Ca mắc Covid-19 “dương tính dài ngày” chưa lây lan ra cộng đồng
Mặc dù các ca Covid-19 “ dương tính dài ngày” ở Trung Quốc chưa gây lây lan cộng đồng, nhưng chưa thể hoàn toàn loại bỏ khả năng lây nhiễm.
Việc Trung Quốc mới đây công bố trong số các bệnh nhân Covid-19 ở nước này có một số trường hợp “dương tính dài ngày” đang nhận được sự quan tâm của người dân nơi đây.
Ông Lương Tông An, chuyên gia Trung Quốc. Ảnh: Mạng Nhân dân
Ông Lương Tông An, Trưởng khoa hô hấp và chăm sóc đặc biệt (ICU) Bệnh viện Hoa Tây Trung Quốc cho biết: “Hiện nay, tuyệt đại đa số người bệnh dương tính dài ngày đã có kháng thể bảo vệ IgG, tạm thời chưa xuất hiện tình trạng gây lây nhiễm, tức chưa có người nhà hoặc người tiếp xúc gần với bệnh nhân bị lây bệnh”.
Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, do những trường hợp này dương tính với SARS-CoV-2 nhưng đã không còn triệu chứng bệnh nên không cần phải điều trị, song vẫn cần được cách ly. Vì được cách ly nên rủi ro họ gây lan truyền virus cũng tương đối thấp.
Tuy nhiên, ông Lương Tông An cũng cho rằng, mặc dù khả năng lây nhiễm và nguy cơ lây bệnh của các bệnh nhân này là rất thấp, nhưng chưa thể loại bỏ hoàn toàn khả năng lây lan bởi họ cũng là nguồn bệnh. Điều này vẫn cần phải nghiên cứu thêm bởi thời gian loài người biết đến SARS-CoV-2 là khá ngắn, chỉ mới vài tháng.
Được biết, tính đến hết ngày 3/5, Trung Quốc đại lục chỉ còn chưa đến 500 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị, mức thấp nhất kể từ ngày 23/1 phong tỏa Vũ Hán đến nay.
Tuy vậy, Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc vẫn khuyến cáo các địa phương nước này không chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch, bởi trong 14 ngày qua, 10 tỉnh của Trung Quốc đã xuất hiện trở lại các ca Covid-19 hoặc dương tính với SARS-CoV-2 những không có triệu chứng trong cộng đồng.
Video đang HOT
Quốc gia châu Phi xét nghiệm thấy đu đủ, chim cút và dê... nhiễm Covid-19
Không rõ vì nguyên nhân nào mà phòng xét nghiệm của quốc gia châu Phi này có thể kết luận trái đu đủ, dê và chim cút dương tính với Covid-19. Tổng thống nước này đã bày tỏ sự giận dữ và kêu gọi cảnh sát vào cuộc tìm ra cho ra kẻ phá hoại.
Tính đến ngày 3.5, Tanzania - quốc gia Đông Phi, đã ghi nhận tổng cộng 480 ca nhiễm Covid-19 và 16 trường hợp tử vong. Tuy nhiên, số người nhiễm và tử vong do virus tại Tanzania giờ lại đang là dấu hỏi lớn khi phòng xét nghiệm quốc gia không còn nhận được sự tin tưởng.
Trong bài phát biểu mới nhất trên sóng truyền hình, Tổng thống Tanzania - ông John Magufuli, đã bày tỏ sự nghi ngờ về độ tin cậy và trình độ của các kỹ thuật viên, dụng cụ tại phòng xét nghiệm Covid-19 ở nước này.
"Những thiết bị, nhân viên làm việc trong phòng xét nghiệm có thể đã bị hư hỏng hoặc thao túng và cho ra những kết quả sai lầm nghiêm trọng", ông Tanzania phát biểu trên kênh TBC (Tanzania).
Ông Magufuli cho biết, chính phủ đã bí mật kiểm tra độ tin cậy của phòng xét nghiệm Covid-19 quốc gia bằng cách gửi tới một số mẫu "bệnh phẩm" từ động vật và thậm chí là cả trái cây.
Tổng thống Tanzania - ông John Magufuli (ảnh: Straitstimes)
Cụ thể, lực lượng an ninh Tanzania đã lấy một số mẫu "bệnh phẩm" không phải của con người, bao gồm đu đủ, dê, cừu, chim cút, nhưng lại được gán tên và tuổi của người.
"Kết quả là một quả đu đủ, một con chim cút và một con dê đã dương tính với Covid-19. Có vẻ như có một trò "chơi bẩn" nào đó đã xảy ra trong phòng xét nghiệm", ông Magufuli phát biểu.
"Điều này đồng nghĩa với việc đã xảy ra lỗi kỹ thuật hoặc các bộ dụng cụ được nhập khẩu có vấn đề. Thậm chí là cả nhân viên làm việc trong phòng xét nghiệm cũng có thể đã bị mua chuộc", Tổng thống Tanzania giận dữ.
Ông Magufuli đã chỉ đạo cảnh sát tiến hành điều tra về sự cố nghiêm trọng này và đe dọa người đứng sau có thể chịu trách nhiệm hình sự.
Tanzania là một trong số ít các quốc gia châu Phi chưa áp dụng những biện pháp phòng chống Covid-19 nghiêm ngặt và rộng rãi. Các trường học tại nước này đã đóng cửa nhưng chợ búa, phương tiện công cộng và cửa hàng vẫn hoạt động và nhộn nhịp như thường ngày.
Người dân Tanzania dùng nước rửa tay nhưng không giữ khoảng cách (ảnh: NST)
Tổng thống Magufuli thậm chí còn kêu gọi người dân hãy ra ngoài, tích cực lao động và chăm chỉ đến các nhà thờ hơn. Trước đó, ông Magufuli đã chỉ trích một số lãnh đạo tôn giáo khi đóng cửa một số nhà thờ vì lo ngại lây lan Covid-19.
"Thật kỳ quặc khi ngăn cản tín đồ đến cầu nguyện tại những nhà thờ mà họ bỏ tiền ra xây dựng. Nếu ai sợ thì cứ ở nhà và hãy để cho những tín đồ được đi cầu nguyện", ông Magufuli phát biểu.
Ông Magufuli cho biết, Tanzania đang đàm phán với Madagascar để mua về một loại nước thảo dược mà Madagascar tuyên bố có thể chữa khỏi cho bệnh nhân Covid-19 trong 10 ngày.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Mỹ ghi nhận mèo, hổ và sư tử nhiễm Covid-19 Ngày 22-4, hai con mèo là vật nuôi đầu tiên của Mỹ có xét nghiệm dương tính với Covid-19. Sau khi một con hổ bị nhiễm bệnh vào ngày 5-4, Sở thú Bronx, Mỹ cũng đã ghi nhận thêm bốn con hổ và ba con sư tử bị mắc Covid-19. Như vậy, có hai con mèo, năm con hổ và ba con sư...