Ca mắc COVID-19 cộng đồng tăng tại nhiều địa phương
Tại các địa phương Hà Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ… ca mắc cộng đồng tăng nhanh trong những ngày gần đây, các địa phương triển khai nhiều phương án để nhanh chóng kiểm soát dịch.
Hà Giang: Học sinh ở TP tạm ngừng đến trường do dịch phức tạp
Kể từ khi phát hiện ca mắc cộng đồng đầu tiên (ngày 26/10), đến nay tỉnh Hà Giang đã ghi nhận 143 ca mắc cộng đồng, trong đó TP. Hà Giang ghi nhận số ca cao nhất là 134 ca.
Riêng trong ngày 29/10, Hà Giang ghi nhận 92 ca mắc mới, trong đó có 63 ca cộng đồng (gồm TP. Hà Giang 57 ca; Vị Xuyên 5 ca; Bắc Quang 1 ca). Lũy kế từ ngày 26/10 đến nay số ca ghi nhận trong cộng đồng là tại tỉnh Hà Giang là 143 ca.
Các ca bệnh đang được cách ly, điều trị tại BV Phổi tỉnh Hà Giang, các ca bệnh sức khỏe đang ổn định và được theo dõi chặt chẽ…
Hiện tại, tỉnh Hà Giang huy động lực lượng y tế đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm để phát hiện sớm các ca mắc. Đồng thời phân loại người bệnh để có hình thức cách ly phù hợp (cách ly tập trung, cách ly tại nhà) trên cơ sở điều kiện của tỉnh, có phương án tránh tình trạng quá tải.
Hà Giang bám sát Nghị quyết 128 của Chính phủ không thực hiện phong tỏa diện rộng mà chỉ phong tỏa khu vực hẹp các khu dân cư, cách ly y tế các đối tượng phù hợp để giảm khu vực phải cách ly, đảm bảo cung ứng đầy đủ nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh, tỉnh Hà Giang cho học sinh các trường THCS, tiểu học, mầm non trên địa bàn TP. Hà Giang tạm thời nghỉ học. Tạm dừng các hoạt động vui chơi, thể thao, hoạt động đông người.
Video đang HOT
Lấy mẫu xét nghiệm tại TP. Hà Giang. Ảnh: BL
Bạc Liêu: Lập thêm cơ sở điều trị COVID-19, nâng cấp độ dịch tại nhiều địa phương
Trong 24 giờ qua, Bạc Liêu ghi nhận 404 trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2, trong đó có 149 trường hợp ghi nhận tại cộng đồng, 185 trường hợp ghi nhận tại các khu cách ly tập trung, 50 trường hợp ghi nhận tại các khu phong tỏa, 20 trường hợp trở về từ các địa phương. Trong 404 trường hợp trên, có 80 trường hợp dưới 18 tuổi. Lũy kế đến nay Bạc Liêu ghi nhận 2.828 ca COVID-19.
Trước tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng nhanh, nhất là có thêm nhiều ca dương tính với SARS-CoV-2 ngoài cộng đồng không rõ nguồn lây, tỉnh Bạc Liêu thành lập thêm 3 cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 tại huyện Hồng Dân và TP Bạc Liêu.
Trước đó, tỉnh Bạc Liêu cũng đã quyết định thành lập cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 khoảng 500 giường nằm trên địa bàn xã Phong Thạnh A (thị xã Giá Rai) sau khi ghi nhận nhiều ca mắc COVID-19 từ các công ty thủy sản trên địa bàn thị xã Giá Rai. Cơ sở này bắt đầu hoạt động từ ngày 21/10, chủ yếu thu dung, điều trị các ca mắc COVID-19 nhẹ và không triệu chứng.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bạc Liêu, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 10 đơn vị (bệnh viện và trung tâm y tế huyện/thị) được phân công điều trị bệnh nhân COVID-19, trong đó có 1 bệnh viện tư nhân.
Tỉnh Bạc Liêu đã có Quyết định nâng cấp độ dịch COVID-19 trên địa bàn xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu). Theo đó, từ 00 giờ ngày 31/10/2021, xã Vĩnh Trạch Đông sẽ nâng cấp độ dịch COVID-19 từ cấp độ 2 (vùng nguy cơ trung bình) lên cấp độ 4 (vùng nguy cơ rất cao). Như vậy, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có 11 xã, phường, thị trấn áp dụng cấp độ dịch COVID-19 là cấp độ 4.
Cần Thơ: Trạm y tế điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ
Trong những ngày gần đây, số ca F0 tại Cần Thơ tăng vọt, trên địa bàn TP đã ghi nhận nhiều điểm dịch… Riêng trong 24 giờ qua Cần Thơ ghi nhận 98 ca bệnh COVID-19, nâng tổng số ca nhiễm từ ngày 8/7 đến nay là 7.236 ca.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Cần Thơ triển khai đẩy nhanh lấy mẫu xét nghiệm, theo đó xét nghiệm 100% trường hợp có biểu hiện sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác, khứu giác, khó thở…
Xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ bắt buộc với tần suất thực hiện 7 ngày/lần (ít nhất là 5% dân số) tại các địa điểm có nguy cơ cao, tập trung đông người cho chợ, bến xe, siêu thị, cơ sở khám chữa bệnh… các đối tượng thuộc nhóm nguy cơ (di chuyển nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người) như lái xe, người chạy xe ôm, giao hàng hóa shipper, bán hàng rong, bán vé số… Khuyến khích các doanh nghiệp triển khai lấy mẫu xét nghiệm cho công nhân viên.
Cần Thơ không chỉ định xét nghiệm việc đi lại của người dân, chỉ thực hiện xét nghiệm đối với trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3, 4 hoặc nơi phong tỏa, cách ly y tế và các trường hợp nghi ngờ hoặc có chỉ định điều tra dịch tễ đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3. Đồng thời, yêu cầu mỗi trạm y tế chuẩn bị các điều kiện, đảm bảo mỗi 1 trạm y tế thu dung điều trị 10 F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ.
Đà Nẵng cơ bản kiểm soát được dịch COVID-19
Chiều 3/9, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng họp bàn các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.
Khẩn trương lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 để bóc tách F0 trong các khu vực kiệt, hẻm có nguy cơ lây nhiễm cao tại đường Trần Cao Vân (Đà Nẵng) ngày 1/9/2021.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho hay, số ca mắc COVID-19 tăng hơn so với ngày hôm trước, điều này cho thấy dịch bệnh diễn biến phức tạp, luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát ở các lĩnh vực, địa bàn.
Theo ông Quảng, ngày 5/9, thành phố tròn 20 ngày thực hiện "ai ở đâu thì ở đó". Đến nay, Đà Nẵng tự tin cắt được chuỗi lây nhiễm, kiểm soát dịch bệnh và đủ cơ sở để xác định, đánh giá được các vùng có nguy cơ. Bên cạnh đó, các ca phát sinh trong các khu phong tỏa đã được khoanh vùng, các ca cộng đồng trong những ngày gần đây đã giảm. Điều này cho thấy Đà Nẵng đã đánh giá mức độ nguy cơ, chủ động kiểm soát được mức độ gia tăng F0. Ngoài ra, năng lực ngành y tế thành phố hoàn toàn chủ động trong việc cách ly tập trung và điều trị, số ca tử vong chiếm tỷ lệ rất thấp.
Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng đã xác định rõ những biện pháp với 3 mức độ, trong đó vùng đỏ thực hiện các biện pháp tuyệt đối (xem như vùng cách ly y tế, yêu cầu dừng các hoạt động); vùng vàng mở lại một số hoạt động theo tinh thần Chỉ thị 05/CT-UBND thành phố Đà Nẵng, trong đó đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản trên địa bàn thành phố, giải quyết tư tưởng, tâm lý người dân sau khi triển khai biện pháp phong tỏa.
Bí thư Thành ủy nêu rõ: "Các địa phương cần quán triệt tinh thần sẵn sàng sống chung với dịch. Nếu dịch bùng phát trở lại thì thành phố sẽ quay lại các biện pháp cũ, còn nếu dịch bệnh được khống chế triệt để thì thành phố sẽ mở thêm các biện pháp mới, nới lỏng hơn". Thành phố sẽ ban hành quyết định 2905/QĐ-UBND quy định các biện pháp rất cụ thể ở các vùng đỏ, xanh, vàng để người dân thấy được. Nội dung này phải được quán triệt sớm, sâu, rộng từ thành phố đến tổ dân phố, doanh nghiệp.
"Tôi đề nghị các địa phương cần tập trung cao độ cho việc tổ chức triển khai và thực hiện quyết định mới, mở ra hoạt động gì phải kèm các điều kiện phòng dịch. Trong đó, kiểm soát người ra khỏi nhà từ khu dân cư, hạn chế việc kiểm soát trên đường (chỉ thực hiện tuần tra, xử lý vi phạm xác suất) nhằm hạn chế việc tạo ra tắc nghẽn trên các trục đường giao thông" - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng cung cấp, tính từ 13 giờ ngày 2/9 đến 13 giờ ngày 3/9, Đà Nẵng ghi nhận 81 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó, 31 trường hợp đã cách ly tập trung, 8 trường hợp cách ly tại nhà hoặc tạm cách ly tại nhà, 36 trường hợp trong khu vực phong tỏa, 4 trường hợp làm việc 3 tại chỗ tại công ty, 1 trường hợp xét nghiệm đại diện hộ gia đình, 1 trường hợp có triệu chứng.
Hiện Đà Nẵng có 5/7 quận, huyện ghi nhận số ca mắc có nguy cơ lây lan cho cộng đồng (trừ quận Ngũ Hành Sơn, huyện Hòa Vang). Trong đó, các quận, huyện ghi nhận số ca nguy cơ lây lan cao là quận Thanh Khê cao nhất (34 ca), quận Hải Châu (5 ca), quận Sơn Trà (5 ca).
Đà Nẵng hiện có 12 xã, phường/5 quận, huyện không ghi nhận ca mắc trong cộng đồng 14 ngày liên tiếp gồm Nam Dương, Phước Ninh (quận Hải Châu); An Hải Bắc, Mân Thái (quận Sơn Trà); Hòa Bắc, Hòa Khương, Hòa Tiến, Hòa Phú, Hòa Liên, Hòa Nhơn (huyện Hòa Vang); Hòa Quý (Ngũ Hành Sơn); Hòa Hiệp Bắc (Liên Chiểu).
Như vậy tính từ ngày 10/7 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 4.227 ca mắc COVID-19. Trong ngày 3/9, thành phố lấy mẫu xét nghiệm cho 88.583 lượt người; phát hiện, cách ly 58 F1, 66 F2; đang điều trị 2.050 bệnh nhân, 90 bệnh nhân khỏi bệnh. Hiện toàn thành phố có 231 vùng đỏ (Thanh Khê giảm 1 điểm, Sơn Trà giảm 5 điểm, Ngũ Hành Sơn giảm 11 điểm). Thực hiện Kế hoạch 158/KH-UBND, từ ngày 31/8 - 3/9/2021, thành phố đã xét nghiệm 308.862 lượt người (đạt tỷ lệ 102,4%), phát hiện 3 ca mắc, 5.479 lượt người chưa có kết quả.
TP Thủ Đức: Phát hiện 33 ca dương tính SARS-CoV-2 ở khu nhà trọ gần chợ Qua test nhanh tối 7-7, lực lượng y tế đã phát hiện 33 ca dương tính với SARS-CoV-2 ở một khu nhà trọ gần chợ Trưởng Thạnh, phường Trường Thạnh, TP Thủ Đức, TP HCM. Sáng 8-7, Trung tâm Y tế TP Thủ Đức cho hay đang tiến hành lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 khẩn cho khoảng 3.000 người dân tại phường Trường...