Ca mắc Covid-19 ở Quảng Ngãi bán hàng ở công viên, tiếp xúc gần bệnh nhân 517
Sáng 2/8, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi thông báo bệnh nhân 590 ở Quảng Ngãi đã tiếp xúc gần bệnh nhân 517.
Bệnh nhân 590 là nam, 40 tuổi, cư trú Tổ 2, phường Lê Hồng Phong, TP Quảng Ngãi, hành nghề buôn bán gấu bông tại công viên Ba Tơ.
14h30 ngày 22/7/2020, người này cùng vợ đi bằng xe máy ra TP Đà Nẵng để thăm người thân là bệnh nhân (sau đó đã được Bộ Y tế công bố ca 517 mắc Covid -19) điều trị tại BV Đà Nẵng tại phòng 718, tầng 7- khoa Nội thần kinh- Huyết học.
Bệnh nhân 590 được tiếp tục điều trị tại cơ sở 2 – trung tâm y tế Bình Sơn
Lực lượng chức năng phun thuốc sát khuẩn tại khu vực nhà bệnh nhân 517
Đến 16h cùng ngày, hai vợ chồng bệnh nhân quay trở về Quảng Ngãi.
Sau khi về lại Quảng Ngãi, bệnh nhân tiếp tục buôn bán Gấu bông tại công viên Ba Tơ (TP Quảng Ngãi), thời gian từ 11h sáng đến 21h tối hàng ngày. Ngoài thời gian trên, bệnh nhân về nhà, chỉ tiếp xúc với gia đình.
Qua giám sát, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Quảng Ngãi đã cách ly tập trung người này tại khu cách ly y tế tập trung trường ĐH Phạm Văn Đồng và lấy mẫu gửi Viện Pasteur Nha Trang. Lúc 22h ngày 1/8 kết quả xét nghiệm ghi nhận bệnh nhân 590 dương tính SARS-CoV-2.
Hiện tại, bệnh nhân được chuyển ra cơ sở 2 – Trung tâm y tế Bình Sơn để điều trị.
Ngành chức năng tỉnh Quảng Ngãi thông báo những ai đã từng tiếp xúc với ca bệnh 590 kể từ ngày 22/7 đến nay nhanh chóng đến các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn khai báo y tế để được tư vấn phòng dịch.
Video đang HOT
Quảng Nam tìm người dự tiệc cưới cùng bệnh nhân 507
Sáng nay, ông Nguyễn Xuân Hà, Phó Chủ tịch UBND thị xã Điện Bàn (Quảng Nam) cho biết, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thị xã này vừa phát thông báo khẩn tìm người đến dự đám cưới khẩn trương liên hệ với trạm y tế để được hỗ trợ.
Theo thông tin dịch tễ của bệnh nhân số 507, thường trú tại đường Phan Huy Ích, (phường An Hải Nam, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) có đến nhà hàng Happy Palace tại Khu phố mới (phường Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn) dự đám cưới ngày 26/7.
Vì vậy, Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 thị xã Điện Bàn thông báo khẩn cho những ai đã từng đến dự đám cưới tại nhà hàng Happy Palace ngày 26/7, khẩn trương liên hệ với Trạm y tế gần nhất để khai báo y tế và được hỗ trợ.
Trước đó, ngày 1/8, BCĐ phòng chống dịch Covid-19 TP Đà Nẵng có thông báo bệnh nhân 507 (nam, SN 1963, đường Phan Huy Ích, phường An hải Tây, nhân viên Vinaphone), là bệnh nhân chạy thận tại BV Đà Nẵng.
Cụ thể, từ ngày 14/5 đến 17/7, bênh nhân điều trị tại Khoa Nội thận – Tiết niệu, sau đó xuất viện.
Ngày 20/7, BN vào BV Đà Nẵng để chạy thận, sau đó về nhà.
Từ ngày 20 đến 25/7 bệnh nhân ở nhà, không đi đâu.
Ngày 26/7, BN đi đám cưới nhà hàng Happy Palace ở khu phố mới (phường Vĩnh Điện) bằng xe riêng. Trong ngày có thăm chị ruột ở đường Nguyễn Hiền (quận Sơn Trà).
Ngày 27/7, ông được đưa vào khu cách ly tập trung và được lấy mẫu. Hiện tại không ho, không sốt, tiếp xúc tốt.
Tỉnh Quảng Nam đã có 25 trường hợp mắc Covid-19. Trong đó, tại thị xã Điện Bàn có 10 ca mắc Covid-19.
Trong số 17 người vừa công bố lịch trình thì bệnh nhân 544 từng đi đám cưới tại nhà hàng ForYou và ngồi ….
Cách cài đặt Bluezone giúp cảnh báo người nghi nhiễm Covid-19
Bộ TT&TT và Bộ Y tế vừa thống nhất triển khai trên phạm vi toàn quốc ứng dụng Bluezone để phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ứng dụng này giúp cảnh báo sớm cho người dùng nếu chẳng may từng tiếp xúc với những người bị nhiễm Covid-19.
Để nhận được các cảnh báo từ Bluezone, việc đầu tiên cần làm là tải về và cài đặt ứng dụng này.
Link tải Bluezone trên Android
https://play.google.com/store/apps/details?id=com.mic.bluezone
Link tải Bluezone trên iOS
https://apps.apple.com/vn/app/bluezone/id1508062685
Sau khi cài đặt, người dùng cần cấp quyền cho ứng dụng Bluezone truy cập vào bộ nhớ và kết nối Bluetooth để nhận được cảnh báo từ ứng dụng.
Chuyên gia chống dịch: 'Covid-19 bùng phát không phải do Đà Nẵng chủ quan'
Các bệnh nhân Covid-19 tại Đà Nẵng không về từ vùng dịch hoặc tiếp xúc bệnh nhân, nên rất khó kiểm soát, chứ không phải thành phố chủ quan, chuyên gia chống dịch nói.
Bác sĩ Nguyễn Hồng Hà, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Phó chủ tịch hội Truyền nhiễm Việt Nam, nhận định như trên, sau 15 ca nhiễm mới trong đó 14 ca ở Đà Nẵng và một ca Quảng Ngãi có liên quan.
Bác sĩ Hà, từng chỉ huy chống dịch SARS, cho rằng trên thực tế, các bệnh nhân có biểu hiện ho, sốt thông thường, không có yếu tố dịch tễ. Như vậy, khi bệnh nhân đến viện khám, bác sĩ không thể tự nhiên lấy mẫu bệnh phẩm mang đi xét nghiệm, nhất là trong bối cảnh Việt Nam 99 ngày không ghi nhận lây nhiễm trong cộng đồng. Chỉ khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm phổi, thì mới được lấy mẫu xét nghiệm nCoV.
Theo ông, chỉ cần bệnh nhân có yếu tố dịch tễ, dù không có triệu chứng cũng sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm nCoV.
"Tuy nhiên, các bệnh nhân không có yếu tố dịch tễ là điều rất khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Điều này không thể nói là do nhà chức trách chủ quan, lơ là chống dịch", bác sĩ nói.
Bác sĩ Hà phân tích, triệu chứng của Covid-19 có biểu hiện ban đầu rất nhẹ: sốt nhẹ, hoặc chỉ ho, hoặc không có triệu chứng. Cộng thêm việc không biết nguồn lây, bệnh nhân thường ở nhà, không đi khám. Khi triệu chứng diễn tiến nặng lên, đến viện khám, lúc này đã ủ bệnh hàng tuần rồi. Kết quả chụp chiếu phát hiện viêm phổi, bệnh nhân mới được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19.
Khoảng thời gian đó đến khi nhận kết quả dương tính nCoV thì bệnh nhân có nguy cơ trở nặng, biến chứng suy hô hấp rất nhanh. Đặc biệt ở người già và những người có bệnh nền diễn biến nặng hơn, bệnh nhân dễ bị viêm phổi hơn, khả năng phục hồi lâu hơn.
Diễn tiến này thể hiện rất rõ ở "bệnh nhân 416" và "bệnh nhân 418". Ngày 25/7, chỉ vài ngày sau khi xét nghiệm dương tính, "bệnh nhân 416" phải can thiệp ECMO, lọc máu. "Bệnh nhân 418" với chẩn đoán theo dõi lao phổi bội nhiễm trên nền bệnh đái tháo đường type 2, tăng huyết áp bị biến chứng suy hô hấp, suy tim, tổn thương thận cấp, thở máy. Cả hai được ghi nhận là lây nhiễm cộng đồng, tuy nhiên hiện chưa rõ nguồn lây nhiễm cho họ.
Nhân viên trung tâm y tế quận Liên Chiểu lấy mẫu bệnh phẩm người tiếp xúc bệnh nhân, xét nghiệm sàng lọc sáng 25/7. Ảnh: Đắc Thành.
"Nguy cơ làn sóng thứ hai bùng phát trên cả nước là điều rõ ràng có thể nhìn thấy", bác sĩ Hà nhận định. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo tất cả mọi người phải cảnh giác. Một mặt, địa phương phát hiện những ca mới, tăng cường xét nghiệm trên diện rộng. Một mặt, áp dụng các biện pháp ngăn chặn, nơi nào nguy cơ cao phải thực hiện giãn cách xã hội.
Bác sĩ Hà khẳng định với các ca lây nhiễm cộng đồng, "không thể tìm được nguồn lây F0". Do đó mỗi người cần phải tự cách ly bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài, trang bị lọ nước rửa tay và vệ sinh sạch sẽ theo khuyến cáo phòng chống dịch.
Bộ Y tế khuyến cáo, nếu nghi ngờ nhiễm nCoV hoặc tiếp xúc gần với bệnh nhân Covid-19, cần liên hệ ngay với cơ quan y tế nơi gần nhất để được tư vấn hỗ trợ. Gọi điện thoại đến số 1900988975 cung cấp số điện thoại những người đã tiếp xúc gần với mình. Thực hiện cách ly tại nhà. Khai báo y tế trực tuyến tại https://tokhaiyte.vn/ hoặc tải ứng dụng NCOVI từ địa chỉ https://ncovi.vn/ và thường xuyên cập nhật tình trạng sức khỏe.
Tìm thân nhân người đàn ông chết trong công viên ở Sài Gòn Người đàn ông nằm tử vong trên chiếc võng trong công viên ở Q.Bình Tân, trên người không có giấy tờ tùy thân nên hiện vẫn chưa tìm người nhà. Ngày 24-7, Cơ quan CSĐT Công an Q.Bình Tân, TP.HCM đang tìm kiếm thân nhân cho một người đàn ông chết chưa rõ nguyên nhân được phát hiện cách đây ít ngày. Theo...