Cá mập voi robot lượn lờ tại thủy cung Trung Quốc gây tranh cãi
Nhiều du khách phải chi 230 nhân dân tệ (hơn 807.000 đồng) cho một vé vào thủy cung tại Quảng Đông, Trung Quốc đã phẫn nộ khi chỉ được ngắm con cá mập voi robot lướt qua lướt lại trong nước.
Con cá mập voi robot tại thủy cung. Ảnh: Weibo
Video về con cá mập voi robot to như thật trong bể tại thủy cung Xiaomeisha Sea World ở thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Thủy cung này mới mở cửa từ ngày 1/10.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc) trích một người bình luận trên trang của thủy cung Xiaomeisha Sea World tại ứng dụng đánh giá và xếp hạng Dazhong Dianping: “Không thể tin được con cá mập voi đó là giả. Họ thật tàn nhẫn khi thu tới hơn 200 nhân dân tệ cho một vé vào cửa”.
Một số bình luận khác lại giận dữ yêu cầu thủy cung này phải trả lại tiền vé. Tuy nhiên, xuất hiện ý kiến ủng hộ cho rằng con cá mập voi robot thể hiện xu hướng cải cách của thủy cung Xiaomeisha Sea World. Một tài khoản bình luận: “Đó là sáng kiến tuyệt vời, để mọi người nhìn ngắm sinh vật biển to lớn này mà không cần cầm tù chúng trong bể”.
Video đang HOT
Xiaomeisha Sea World không phải là thủy cung đầu tiên của Trung Quốc có cá mập voi robot. Trước đó, Công viên Đại dương Haichang ở Thượng Hải, nơi đã giới thiệu một robot tương tự do Tập đoàn công nghiệp và khoa học hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASIC) phát triển vào năm 2022.
Mặc dù những con robot này có giá hàng triệu nhân dân tệ, nhưng chúng lại rẻ hơn nhiều so với việc chăm sóc cá mập voi trong thủy cung, vốn có thể tốn hơn100 triệu nhân dân tệ.
Hơn thế nữa, chuyên gia tại Đại học Hải dương Trung Quốc Li Jianping cho biết, ngoài tự nhiên, cá mập voi có thể sống tới 130 năm nhưng trong bể cá, chúng không sống được quá năm năm do không gian hạn chế.
Cá mập voi robot giúp các thủy cung thúc đẩy bảo vệ động vật và giáo dục về đại dương mà không cần nhốt sinh vật biển trong bể cá. Đại diện của Công viên Đại dương Haichang ở Thượng Hải nói với SCMP rằng cá mập voi là loài được bảo vệ cấp quốc gia và việc bắt giữ chúng bị cấm.
Mặc dù một số du khách cảm thấy bị lừa, có những người lại khác hoan nghênh cá mập voi robot vì điều này phản ánh cam kết của thủy cung đối với phúc lợi động vật, miễn là việc sử dụng robot được thông báo ngay từ đầu.
Chuyên gia Li Jianping cũng bày tỏ hy vọng rằng có nhiều cải tiến công nghệ trong tương lai để khiến những con cá mập robot chuyển động giống như thật hơn.
Thủy cung Trung Quốc gây tranh cãi vì trưng bày cá mập voi robot thay vì cá thật
Một thuỷ cung ở Trung Quốc đã bị chỉ trích vì thay thế cá mập voi thật bằng phiên bản robot có kích thước bằng cá mập thật, mô phỏng cả ngoại hình và chuyển động của loài động vật biển này.
Theo trang Oddity Central (Anh), ngày 1/10, thuỷ cung Xiaomeisha Sea World ở Thâm Quyến (Trung Quốc) đã mở cửa trở lại đón khách sau 5 năm tạm dừng cải tạo. Thuỷ cung rộng 60.000 mét vuông này đã thu hút khoảng 100.000 du khách trong tuần đầu tiên. Tuy nhiên, doanh thu "khủng" đó đã bị lu mờ bởi tranh cãi về một con cá mập voi robot.
Một số phương tiện truyền thông của Trung Quốc cho hay nhiều du khách đã thất vọng khi thấy con cá mập voi robot bơi trong thủy cung mà không phải là cá mập thật, đặc biệt là Xiaomeisha Sea World không thông báo trước với du khách rằng thuỷ cung này không có cá mập thật.
"Thuỷ cung này không đủ lớn và ngay cả cá mập voi cũng là nhân tạo. Đến 3 giờ chiều, nhiều người đã yêu cầu hoàn lại tiền", một du khách phàn nàn trên mạng xã hội.
Sau cuộc tranh cãi gay gắt ngay sau khi mở cửa, Xiaomeisha Sea World giải thích rằng thuỷ cung này đã đầu tư hàng triệu nhân dân tệ vào cá mập voi robot, như một cách để lách luật bảo vệ động vật của Trung Quốc cấm buôn bán cá mập voi, hạn chế cắt vi cá mập. Thông cáo báo chí của thuỷ cung cũng chỉ ra rằng công ty không có ý định lừa đảo du khách, mà chỉ cung cấp cho họ một giải pháp thay thế tiên tiến về mặt công nghệ.
Lời giải thích chính thức của thủy cung không làm lắng dịu đi làn sóng tranh cãi. Nhiều du khách chỉ ra rằng vấn đề không phải việc thuỷ cung này lách luật cấm buôn bán cá mập voi dưới bất kỳ hình thức nào, mà là bởi họ đã quảng cáo sai sự thật. Xiaomeisha Sea World chỉ cần đơn giản thông báo với du khách rằng họ không thể trưng bày cá mập voi thật, và thay thế chúng bằng robot.
"Với mục đích bảo vệ động vật, thà họ không trưng bày con cá mập nào còn hơn là trưng bày cá mập giả", một người viết trên Weibo.
Mặc dù không rõ công ty nào đã phát triển con cá mập robot này, người ta tin rằng đây là sản phẩm của Công ty Shanyang - nơi đã công bố phát triển con cá mập voi robot đầu tiên trên thế giới vào tháng 8. Con cá robot này dài 5 mét, nặng 350 kg và có thể bơi, nổi, lặn và mở miệng giống hệt cá mập thật.
Trung Quốc trên đà vượt Mỹ trong cuộc đua đưa con người trở lại Mặt Trăng Kế hoạch đưa con người đổ bộ lên Mặt Trăng của sứ mệnh Artemis III bị trì hoãn trong khi chương trình đối thủ của Trung Quốc đang tiến triển nhanh chóng mà không gặp thất bại hoặc chậm trễ nào đáng kể. Hình ảnh chụp tại Trung tâm kiểm soát hàng không vũ trụ Bắc Kinh (BACC) ngày 2/6/2024 cho thấy tàu...