Ca mắc COVID-19 gia tăng, Ấn Độ hủy sự kiện hành hương của tín đồ Hindu
Ngày 22/7, Ấn Độ đã lần đầu tiên hủy sự kiện hành hương Amarnath Yatra của tín đồ Hindu đến một hang động linh thiêng trên dãy núi tuyết tại khu vực Kashmir tranh chấp với Pakistan, trong bối cảnh số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này tiếp tục tăng.
Người dân đeo khẩu trang nhằm phòng ngừa sự lây lan của dịch COVID-19 tại bang Bangalore, Ấn Độ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Trong 24 giờ qua, Ấn Độ đã ghi nhận thêm 37.724 ca nhiễm mới, nâng tổng lên gần 1,2 triệu ca, chỉ xếp sau Mỹ và Brazil. Tổng số ca tử vong tại Ấn Độ hiện là 28.781 ca. Ban tổ chức sự kiện Amarnath Yatra lo ngại rằng sự kiện hành hương sẽ khiến tình hình dịch bệnh nghiêm trọng hơn.
Ngày 12/7 vừa qua, Ấn Độ đã tái áp đặt lệnh phong tỏa tại khu vực Kashmir, sau khi số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 tăng mạnh. Các cửa hàng và doanh nghiệp phải đóng cửa, phần lớn các con đường của thành phố Srinagar đều được phong tỏa và người dân không được phép rời khỏi nhà.
Hang Amarnath tại khu vực Kashmir có một cột măng đá được xem là biểu tượng của thần Shiva trong đạo Hindu. Đây là đầu tiên hoạt động hành hương tới đây bị hủy kể từ khi hang động này được khám phá vào thế kỷ 19.
Video đang HOT
Tại Indonesia, Bộ Y tế thông báo nước này đã ghi nhận thêm 139 ca tử vong do COVID-19, mức tăng trong ngày cao nhất và nâng tổng số ca tử vong tại đây lên 4.459 ca. Số ca nhiễm đã tăng thêm 1.882 ca lên 91.751 ca, đây là số ca mắc COVID-19 cao nhất tại khu vực Đông Á.
Tại Philippines, số ca nhiễm tại nước này đã tăng thêm 1.594 ca lên 72.269 ca. Số ca tử vong đã tăng thêm 6 ca lên 1.843 ca.
Thủ đô Manila, nơi sinh sống của gần 15 triệu dân, vẫn là tâm dịch của Philippines với 971 ca nhiễm mới trong ngày 22/7. Người phát ngôn Phủ Tổng thống Philippines Harry Roque cảnh báo sẽ tái áp đặt biện pháp cách ly nghiêm ngặt hơn ở Manila nếu số ca nhiễm tiếp tục tăng.
Trong khi đó, Thứ trưởng Y tế Philippines Maria Rosario Vergeire cho biết chính phủ có thể yêu cầu các bệnh viện công tăng từ 50%-70% số giường bệnh cho các bệnh nhân COVID-19, nếu dịch bệnh không có dấu hiệu cải thiện. Theo Bộ Y tế Philippines, hiện mới chỉ có 30% giường bệnh tại các bệnh viện công và tư nhân được phân bổ cho các bệnh nhân COVID-19. Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh viện có thể tuân thủ yêu cầu về số giường bệnh do thiếu nguồn lực.
Thủ đô Ấn Độ ước tính số ca bệnh COVID-19 tăng gấp 20 lần trong vài tuần tới
Ngày 9/6, giới chức thủ đô Delhi (Ấn Độ) cảnh báo số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại vùng này có thể tăng gấp 20 lần lên mức 500.000 ca trong vài tuần tới.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 13/5/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Ấn Độ đang nới lỏng các biện pháp phong tỏa trên cả nước để giảm thiểu những thiệt hại về kinh tế do tác động của đại dịch, nhưng trên thực tế dịch bệnh vẫn đang lây lan mạnh. Tới nay, quốc gia đông dân thứ 2 thế giới đã ghi nhận khoảng 270.000 ca nhiễm, đứng thứ 5 thế giới. Trong vòng 24 giờ qua, Ấn Độ ghi nhận gần 10.000 ca mới, trong đó những thành phố lớn tập trung đông dân như Mumbai và Delhi chịu tác động mạnh nhất.
Phát biểu sau cuộc họp ứng phó khủng hoảng, ông Manish Sisodia, một quan chức cấp cao của chính quyền Delhi, cho biết giới chức dự tính số ca mắc COVID-19 tại khu vực có thể tăng lên mức 550.000 ca vào cuối tháng 7. Cụ thể, trước ngày 15/6 số ca mắc bệnh có thể ở mức 44.000 ca, và tăng lên 100.000 ca trước cuối tháng 6, tiếp tục tăng lên khoảng 225.000 ca vào giữa tháng 7. Giới chức cần phải chuẩn bị cơ sở vật chất để ứng phó với những tình huống này.
Thành phố Delhi có khoảng 20 triệu dân, hiện các bệnh viện đã bắt đầu kín chỗ trong khi nhiều dấu hiệu cho thấy các địa điểm hỏa táng cũng đang dần quá tải. Giới chức y tế hồi tuần trước cho biết hiện thành phố có khoảng 9.000 giường bệnh dành cho các bệnh nhân COVID-19 trong khi con số ước tính cần chuẩn bị cho các kịch bản trên là 80.000 giường bệnh.
* Tại Iran, ngày 9/6, một quan chức y tế nước này ước tính khoảng 1/5 dân số có thể đã mắc COVID-19. Ông Ehsan Mostafavi, thành viên ủy ban phòng chống dịch COVID-19 của Iran, cho biết khoảng 15 triệu người dân nước này, tương đương với 18,75% dân số, có thể đã nhiễm virus kể từ khi dịch bệnh bùng phát từ hồi tháng 2. Hiện Iran ghi nhận 8.425 ca tử vong và 175.927 ca nhiễm. Trong 24 giờ qua có thêm 74 ca tử vong và trên 2.000 ca mới được ghi nhận tại quốc gia này.
* Trong khi đó, Chính phủ Thái Lan đang cân nhắc nới lỏng những hạn chế nhập cảnh đối với khách nước ngoài, có thể là trong quý III hoặc quý IV năm nay và với ưu tiên dành cho những người đến từ những khu vực không còn dịch COVID-19.
Phóng viên TTXVN tại Bangkok dẫn lời Phó Thủ tướng Somkid Jatusripitak cho biết nới lỏng những hạn chế đối với du khách đến Thái Lan là bước đi đầu tiên để tái khởi động ngành du lịch, nhưng chính phủ cũng sẽ thận trọng trong việc sàng lọc du khách và áp dụng một hệ thống truy vết hiệu quả nhằm giảm bớt rủi ro về làn sóng lây nhiễm thứ hai. Theo đó, du khách từ những nước hoặc vùng lãnh thổ mà đại dịch COVID-19 đã được kiềm chế có thể là những người đầu tiên được "bật đèn xanh" và ông đã nêu vấn đề này với Thủ tướng Prayut Chan-o-cha.
Du lịch là động lực tăng trưởng của Thái Lan trong những năm gần đây. Trước khi bùng phát dịch COVID-19, quốc gia Đông Nam Á này hy vọng doanh thu từ du lịch sẽ đóng góp ít nhất 20% GDP trong năm 2020. Tuy nhiên, du lịch là ngành đầu tiên ở Thái Lan phải hứng chịu tác động của dịch ngay từ cuối tháng 1/2020. Tình hình càng trở nên tồi tệ hơn vào tháng 3/2020 khi Chính phủ Thái Lan áp đặt các hạn chế về đi lại nhằm kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh. Nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á này đã giảm 1,8% trong quý I/2020, mức giảm sâu nhất kể từ quý IV/2011 khi bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
Mặc dù Thái Lan đang từng bước chuẩn bị mở cửa trở lại đối với các chuyến bay quốc tế, tình trạng khẩn cấp có thể sẽ chưa được dỡ bỏ vào cuối tháng này. Phó Thủ tướng Wissanu Krea-ngam mới đây cho biết quyết định của chính phủ về việc dỡ bỏ hoặc kéo dài tình trạng khẩn cấp chủ yếu phụ thuộc vào số lượng những ca mới. Theo ông Wissanu, tình hình hiện nay là "chấp nhận được" và chính phủ có thể nới lỏng hơn nữa những hạn chế trong giai đoạn 4.
Tập đoàn SAP đóng cửa các văn phòng ở Ấn Độ do cúm lợn H1N1 Ngày 20/2, tập đoàn phần mềm SAP (Đức) đã đóng cửa các văn phòng tại Ấn Độ để vệ sinh khử trùng sau khi 2 nhân viên tại trụ sở ở thành phố Bangalore xét nghiệm dương tính với virus cúm lợn H1N1. Ảnh minh họa Cụ thể, SAP đã tạm thời đóng cửa văn phòng chính ở thành phố Bangalore và các...