“Cá mập hổ”: Tiêm kích từng suýt thay thế huyền thoại F-16
Với nhiều người, F-16 là biểu tượng quân sự đầy tự hào của nước Mỹ. Thế nhưng, đã từng có thời điểm, “Chim ưng chiến” suýt bị “Cá mập hổ” F-20 thay thế.
F-20 Tigershark (Cá mập hổ) là mẫu máy bay tiêm kích được hãng Northrop Grumman bắt đầu chế tạo vào năm 1975 bằng kinh phí riêng, nhằm chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu máy bay chiến đấu đang nở rộ vào giai đoạn đỉnh điểm của Chiến tranh Lạnh.
Cụ thể khi ấy, máy bay F-5E/F Tiger II mà các đồng minh của Mỹ sử dụng đang trở nên lỗi thời trước MiG-23 Flogger của Liên Xô. Trong tình thế Mỹ không chịu xuất khẩu F-15 và F-16 cho bất kỳ nước nào (ngoại trừ Israel), F-20 trở thành 1 lựa chọn thay thế hoàn hảo.
“Cá mập hổ” F-20
So với F-5E, mẫu F-20 nhanh hơn, có khả năng không chiến ngoài tầm nhìn hiệu quả, không kích các mục tiêu mặt đất bằng hệ thống vũ khí chính xác cao.
F-20 có chiều dài 14,4 m, sải cánh 8,53 m, cao 4,2 m, trọng lượng rỗng 5,96 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa hơn 7 tấn, vận tốc tối đa đạt Mach 2 (68m/s), trần bay cao nhất 16 km.
Về vũ khí, F-20 được gắn 5 giá treo trên cánh và thân, có khả năng mang 3,6 tấn bom, tên lửa, rocket. Vũ khí đối không của máy bay gồm nhiều tên lửa AIM-9, AIM-7 Sparrow, hai pháo tự động M39 20mm với cơ số đạn 280 viên. Khi tấn công mục tiêu mặt đất, F-20 sử dụng tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, hai ống phóng rocket CRV-7 hoặc LAU-10 với 4 rocket 127 mm và các loại bom thường Mk80, bom chùm CBU.
Video đang HOT
Một điểm mạnh khác của F-20 so với những đối thủ cạnh tranh là khả năng đối phó nhanh với các tình huống khẩn cấp. Trong một đợt diễn tập thử nghiệm vào năm 1980, F-20 chỉ mất 2 phút 30 giây để đạt độ cao 12 km, sẵn sàng đối đầu với các mối đe dọa xâm nhập không phận. Ngoài ra, máy bay còn rất rẻ và dễ bảo dưỡng. Được biết, nguyên mẫu thứ 4 của F-20 còn được thiết kế để mang theo nhiều nhiên liệu hơn cũng như bổ sung khả năng dùng bình nhiên liệu rời.
Tùy không hề thua kém là mấy, F-20 cũng không thể thay thế được huyền thoại F-16
Tuy nhiên, “Cá mập hổ” đã không gặp may mắn. Vào năm 1982, Tổng thống Ronald Reagan đã quyết định nới lỏng những hạn chế cung cấp mẫu tiêm kích F-16 Fighting Falcon nổi tiếng cho các nước đồng minh. Không chỉ có vậy, đến năm 1986, Bộ Quốc phòng Mỹ cũng không đặt hàng F-20 mà lại sử dụng F-16 để trang bị cho lực lượng không quân. Quyết định này cùng với việc nới lỏng xuất khẩu đã tác động đáng kể đến những quốc gia đang xem xét, lựa chọn mua F-20.
Sau 6 năm không bán được chiếc nào, đến năm 1988, hãng Northrop chính thức cho ngừng chương trình F-20 trị giá hơn 1,2 tỷ USD.
Theo Danviet
F-16: Di sản vĩ đại của quân đội Mỹ
Với nhiều người Mỹ, F-16 Fighting Falcon là biểu tượng cho sức mạnh trên không của quân đội Mỹ. Biên chế lần đầu vào năm 1976, cho tới nay đã có 4.500 chiếc F-16 được sản xuất, đóng 1 vai trò lớn không chỉ trong không quân xứ cờ hoa mà còn nhiều quốc gia khác.
F-16 đã được sử dụng tại những chiến trường nào
Tiêm kích F-16 Fighting Falcon
Không quân Mỹ đã sử dụng F-16 trong Chiến dịch Bão táp Sa Mạc năm 1991 và tại Balkans những năm sau đó. Ngoài ra, những chiếc Fighting Falcon còn phục vụ nước Mỹ trong các cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq trong giai đoạn 2001-2003. Ở nước ngoài, F-16 còn từng tung hoành trên bầu trời Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ và Libya.
Hiện tại, nhiều nhánh của quân đội Mỹ vẫn sử dụng F-16 trong bối cảnh việc sản xuất F-35 đang gặp nhiều vấn đề. Do đó rất có thể "lão làng" này sẽ được trang bị các gói nâng cấp để kéo dài thời gian phục vụ.
F-16 với "Ngày định mệnh" 11.9.2001
Cuộc tấn công khủng bố nhằm vào Tòa tháp đôi Thương mại tại New York đã khiến khoảng 3.000 người Mỹ thiệt mạng và là 1 sự kiện có tính bước ngoặt, tác động và thay đổi rất nhiều tới tình hình chính trị thế giới - đó là điều mà ai cũng biết. Thế nhưng, một câu chuyện ít ai biết tới về sự kiện này lại liên quan tới phi cơ F-16.
Vào buổi sáng 11.9.2001, trung úy Heather Penny - một trong những nữ phi công chiến đấu đầu tiên của quân đội Mỹ - nhận lệnh cất cánh khi mà Boeing 757-222 của hãng United Airlines (chiếc máy bay thứ 4 trong cuộc tấn công đã đâm xuống Shanksville) đang bay tới thủ đô Washington. Nhiệm vụ của cô rất nặng nề: bắn hạ chiếc máy bay chở khách này bằng mọi biện pháp có thể. Tuy nhiên, chiếc F-16 mà cô đang điều khiển chỉ có đạn luyện tập từ nhiệm vụ huấn luyện trước đó. Ngay khi máy bay cất cánh, Heather biết rõ chỉ có 1 cách để thực hiện việc này: cho máy bay của mình đâm thẳng vào chiếc Boeing đang chở 44 người (bao gồm 4 tên không tặc).
Phi công Heather "Lucky" Penney. Ảnh: Washington Post.
Phải 1 thập kỷ sau, Heather, giờ đã là thiếu tá, mới dám chia sẻ về "nhiệm vụ tự sát" mà cô suýt phải thực hiện. Ngày ấy, theo kế hoạch, cô sẽ lái máy bay đâm vào phần đuôi còn người sĩ quan chỉ huy của Heather sẽ đâm vào phần buồng lái. Lúc ấy, cô cũng đã chuẩn bị tinh thần hi sinh cùng chiếc F-16 bởi nếu thoát hiểm trước khi va chạm, có khả năng máy bay sẽ đâm trượt và không ngăn chặn được mục tiêu.
Thế nhưng, cuối cùng Heather và đồng đội đã không cần phải thực hiện sứ mệnh "cảm tử" ấy. Các hành khách trên chiếc Boeing 757-222 đã kháng cự đến cùng với nhóm không tặc, khiến máy bay bị rơi trên đường đến mục tiêu định sẵn. Trong ngày hôm ấy, 2 chiếc F-16 chỉ thực hiện công việc dọn dẹp bầu trời và hộ tống chiếc Không Lực 1 của tổng thống quay về Nhà Trắng.
Nơi mà chiếc máy bay Boeing 757-222 của hãng United Airlines đã rơi xuống
Di sản của F-16
Sau ngày định mệnh 11.9.2001, các phi công F-16 hiện tại không còn phải đứng trước "lựa chọn cảm tử" giống như trung úy Heather Penney nữa.
Hiện tại, luôn có 2 máy bay F-16 được vũ trang đầy đủ sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ. Không chỉ có vậy, các phi công cũng thường trực tại các vị trí gần đó và có thể cất cánh gần như lập tức để bảo vệ thủ đô Washington.
Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng Mỹ, F-16 sẽ dần được thay thế bởi F-22 và F-35. Tuy nhiên, cả 2 loại máy bay này đang gặp phải nhiều vấn đề kỹ thuật, khiến việc thay thế hoàn toàn F-16 sẽ rất tốn kém. Ngoài ra, vẫn chưa nhiều quốc gia có công nghệ sánh được với F-22, khiến cho F-16 sẽ vẫn hữu dụng trong rất nhiều năm tới.
Theo Danviet
Mỹ trang bị trí thông minh nhân tạo cho tiêm kích F-16 Lầu Năm Góc muốn trang bị công nghệ AI cho tiêm kích F-16 nhằm phát hiện sớm các lỗi kỹ thuật giúp giảm thiểu thiệt hại và nâng cao hiệu suất chiến đấu. F-16 Fighting Falcon là một trong những chiến đấu cơ lừng danh của Không quân Mỹ. F-16 cùng với F-15 đã chứng minh hiệu suất chiến đấu ưu việt trong...