấm sâu trong cộng đồng, Hà Nội đã chuẩn bị mức độ cao nhất về các điều kiện phục vụ điều trị, cách ly, với quan điểm xuyên suốt là "F1 cách ly tập trung, F0 điều trị tại bệnh viện". Thành phố cũng tăng cường cho cơ sở y tế về mọi mặt, tiếp tục củng cố, nâng cao về nhân lực, trang thiết bị cho cơ sở y tế hạng một.
Cùng với đó, Hà Nội sẽ xây dựng kịch bản phòng, chống dịch Covid-19 cao hơn so với kịch bản hiện nay; tính đến phương án thí điểm quản lý F1, F0 tại nhà với những bước đi phù hợp điều kiện thực tế của thành phố, nhưng phải đảm bảo điều kiện về nhà ở, phòng cách ly, cơ sở pháp lý...
Theo ông Khổng Minh Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, tới đây, thành phố sẽ không đưa những trường hợp F0 không triệu chứng vào bệnh viện điều trị tập trung mà sẽ thành lập trạm y tế lưu động.
Ông Tuấn khẳng định, việc lập trạm y tế lưu động tại các địa phương cũng tương tự điều trị tại nhà. Bởi các trạm y tế lưu động này không cố định, không điều trị tập trung. Các quận, huyện, xã, phường đều phải có các địa điểm để điều trị cho F0 không triệu chứng.
"Hiện nay số cơ sở cách ly tập trung của Hà Nội vẫn chứa được khoảng 60.000-70.000 F1 trở lên. Đến khi toàn thành phố khoảng hàng trăm nghìn trường hợp F1 trở lên mới tính đến phương án cách ly tại nhà" - ông Tuấn cho hay.
Sáng 12/11, miền Tây ca mắc cộng đồng tăng cao, An Giang F0 lập "đỉnh" mới Các tỉnh miền Tây đều ghi nhận ca mắc Covid-19 tăng cao với hàng trăm ca cộng đồng. Trong đó, An Giang vẫn ở "đỉnh" với 661 F0, kế đến là Tiền Giang 417 ca, Đồng Tháp 352 ca. Hà Nội: Không giãn cách, phong tỏa diện rộng Theo CDC Hà Nội, với tình hình dịch hiện tại, số F0 tại Hà Nội...