Ca mắc mới vượt mốc 4.000, Sơn La cấp tốc kiểm soát dịch
Số F0 tại Sơn La đang tăng cao những ngày gần đây. Tỉnh này yêu cầu phải thường xuyên cập nhật, đánh giá, công bố cấp độ dịch để kịp thời áp dụng các biện pháp y tế, nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh.
Theo thống kê của Sở Y tế Sơn La, đến sáng 4/3, toàn tỉnh đã ghi nhận 4.182 trường hợp có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Tính riêng 4 ngày đầu tháng 3, số F0 được ghi nhận đã hơn 14.600 trường hợp.
Hiện do số F0 tăng mạnh ở nhiều khu vực trong khi lực lượng y tế còn mỏng, nên tại một số địa phương xuất hiện tình trạng quá tải khiến nhiều người mắc COVID-19 không liên hệ được với cơ sở y tế, không được quản lý kịp thời… Cùng với đó, hiện đội ngũ cán bộ y tế đã ghi nhận 790 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Trước tình hình trên, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Sơn La đã chỉ đạo các cấp, ngành, các địa phương tăng cường hơn nữa các giải pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch.
Sơn La tăng cường các biện pháp phòng chống dịch khi F0 liên tục tăng cao.
Tại cuộc họp ngày 3/3, ông Nguyễn Hữu Đông, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Sơn La đã yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành thường xuyên cập nhật, đánh giá, công bố cấp độ dịch.
Đây được xem là cơ sở để cơ quan chức năng kịp thời áp dụng các biện pháp y tế, biện pháp hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, du lịch, đi lại của người dân đảm bảo khoa học, thống nhất trong công tác phòng, chống dịch gắn với thực hiện tốt việc khôi phục, phát triển kinh tế – xã hội; tăng cường tuyên truyền để cán bộ, đảng viên và người dân nâng cao ý thức về công tác phòng, chống dịch COVID-19; Triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 “thần tốc hơn nữa”, đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả…
Cùng với đó, ngành y tế tỉnh cần thực hiện nghiêm việc phân luồng, phân tuyến và tổ chức thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 hiệu quả ở các tuyến; chú trọng phân tầng điều trị; phân bổ kịp thời, phù hợp nguồn thuốc điều trị cho các cơ sở thu dung, điều trị bệnh nhân COVID-19 và tại nhà, nhằm giảm tối đa các trường hợp tử vong…
Trong khi đó, Sở Y tế cho biết, để khắc phục tình trạng người dân, hoặc người mắc COVID-19 không liên hệ được với cơ sở y tế do đội ngũ y tế ở cơ sở mỏng, cấp ủy, chính quyền các địa phương ở Sơn La hiện cũng đã, đang thành lập các tổ tư vấn hỗ trợ, tổ chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại cộng đồng.
Cùng với việc tăng cường biện pháp phòng chống dịch, thời gian tới Sơn La sẽ đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi tăng cường, đây được xem là biện pháp cấp bách và hiệu quả trong tình trạng bình thường mới. Hiện, tỷ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm mũi 2 mới đạt khoảng 93%, mũi 3 hơn 20%.
Video đang HOT
Nuôi bò "khổng lồ" nông dân U60 Sơn La bán con nào lãi con đấy
Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi, mạnh dạn chuyển hướng sang nuôi bò 3B, bà Lò Thị Hạnh, bản Bó Phương (xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, Sơn La) lãi đậm
Mạnh dạn nuôi bò 3B
Được Hội Nông dân huyện Yên Châu (Sơn La) giới thiệu, sau hơn 1 giờ đi xe máy vượt qua những cung đường đèo dốc của xã Yên Sơn, chúng tôi đến bản Bó Phương, lúc này cũng tầm khoảng 10 giờ trưa.
Trồng thứ cây thẳng đứng, cao vun vút, trước không ai để ý, nay ngờ đâu cả làng ở Lào Cai lại giàu
Bản Bó Phương những ngày này, chỉ còn người già và trẻ nhỏ ở nhà, người lớn đều đã ở trên nương dọn cỏ, làm đất chuẩn bị cho vụ sản xuất mới.
Nơi đây người dân chủ yếu trồng ngô, trồng sắn và những cây trên nương khác, quanh năm "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Vất vả là vậy nhưng thu nhập không được bao nhiêu. Không kể người nông dân thường xuyên gặp phải cảnh "được mùa mất giá, được giá mất mùa".
Mặc dù năm nay bà Hạnh đã ngoài 60 tuổi, nhưng với ý chí làm giàu bà Hạnh đã lựa chọn cho mình một hướng đi riêng đó là phát triển nuôi bò 3B vỗ béo, theo hướng nhốt chuồng
Chúng tôi gặp bà Hạnh lúc bà đang băm ngọn mía để ủ thức ăn cho đàn bò của gia đình vào những ngày mưa rét không cắt cỏ được. Chúng tôi được tận mắt nhìn đàn bò trong giai đoạn vỗ béo, con nào con nấy đều béo chắc.
Bà Lò Thị Hạnh, bản Bó Phương (xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, Sơn La) bổ xung thức ăn tươi cho đàn bò của gia đình. Ảnh: Văn Ngọc
Bà Hạnh vừa chia sẻ: Trước kia, gia đình tôi sinh sống chủ yếu bằng việc trồng ngô, trồng sắn. Nhưng do cây trồng trên nương không hiệu quả, trong khi chăn nuôi lợn lại lúc được lúc mất do dịch bệnh và giá lợn hơi thất thường. Do vậy, thu nhập kinh tế của gia đình tôi hạn hẹp, điều kiện gia đình gặp nhiều khó khăn.
Nhận thấy đất đai rộng lớn, thuận lợi cho việc trồng cỏ phục vụ chăn nuôi cùng với lá mía của người dân thu hoạch sau mỗi vụ vứt thừa thãi, hoang phí. Bằng nguồn vốn của gia đình, cộng với số tiền vay từ họ hàng, bà Hạnh đã đầu tư xây dựng chuồng trại phát triển chăn nuôi bò vỗ béo bằng cách nuôi nhốt chuồng.
Bò giống 3B nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật có thể đạt trọng lượng đến trên 1 tấn/con. Ảnh: Văn Ngọc
"Gia đình tôi nuôi bò 3B vỗ béo theo hình thức nhốt chuồng này đã được 3 năm. Hiện tại, trang trại này có 12 con bò, mỗi con ăn khoảng 50-60 kg cỏ/ngày. Để chủ động nguồn thức ăn hàng ngày cho đàn bò, tôi trồng thêm 0.7 ha cỏ voi và tích thêm rơm rạ, ủ cây ngô, ngọn mía trong kho làm thức ăn dự trữ. Vì vậy nguồn thức ăn cho đàn bò luôn được bảo đảm, không lo thiếu, kể cả trong suốt mùa đông lạnh giá", bà Hạnh nói.
Nuôi bò 3B cho lãi cao
Cách nuôi bò vỗ béo của gia bà Hạnh cũng khác với nhiều hộ dân. Bà không chọn các giống bò ta, bò bản địa, bà Hạnh chọn giống bò 3B để vỗ béo.
Bà Hạnh, chia sẻ: Bò 3B là giống bò lai máu ngoại. Bò 3B có trọng lượng lớn, cao to lực lưỡng. Có những con bò 3B khi trưởng thành có thể đạt trọng lượng lên đến 900 kg; thậm chí nếu là bò đực thì có thể đạt hơn 1 tấn. Giống bò 3B là rất dễ nuôi, ít mắc bệnh, ít tốn công chăm sóc.
Ngoài ra, giá bò 3B ổn định, trung bình từ lúc vỗ béo đến lúc bán, người nuôi có thể lãi từ 1,5 - 1,8 triệu đồng/con/tháng. Tôi thường mua bò 3B được khoảng 6 tháng tuổi về vỗ béo, đến khi bò được khoảng 12 - 15 tháng là xuất bán.
Cũng theo bà Hạnh khó khăn lớn nhất khi nuôi bò 3B là nguồn vốn ban đầu bỏ ra tương đối lớn. Một con bò 3B giống có giá trị từ 24 - 26 triệu đồng. Tuy nhiên, nếu chăm sóc đúng cách lại có thể thu hồi vốn rất nhanh.
Bà Hạnh chia sẻ thêm, thức ăn của bò 3B chủ yếu là cỏ và cám, lượng thức ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn phát triển của bò. Thông thường, chế độ ăn uống của bò mấy tháng đầu nên cho ăn bình thường, đến khoảng 3 tháng trước khi xuất bán mới bắt đầu vỗ béo. Khi đó sẽ cho bò ăn nhiều hơn với trọng lượng 3kg cám/ngày.
Để chủ động nguồn thức ăn cho bò, nhất là vào mùa đông, bà Hạnh ủ cỏ, cây ngô non, ngọn mía bằng muối, giúp cỏ có thể tích trữ từ 8 - 12 tháng. Ngoài thức ăn thô là cỏ, bà Hạnh còn tận dụng bã bia, bỗng rượu cho bò ăn. Như vậy, bò 3B sẽ phát triển rất nhanh, mỗi con bò có thể tăng từ 25 - 30kg/tháng nếu được chăm sóc tốt.
Bà Lò Thị Hạnh, bản Bó Phương (xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, Sơn La) chủ động ủ cây ngô non để làm thức ăn dự trữ cho đàn bò những ngày mưa rét. Ảnh: Văn Ngọc
Đặc biệt, theo bà Hạnh là nuôi giống bò khổng lồ phải tuân thủ nghiêm việc tiêm ngừa vaccine phòng bệnh định kỳ theo khuyến cáo ngành chuyên môn địa phương.
Bà Hạnh mua bò 3B khoảng 6 tháng tuổi về vỗ béo, đến khi bò được khoảng 12 - 15 tháng là xuất bán. Ảnh: Văn Ngọc
Với kỹ thuật nuôi bò vỗ béo bài bản, khoa học nên đàn bò của bà Hạnh lớn nhanh, cho năng suất thịt cao và bán được giá. Đã có những con bán với giá trên 70 triệu đồng.
"Năm vừa rồi gia đình tôi bán được 8 con, bình quân mỗi con bán được từ 55- 70 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, gia đình tôi thu lãi gần 200 triệu đồng", bà Hạnh nói
Hiện nay, mong muốn nhất của Hạnh là có đủ đất, đủ vốn để xây dựng một trang trại chăn nuôi đủ lớn; có thể xử lý được lượng chất thải từ chăn nuôi mỗi ngày và tận dụng nguồn phụ phẩm làm phân bón. Hiện, toàn bộ chất thải chăn nuôi, gia đình bà tận dụng làm phân bón cho cây trồng.
Mô hình nuôi bò 3B vỗ béo của gia đình bà Lò Thị Hạnh đang được nhiều hộ chăn nuôi ở xã Yên Sơn áp dụng và học tập. ây cũng là hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi trâu, bò của huyện Yên Châu (Sơn La), đem lại hiệu quả cao cho nông dân.
Trong thời gian tới, để phát triển đàn trâu, bò bền vững và ổn định hơn, ngành nông nghiệp huyện Yên Châu (Sơn La) kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cùng liên kết với người nuôi để cấp con giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm cho nông dân. Từ đó thúc đẩy phát triển chăn nuôi trâu, bò ở huyện một cách bền vững, góp phần xóa đói, giảm nghèo hướng đến xây dựng huyện nông thôn mới
Thứ cây chát xít mọc trên các triền đồi miền cổ tích Tà Xùa ở Sơn La ngờ đâu thành đặc sản thơm khắp bản Nhờ tích cực học hỏi kinh nghiệm sao chè từ bà con trong bản chị Giàng Thị Khua, dân tộc Mông, bản Chung Trinh, xã Tà Xùa (huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La) đã và đang thành công với bí quyết sao chè Shan Tuyết, đây loại chè mang đặc trưng, hương vị riêng của vùng cao Tây Bắc. Chúng tôi đến thăm...