Ca mắc Covid-19 ở Bạc Liêu đang thấp nhưng không được chủ quan
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, đề nghị Bạc Liêu cần xây dựng nhiều tình huống, lên cả phương án 1.000 giường bệnh điều trị bệnh nhân mắc Covid-19.
Chiều 22/7, một tổ công tác của Bộ Y tế do bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương dẫn đầu, đã đến kiểm tra công tác điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (thứ 2 từ phải qua) đến khảo sát khu cách ly, điều trị bệnh Covid-19 tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu vào chiều ngày 22/7.
Bác sĩ Mã Quốc Thiện, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu, cho biết bệnh viện có khu điều trị bệnh nhân Covid-19 với 39 giường. Bệnh viện đã điều trị thành công trên 50 ca bệnh, đa phần đã xuất viện. Hiện nay còn đang điều trị 8 trường hợp.
Theo bác sĩ Thiện, các ca bệnh đều được phân luồng, cách ly, điều trị theo phác đồ. Khu vực cách ly, điều trị hầu như tách biệt với các khoa khác của bệnh viện nên đảm bảo được công tác phòng, chống dịch.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu đã xây dựng phương án mở rộng khu điều trị bệnh nhân Covid-19 lên 50 giường, khu hồi sức tích cực 20 giường. Tuy nhiên, trang thiết bị y tế vẫn còn thiếu nếu phục vụ cho điều trị cho 50 giường bệnh. Do đó, bệnh viện đề xuất ngành y tế tỉnh kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ thêm.
Bác sĩ Nguyễn Minh Nghiêm, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ (phải) đề nghị tỉnh Bạc Liêu không nên chủ quan dù số ca mắc Covid-19 đang thấp so với nhiều tỉnh, thành.
Tham gia cùng đoàn công tác, bác sĩ Nguyễn Minh Nghiêm, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ đánh giá, tỉnh Bạc Liêu hiện dưới 20 ca bệnh Covid-19, thấp hơn nhiều so với các tỉnh, thành khác.
“Nhiều địa phương khác ban đầu số ca nhiễm thấp nhưng tốc độ lây lan rất nhanh nên số ca tăng chỉ trong thời gian ngắn. Do đó, Bạc Liêu không nên chủ quan”, bác sĩ Nghiêm lưu ý.
Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cũng đề nghị ngành y tế Bạc Liêu nên có kế hoạch cụ thể cho các tình huống số ca nhiễm tăng 100, 200, 300 hay cao hơn. Đặc biệt, lưu ý số ca nhiễm ngoài cộng đồng vì khả năng lây lan nhanh, nhất là các khu công nghiệp hay công ty chế biến thủy hải sản là môi trường không gian kín rất dễ lây lan dịch bệnh.
Bác sĩ Mã Quốc Thiện, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Bạc Liêu, cho rằng nếu xảy ra dịch bệnh Covid-19 trên diện rộng thì nên để bệnh nhân mắc bệnh nhẹ điều trị ở cơ sở y tế khác. Còn bệnh viện tỉnh tập trung điều trị ca nặng để đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị…
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (trái) đề nghị Bạc Liêu đưa ra nhiều tình huống để có sự chủ động trong công tác ứng phó, điều trị bệnh Covid-19.
Đánh giá công tác ứng phó dịch và điều trị ca bệnh Covid-19, bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, cho biết hiện nay nhiều địa phương đã có cả trăm, cả ngàn ca bệnh.
Với Bạc Liêu, bác sĩ Cấp đề nghị cần đặt ra nhiều tình huống như trong trường hợp số ca Covid-19 tăng cao, xây dựng phương án điều trị quy mô 1.000 giường thì cần tính toán như thế nào về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, trang thiết bị…, từ đó để có sự chủ động hơn.
Phó thủ tướng: 'Tránh tình trạng khu giãn cách chỉ chăng dây'
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nhận định những khu vực vẫn xảy ra lây nhiễm là do chưa thực hiện nghiêm.
Ông yêu cầu tránh tình trạng khu phong tỏa chỉ chăng dây hai đầu, không kiểm tra.
Sau khi kết thúc chuyến làm việc với UBND quận 10 (TP.HCM), chiều 22/7, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, cùng đoàn công tác đã làm việc với 6 tỉnh khu vực phía Nam sông Hậu (An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng) về công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Nguy cơ từ nhóm lái xe đường dài
Tại buổi làm việc, từng địa phương báo cáo về tình hình dịch bệnh, năng lực xét nghiệm, công suất cách ly, điều trị, và các đề xuất với Trung ương để cải thiện, dự trù trong phòng, chống dịch. Các địa phương đều khẳng định 4 ngày qua, người dân cơ bản thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16.
Qua nghe báo cáo của các địa phương, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn bày tỏ sự yên tâm với tình hình 6 tỉnh. Dù An Giang, Kiên Giang có số ca nhiễm trên 100 nhưng điều trong vòng kiểm soát.
Nhiều tỉnh phát hiện tài xế lái xe đường dài dương tính với SARS-CoV-2. Ảnh: Phạm Ngôn.
Một vấn đề được nhiều tỉnh nêu ra là nguy cơ lây nhiễm từ nhóm lái xe liên tỉnh đường dài vì qua rà soát, nhiều tỉnh phát hiện các trường hợp lái xe dương tính với SARS-CoV-2.
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải, chia sẻ lái xe cũng là nhóm đối tượng phải thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 16. Bộ có đề nghị không kiểm tra các xe chở hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân khi đang lưu thông trên đường. Tuy nhiên, ông lưu ý điểm đầu và điểm cuối thì vẫn phải kiểm tra. Điều kiện bắt buộc vẫn là giấy xét nghiệm âm tính với SAR-CoV-2.
Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng đề nghị các tỉnh cần tận dụng thời gian hiện nay xây dựng, củng cố lực lượng truy vết, có sự tham gia của công an để truy hết các trường hợp F1, không bỏ sót, lọt nguy cơ lây nhiễm ngoài cộng đồng.
Bộ Y tế sẽ cân đối các nguồn lực hỗ trợ địa phương về vật tư, trang thiết bị, sinh phẩm xét nghiệm. "Các tỉnh cũng cần chủ động chuẩn bị cơ sở vật chất điều trị cho bệnh nhân Covid-19 như thiết lập hệ thống oxy tập trung, trang bị máy thở oxy dòng cao (HFNC), đào tạo, tập huấn nhân viên y tế... để sẵn sàng cho tình huống có nhiều bệnh nhân, nhưng không để chuyển nặng, hạn chế tử vong", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.
Dịch lây lan rộng vì không thực hiện nghiêm
Kết luận buổi làm việc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ 3 mục tiêu khi 19 tỉnh, thành phố phía nam thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16: ngăn dịch bệnh lây nhiễm từ TP.HCM ra các tỉnh, thành phố khác và ngược lại; tạo luồng lưu thông hàng hoá thông suốt, an toàn trong vùng và mục tiêu lớn nhất là tạo "vùng hậu phương" an toàn vững chắc để hỗ trợ, chi viện cho TP.HCM.
Phó thủ tướng chia sẻ cách tiếp cận trước đây thường là từ khu vực nóng nhất ra ngoài. Nhưng hiện giờ, cách tiếp cận là từ ngoài dồn vào trong, thu hẹp vùng dịch lại.
Ông hoan nghênh các tỉnh đã thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 và nhận định tình hình cơ bản đang kiểm soát được. Đồng thời, Phó thủ tướng nhắc nhở các địa phương một số công việc cụ thể.
Thứ nhất, khi thực hiện Chỉ thị 16 phải rõ, nghiêm, chắc, hiệu quả, trên hết là phải nghiêm. Ông chia sẻ qua các nguồn tin địa phương vẫn ghi nhận có những nơi chưa nghiêm. "Nghiêm để chống dịch là một và lệnh mình phải giãn cách nghiêm thì lần sau mới không bị lờn", ông nói.
Phó thủ tướng dẫn chứng nghiêm tức là phải kiểm soát tất cả người từ địa phương khác về tỉnh mình, đúng phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người". Nơi nào cơ sở không nắm được người từ địa phương khác về, hoặc về nhưng không chủ động khai báo, thì phải xử lý nghiêm. Người trong gia đình, chính quyền cơ sở đều phải làm rõ trách nhiệm.
Phó thủ tướng lưu ý trong khu phong tỏa thì phải đặc biệt nghiêm. Phó thủ tướng nhắc nhở tuyệt đối tránh tình trạng một khu giãn cách chỉ chăng dây gác hai đầu, còn bên trong không kiểm tra được. "Tất cả mọi nơi mà để dịch lây lan rộng trong một mức nào đấy là vì không thực hiện nghiêm. Đó là một trong những nguyên nhân chính", ông nhận định.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam được Chính phủ phân công hỗ trợ phía nam chống dịch. Ảnh: VGP/Đình Nam.
Ông Vũ Đức Đam chia sẻ mục tiêu trong thời gian thực hiện Chỉ thị 16 không chỉ là hình thành vùng an toàn bền vững, mà nếu cần thiết thì sau này, lực lượng ở vùng an toàn có thể đi giúp các địa phương khác.
"Trước nay, cơ bản là TP.HCM giúp chúng ta thôi. Bây giờ phải sẵn sàng phấn đấu làm nhanh nhất có thể để giúp ngược lại", Phó thủ tướng nói.
Ông nhắc nhở các địa phương trong 15 ngày thực hiện Chỉ thị 16 phải triển khai đồng bộ, vận hành tối đa công suất, năng lực của máy xét nghiệm cũng như đội ngũ lấy mẫu. Các địa phương không lạm dụng xét nghiệm kháng nguyên nhanh mà nên tập làm xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp. Mục tiêu là tăng tốt tối đa, "quét" thật nhanh để có thể chi viện trong trường hợp dịch tại TP.HCM kéo dài.
Về thu dung, điều trị F0, ông Vũ Đức Đam lưu ý: "Bản thân F0 chưa phải là bệnh nhân mà là người bị nhiễm virus. Trong 10 người bị nhiễm thì trung bình khoảng 2 người có triệu chứng".
Ông lưu ý F0 khi được thu dung chưa có triệu chứng nhưng có thể chuyển biến rất nhanh nên phải theo dõi sát. Ngoài ra, ông cho biết đã chỉ đạo TP.HCM cho F0 sử dụng thuốc Đông y theo hướng dẫn, phác độ của Bộ Y tế.
Đặc biệt, ông lưu ý người có triệu chứng thì điều quan trọng nhất là có oxy, nếu không sẽ chuyển nặng rất nhanh. Ông cho biết Bộ Y tế sẽ tăng cường máy thở oxy dòng cao (HFNC) và cho biết nếu người bệnh được thở máy này, nguy cơ chuyển nặng lên thở máy thở sẽ giảm đáng kể. Còn nếu phải thở máy thở xâm lấn hay chạy ECMO thì đã nguy kịch.
Cuối cùng, Phó thủ tướng nhấn mạnh các địa phương phải giữ chặt bệnh viện, đồng thời, phát động người dân nếu có triệu chứng ho, sốt thì đi xét nghiệm ngay.
Người dân TP.HCM ngồi theo hàng, chờ tiêm vaccine .Tại nhà thi đấu Lãnh Binh Thăng (quận 11), người dân ngồi theo hàng, chờ đến lượt được tiêm vaccine ngừa Covid-19.
Nhanh chóng dập dịch, sẵn sàng chi viện cho TPHCM Các tỉnh phía Nam sông Hậu cần tiếp tục tăng tốc làm sạch địa bàn, dập dứt điểm, sẵn sàng chi viện cho các địa phương khác theo điều phối của Bộ Y tế khi cần thiết. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu các tỉnh phía Nam sông Hậu cần tiếp tục tăng tốc làm sạch địa bàn, dập dứt điểm,...