Cá mập trắng gieo rắc nỗi sợ hãi trên iOS
Game chuyển thể từ phim dành cho hệ iOS thường không gây được ấn tượng với game thủ bởi gameplay nghèo nàn và nội dung quá phụ thuộc vào phim. Bytemark Games quyết tâm chứng minh điều ngược lại với Jaws – tựa game lấy ý tưởng từ bộ phim cùng tên về loài cá mập trắng hung dữ do Steven Spielberg đạo diễn ra mắt vào những năm 70.
Siêu phẩm điện ảnh của Steven Spielberg liệu có thành công trên iOS?
Ngay từ cảm nhận đầu tiên, có thể thấy gameplay và nền đồ họa của Jaws có nhiều nét tương đồng với Harbor Havoc 3D của Backflip Studios. Trong vai cảnh sát trưởng Martin Brody, người chơi có nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn của khách du lịch tại hòn đảo du lịch Amity trước sự rình rập của lũ cá mập hung dữ dưới làn nước xanh biếc. Bên cạnh việc hướng dẫn khách du lịch bơi ra xa khỏi tầm tấn công của cá mập, người chơi còn có thể điều khiển các tàu cứu hộ bắn hạ cá mập và đưa khách du lịch vào cảng an toàn.
Một điều người chơi cần lưu ý là có nhiều kiểu khách du lịch với khả năng bơi nhanh chậm khác nhau, do đó, người chơi cần phải lập ra một kế hoạch giải cứu hợp lý cho từng màn chơi. Trong một số màn chơi, người chơi buộc phải đạt được một số điểm nhất định trong các màn chơi trước mới có thể qua màn. Yếu tố này đã làm tăng đáng kể giá trị chơi lại của Jaws khi người chơi thường xuyên phải quay lại các màn chơi đầu để kiếm đủ điểm số cần thiết cho các màn chơi cuối.
Màn cuối của trò chơi được đánh giá là điểm nhấn vô cùng quan trọng làm nên giá trị của Jaws. Trong màn cuối cùng, game sẽ được chuyển sang góc nhìn thứ nhất và chỉ còn lại duy nhất 2 nhân vật: con cá mập hung dữ và chính bạn trong cuộc chiến sinh tử một mất một còn.
Cuộc quyết đấu tay đôi ở màn chơi cuối cùng.
Video đang HOT
Ai nhanh hơn sẽ sống sót, kẻ phản ứng chậm hơn sẽ phải bỏ mạng, đó chính là bài học về quy luật sinh tồn mà Bytemark Games đã lồng ghép hết sức khéo léo vào Jaws.
Tên game: Jaws
Nhà phát hành: Bytemark Games
Nền tảng: iPhone – iPod Touch – iPad
Thể loại: Hành động
Dung lượng: 19.5 MB
Ngày phát hành: 13/08/2010
Theo gamek
Thế giới game: Truyền thống và cách tân
Bài viết này không bàn đến những thay đổi về mặt công nghệ, mà thay vào đó chúng ta sẽ tìm hiểu về sự hình thành và phát triển của một thể loại game và cách mà nó gây ảnh hưởng đến sự thành công của một tựa game.
Thể loại game đã có rất nhiều thay đổi, từ cách tân làm mới, hoặc kết hợp nhiều thể loại lại với nhau. Chính điều đó đã tạo nên một sự đa dạng đến đáng kinh ngạc cho thế giới game ngày nay.
Có thể lấy ví dụ tiêu biểu như loạt game Total War, một sự kết hợp giữa game chiến thuật thời gian thực và chiến thuật theo lượt, hay như series The Sim là một sự dung hòa thành công giữa thể loại game mô phỏng và nhập vai...
Đó thật sự là những ý tưởng phá cách thể hiện sức sáng tạo của những nhà phát triển, đem lại những trải nghiệm sâu sắc hơn cho người chơi. Có lẽ, người mê game nào cũng biết thể loại platform chính là cách chơi cổ điển nhất trong lịch sử. Nếu nói về thể loại này, không thể không nhắc đến đại diện ưu tú nhất là Series Mario - tựa game đứng đầu bảng xếp hạng 100 game hay nhất qua mọi thời đại. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi: tại sao platform lại có sức hấp dẫn đến như thế?
Hiểu ở mức độ đơn giản nhất, platform mang trong mình những yếu tố cơ bản tạo nên sức hút nơi game thủ: nhịp độ game luôn cao kết hợp cùng sự khéo léo khi điều khiển đồng thời nó cũng yêu cầu sự tập trung cao độ và nhạy bén nơi người chơi.
Ví dụ, việc điều khiển anh chàng sửa ống nước Mario nhảy từ điểm này sang điểm khác vừa tránh đối thủ vừa ăn điểm thưởng nghe có vẻ đơn giản nhưng chính sự đơn giản đó lại tạo nên sức hút rất riêng cho sản phẩm của Nintendo.
Nhìn nhận theo một cách khác, ta có thể hiểu những chướng ngại trong thể loại platform là những câu đố - loại câu đố mà bạn không thể dừng lại, suy nghĩ rồi giải quyết. Bạn cần nhanh chóng ra quyết định, có thể nói bạn cần giải đố ở tốc độ cao.
Theo thời gian những nhà phát triển dần thay đổi gameplay nhằm tạo sự đổi mới đối với người chơi. Đó là một ý tưởng tích cực nhưng thực hiện nó để đạt được thành công là không dễ.
Dẫn chứng hùng hồn nhất là tựa game Super Mario 64. Phiên bản đổi mới này đã gặp thất bại đơn giản vì nó không còn đi theo truyền thống của gia đình Mario nữa. Nghe có vẻ khó hiểu và mâu thuẫn, nhưng thể loại game chính là nền tảng mà dựa trên đó, nhà phát triển có thể tùy biến sáng tạo nên gameplay.
Tương tự, tựa game Crash Bandicoot: The Wrath of Cortex là một minh chứng cho thành công của cách chơi truyền thống trên nền platform. Nhưng phiên bản kế tiếp, Crash Bandicoot: Twinsanity, với những cách tân và đổi mới nơi nhà sản xuất, game mang nhiều yếu tố nhập vai hơn. Và kết cục của phiên bản này là một thất bại.
Trớ trêu là ngày nay, những tựa game đi lệch với truyền thống ban đầu của mình càng nhiều. Có thể kể ra đây những trò chơi như Series Splinter Cell, Series Thief, hay dòng game Metal Gear Solid đã phải thay đổi ít nhiều yếu tố đặc trưng của chính mình khi nhà phát triển buộc phải có những sáng tạo và cách tân để đổi mới cho cả dòng game đang bị đánh giá là đi vào lối mòn. Tuy nhiên, thứ mà các game thủ cảm nhận được là một thứ xa rời với cái bản ngã của dòng game mình yêu thích. Và kết quả, trò chơi được nhiều game thủ đón nhận hơn, nhưng sự hài lòng của các fan hâm mộ hoặc những người chơi "hardcore" đã bị giảm đi đáng kể.
Ví dụ, phiên bản gốc của series Resident Evil là một trò chơi kinh dị có nhịp độ chậm. Chính yếu tố quan trọng này đã tạo nên sự hồi hộp nơi người chơi. Không chỉ vậy, khi kết hợp cùng những câu đố được đặt ra xuyên suốt game, tất cả đã mang lại một cảm giác sợ hãi thật sự cho các game thủ khi thưởng thức Resident Evil. Nhưng với phiên bản thứ năm, tốc độ game nâng cao lên, câu đố ít dần. Lúc này, có thể nói Resident Evil chỉ là một game bắn súng góc nhìn thứ ba không hơn không kém. Những yếu tố kịch tính, căng thẳng đã không còn nữa.
Có lẽ, để phù hợp với yếu tố thị trường, các nhà phát triển cần đưa những tựa game có cách chơi theo xu hướng chung. Những tựa game này thường mang tính đại trà để dễ tiếp cận với số đông game thủ. Thay đổi là một điều tất yếu, đặc biệt với loại hình giải trí như game. Chắc chắn bạn không thể mãi đứng yên và hài lòng với những gì mình có. Sự đổi mới là cần thiết, nhưng thay đổi như thế nào mới là quan trọng.
Những tựa game mới sau này như Gears of War, Mass Effect giành được những thành công là nhờ việc phối hợp các ý tưởng một cách tài tình. Với các trò chơi điện tử ngày nay, thật khó để nhận định chính xác một thể loại mà game đó thể hiện. Xu hướng hiện đại là những game mang yếu tố kết hợp và pha trộn, học hỏi "kinh nghiệm" của những người đi trước và từ đó tạo nên những điểm mới lạ và nổi bật.
Nhưng đó là trường hợp của những tựa game "mới". Còn đối với những trò chơi đã sở hữu những cái gọi là bản sắc, nếu các nhà phát triển cố thay đổi thì chắc chắn chỉ chuốc lấy thất bại. Bạn nghĩ sao về nhận định này?
Theo gamek
Bắn súng trong môi trường vô trọng lực với Inversion Sắp tới đây, game thủ yêu thích những pha hành động bắn súng lại được "khóc trong sung sướng" khi chiêm ngưỡng những gì mà tựa game mới của hãng Namco Bandai mang lại. Dự án mới mang tên Inversion này được thực hiện bởi "cha đẻ" của Timeshift, hãng Saber Interactive. Tại GamesCom 2010 vừa qua, bản demo đầu tiên được công...