Cà Mau ban bố tình huống khẩn cấp sạt lở từ biển Tây sang biển Đông
Ngày 19/9, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau ký Quyết định về tình huống khẩn cấp sạt lở bờ biển Đông và sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Theo đó, trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có hơn 25 km cửa biển, bờ biển và hơn 1,2 km bờ sông sạt lở cần khẩn cấp xử lý. Tại những vị trí này, có nhiều nơi sạt lở đã uy hiếp các khu dân cư, cuộc sống của người dân.
Sạt lở bờ biển đang tàn phá các khu dân cư tại mặt biển Đông của tỉnh Cà Mau.
Để thực hiện tình huống khẩn cấp, ông Nguyễn Tiến Hải, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau giao Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện bị ảnh hưởng khoanh vùng khu vực bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở, thiết lập hành lang an toàn. Ngoài ra, phải lựa chọn giải pháp và tổ chức khảo sát, lập các thủ tục đầu tư các dự án chống sạt lở trình cấp thẩm quyền thẩm định, phê duyệt theo quy định tình huống khẩn cấp.
Sở Kế hoạch – Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan thẩm định, đề xuất chủ trương đầu tư các dự án, trình cấp thẩm quyền thâm quyết định chủ trương đầu tư. UBND các huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển và Đầm Dơi có trách nhiệm vận động nhân dân di dời tài sản ra khỏi khu vực sạt lở và khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm; bố trí lực lượng trực canh theo dõi chặt chẽ diễn biến sạt lở để kịp thời ứng phó…
Tình hình sạt lở bờ sông của tỉnh cũng rất nan giải.
Video đang HOT
Vào đầu tháng 8 vừa qua, đê biển Tây của địa phương này bị thời tiết cực đoan tàn phá dữ dội, nguy cơ dẫn đến vỡ đê và Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cũng đã có Quyết định tình huống khẩn cấp sạt lở đê biển Tây./.
Theo Trần Hiếu/VOV-ĐBSCL
Cà Mau "gồng mình" ứng phó sạt lở ven biển
Trước tác động xấu của biến đổi khí hậu, những năm qua, Cà Mau đã mất hàng trăm nghìn ha đất do sạt lở. Điều đáng nói là sạt lở không chỉ diễn ra ở hai bờ biển Đông và Tây, mà còn ngay trong nội đồng với tỷ lệ và mức độ thiệt hại ngày càng gia tăng.
Đê biển Tây bị uy hiếp
Theo số liệu thống kê từ ngành chức năng cho thấy, trong 11 năm (2007 - 2018) qua, Cà Mau bị mất khoảng hơn 8.800ha đất, rừng ven biển. Trong đó, bờ biển Tây bị xói lở với chiều dài trên 57km, nhiều đoạn nguy cơ vỡ đê bất cứ lúc nào; bờ biển Đông có độ xói lở hơn 48km, làm mất đất rừng phòng hộ từ 80 - 100m chiều sâu/năm.
Trong những ngày qua, do ảnh hưởng của gió mùa Tây - Nam hoạt động mạnh trên vùng biển Cà Mau, biển động, sóng lớn kết hợp với mưa kèm theo giông lốc và triều cường dâng cao làm cho tình hình sạt lở đê biển Tây ngày càng nghiêm trọng hơn.
Kè đê trụ rỗng là một nỗ lực của địa phương trong ứng phó sạt lở ven biển Tây. Ảnh: CTV.
Mới đây, vào khoảng 15h ngày 3/8, nhiều đợt sóng lớn kèm theo gió mạnh đã đánh trực tiếp vào chân đê biển Tây (xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau). Đặc biệt, sóng lớn đã đánh liên tiếp gây sạt lở thân đê phòng hộ với chiều dài hơn 300m, nguy cơ vỡ đê rất cao. Mực nước dâng cao kỷ lục, nước mặn đã tràn qua mặt đê vào vùng ngọt hóa.
Sóng biển đánh mạnh, toàn bộ tuyến đê biển Tây của tỉnh Cà Mau với chiều dài gần 50km đều bị uy hiếp nghiêm trọng, đặc biệt là đoạn từ Kinh Mới tới cửa Vàm Đá Bạc hơn 3km bị ảnh hưởng rất nặng nề. Tuyến đê phòng hộ ven biển Tây này của tỉnh Cà Mau có vai trò ngăn mặn trực tiếp cho 2 huyện U Minh và Trần Văn Thời. Hàng chục ngàn hộ dân nơi đây sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nếu xảy ra vỡ đê.
Bà Nguyễn Thị Ten (ngụ huyện Trần Văn Thời), nhớ lại: "Nước dâng rất nhanh, dù đê phòng hộ rất cao, nhưng nhiều đợt sóng đã vượt qua đê tràn vào ruộng lúa bên trong. Trước tình trạng đó, cả gia đình tôi đã thu dọn đồ đạc chuẩn bị di dời. Rất may, không lâu sau thì sóng êm trở lại".
Được biết, hệ thống đê biển Tây của tỉnh Cà Mau có chiều dài 108km, điểm đầu xuất phát từ Kênh Năm thuộc xã Rạch Chèo (huyện Phú Tân) và kết thúc tại kênh Tiểu Dừa thuộc xã Khánh Tiến (huyện U Minh, giáp tỉnh Kiên Giang). Tuyến đê biển Tây đi qua 3 huyện U Minh, Trần Văn Thời và Phú Tân, trong đó đi qua 10 xã và 2 thị trấn.
Tuyến đê biển Tây có nhiệm vụ phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, ngăn triều cường, nước biển dâng và gió bão cấp 9; bảo vệ hơn 26.000 hộ dân sinh sống ven biển, gần 129.000ha đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản; cấp nước mặn và tiêu thoát nước thải phục vụ nuôi trồng thuỷ sản; ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng, xổ phèn phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, tại bờ biển Tây, tình hình sạt lở mất khoảng 20 - 25m/năm, cá biệt có những nơi lên đến 50m/năm. Thực trạng này không chỉ làm mất đất rừng phòng hộ ven biển mà còn làm nhiều hộ dân bị mất sinh kế, đời sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Xin thêm vốn xây kè cấp bách
Trước tình hình trên, ngày 3/8, ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã trực tiếp đến hiện trường kiểm tra thực tế, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ, đồng thời chỉ đạo thực hiện khẩn trương các giải pháp hộ đê trong tình huống khẩn cấp.
Tại đây, ông Hải cho biết, trước mắt tỉnh đã huy động tối đa lực lượng để bảo vệ những đoạn đê khẩn cấp nhất, nguy hiểm nhất, nhằm ngăn chặn tình trạng sạt lở chân đê. Ngay khi thời tiết thuận lợi hơn, các lực lượng nhanh chóng tiếp cận hiện trường, hộ đê bất kể đêm ngày, làm mọi cách đảm bảo cho đê biển Tây được an toàn. Về lâu dài, tỉnh sẽ tiếp tục thực hiện phương án làm kè khẩn cấp nhằm tạo bãi tự nhiên, từ đó từng bước trồng lại rừng phòng hộ bảo vệ đê một cách tốt nhất.
Trên thực tế là thời gian qua, bằng nhiều giải pháp công nghệ từ các nguồn vốn khác nhau, cộng với sự nỗ lực của tỉnh, đến nay Cà Mau đã xử lý khắc phục xói lở nhiều vị trí xung yếu ven biển với tổng chiều dài hơn 28,5km với số vốn hơn 953 tỷ đồng. Trong đó đã áp dụng một số giải pháp công nghệ như: Kè chắn sóng gây bồi bằng hai hàng cọc bê tông ly tâm, phía trong thả đá hộc; đê trụ rỗng; kè cấu kiện bằng bê tông cốt phi kim phá sóng.
Ông Nguyễn Tiến Hải - Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau (người đưa tay) trực tiếp chỉ đạo khắc phục đoạn đê biển Tây bị sạt lở ngày 3/8. Ảnh: TA.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau, những giải pháp này đã phát huy được khả năng giảm sóng, gây bồi và được đánh giá là ổn định nhất là ở khu vực biển Tây. Hiện nay tỉnh đã và đang so sánh các giải pháp để lựa chọn giải pháp tối ưu nhất áp dụng trong từng điều kiện cụ thể.
Với nguồn lực ngân sách tỉnh còn hạn chế, tỉnh Cà Mau luôn mong muốn triển khai các giải pháp công nghệ bảo vệ bờ biển với suất đầu tư không quá lớn phù hợp với điều kiện của tỉnh, ổn định về thời gian, mang lại hiệu quả gây bồi tạo bãi, có khả năng tái sử dụng.
Mới đây, tỉnh Cà Mau vừa có tờ trình hỏa tốc gửi Bộ NNPTNT đề xuất hỗ trợ kinh phí xử lý sạt lở bờ sông, bờ biển và di dời dân cư khẩn cấp tỉnh Cà Mau.
Theo đó, Cà Mau kiến nghị Trung ương xem xét hỗ trợ 702 tỷ đồng để xây dựng kè cấp bách bảo vệ bờ biển phía Đông, nhất là tại các cửa biển xung yếu, khu đông dân cư, như: Rạch Gốc, Vàm Xoáy, Hố Gùi, Kênh Năm - Kênh Chùm Gọng, Kênh Chốn Sóng - Kênh Năm Ô Rô, Hốc Năng.
Theo ông Nguyễn Thanh Tùng - Chi cục phó Chi cục Thuỷ lợi tỉnh Cà Mau, công tác hộ đê trong mùa mưa bão không thể lơ là, hiện đơn vị đang phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan và UBND các xã, thị trấn có tuyến đê biển đi qua thường xuyên tuần tra, canh gác nhằm phát hiện kịp thời những vị trí sạt lở mới.
Theo Danviet
Cà Mau chỉ đạo cấp bách xử lý sạt lở đê biển Tây Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau vừa có công văn chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện công văn số 106, ngày 14/8/2019 của Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai về việc xử lý sạt lở đê biển Tây. Tiếp tục thực hiện việc xử lý đảm bảo an toàn đoạn đê...