Cá lòng tong
Khi những cơn mưa cuối mùa dần kết thúc, nước sông Hậu bớt đỏ màu phù sa là lúc dòng kinh, con rạch nơi đây trở thành nơi quần sinh của những bầy lòng tong.
Mặt nước cứ xao động vì cá lên ăn móng. Bọn trẻ chặt tre làm cần câu, vùi mình vào thú vui thôn dã. Thẩy lưỡi câu vừa chạm mặt nước, giật lên con cá cỡ ngón tay út , thuôn dẹp, vảy bạc lấp lánh giãy giụa trong nắng trời. Thẩy câu, giật câu, bắt cá lia lịa.
Để có những con lòng tong kho cứng mình, má làm sạch cá, ướp thật nhiều đường. Bắc ơ cá lên bếp lửa, cho nước mắm ngon vào. Khi nước mắm sôi cạn thì chan một muỗng mỡ hoặc dầu ăn vào, nhắc xuống, rắc tiêu bột đều trên mặt. Chỉ ngửi mùi cá kho tỏa ra từ bếp bụng dạ đã réo sôi ục ục.
Cũng như nhiều người dân sông Hậu, má tôi rất ưa món cá lòng tong chiên tươi hoặc chiên bột. Má ướp nước mắm ngon rồi thả cá vào chảo dầu đang sôi. Lòng tong chiên tươi đã ngon, chiên bột còn điệu đà hơn nếu được gói với bún cùng rau sống, dưa leo chấm nước mắm giấm tỏi ớt. Món ngon nhớ đời vì thịt cá lòng tong dai ngọt hòa cùng hương vị các loại rau trái vườn nhà.
Tôi không sao quên được những ngày tháng 10 âm lịch ở Phong Điền (Cần Thơ). Người dân nơi đây dùng mấy cái hom như hom bắt chim hoặc dùng lưới mắt nhỏ chặn một đầu kinh. Sau đó liệng từng bụm đất sình xuống, mặt nước xao động, lũ lòng tong hoảng hốt chun ào ào vô “rọ”. Không phải một nhà mà cả xóm xúm nhau đánh bắt cá lòng tong vui như ngày hội. Mỗi nhà thu hoạch chừng chục kg cá lòng tong. Cá đem về nhà, cắt bỏ đầu, làm ruột, chà vảy rồi ướp mắm muối, gia vị vừa ăn trước khi trải trên những cái nia đem phơi. Một nắng tốt là những chú cá lòng tong ăn no gia vị quắt lại thành những con khô độc đáo.
Ăn rập với khô cá lòng tong là dưa nén. Để làm dưa nén, người Phong Điền rửa sạch cải làm dưa, phơi ba nắng, rửa sạch lần nữa trước khi ướp muối đường. Sau khi nhận cải sơ chế vô hũ da lươn, người ta đổ nước muối cùng đường thắng nấu với nước sông (phải là nước sông Phong Điền), khi sôi để nguội đổ vào hũ. Không phải 3 ngày như nhiều nơi khác, muốn ăn ngon dưa cải Phong Điền phải “chầu chực” tới 6 – 7 bữa sau. Đó là lúc dưa cải “chín” màu vàng nghệ rất đẹp mắt cho vị chua dịu, giòn tanh tách như nhảy trong răng. Thưởng thức khô cá lòng tong chiên với dưa cải, uống ly rượu đế chánh gốc Phong Điền – thứ rượu uống tới đâu biết tới đó, hương vị sông nước miền Tây sao đậm đà, say đắm vậy!
Video đang HOT
Theo thanh niên
Đi tìm nguồn gốc món Cao Lầu phố Hội
Có lẽ ai đã từng đặt chân đến đây cũng phải một lần nếm thử món ăn quyến rũ này.
Nói đến các món ăn ở phố cổHội An, không ai có thể bỏ qua món cao lầu. Trong những ngày Tết se lạnh, đi bộ vòng quanh phố cổ, sẽ không khó để chúng ta thấy những quán ăn cổ kính, những cô tiếp viên mặc áo dài màu trầm và cái tên "cao lầu" trong menu đứng cửa. Cao lầu từ lâu đã được nhắc đến như món ăn tiêu biểu góp phần làm nên cái hồn ẩm thực còn đọng lại nét xưa cũ của phố Hội.
Vậy thực chất, món cao lầu là gì? Đó chính là một món mỳ mà đã từ rất lâu được xem là món ăn đặc sản của thị xã Hội An. Cao lầu có sợi mỳ màu vàng, được dùng với tôm, thịt heo và các loại rau sống. Cũng giống như món mỳ Quảng, cao lầuđược ăn với rất ít nước dùng. Một điểm đặc biệt của món cao lầu đó là sợi mỳ có màu vàng ươm, do được trộn với tro củi tràm, được lấy từ mảnh đất cù lao Chàm.
Nguồn gốc của cái tên cao lầu
Theo một người Hoa lâu năm ở Hội An, cao lầu đã xuất hiện ở phố cổ từ thế kỷ 17, lúc cảng Hội An mới được khai thông và chúa Nguyễn cho phép các thuyền buôn nước ngoài vào đây trao đổi hàng hóa. Dù người Nhật đã vào Hội An buôn bán trước, nhưng chính những người Hoa mới là những nhân vật bám trụ lâu nhất trên nền đất cổ này. Cao lầu không phải là một món bún, cũng chẳng giống món phở chút nào.
Món ăn này được xem là một món trộn, chỉ xuất hiện ở Hội An, Đà Nẵng và Huế.Cao lầu thường được bày bán trong các quán ăn hai tầng, trên có treo đèn lồng xanh đỏ, thực khách ngồi ăn, vừa thưởng thức cái thơm đậm đà tinh tế của món ăn đất cổ, vừa có dịp thưởng ngoạn cái không khí du lịch cổ kính của một góc phố nơi đây. Cái tên cao lầu luôn là một dấu hỏi cho những khách du lịch xa gần mỗi khi trải nghiệm nét cổ kính của phố Hội.
Cao lầu không phải có xuất xứ từ đất Hoa, cũng chẳng phải của Nhật. Có thể nói đây là món ăn được tổng hợp của nhiều dân tộc, cái tên lạ tai này có lẽ bắt nguồn từ tiếng Hoa, chỉ những món cao lương mĩ vị. Những người giàu có xưa khi đi đến các tiệm ăn ở Hội An thường ngồi trên lầu, món cao lương mĩ vị này quen được xướng mang "lên lầu", dần quen rút lại chỉ còn "cao lầu".
Đến Hội An, thưởng thức hồn ẩm thực phố cổ
Dù có một vài nét tương đồng với mỳ quảng, cao lầu lại là một món ăn được chế biến công phu hơn rất nhiều. Để sợi mỳ được vàng và ngon, ta phải dùng loại tro nấu từ Cù Lao Chàm ngâm gạo thì mới tạo được độ giòn, dẻo khô đặc trưng. Nước xay gạo phải là nước giếng Bá Lễ, một giếng nước rất nổi tiếng về độ không phèn, nước mát lạnh. Để điểm thêm cho món ăn, người ta cũng thường thêm một ít da heo hoặc cao lầu khô thái vuông đã chiên giòn.
Sợi cao lầu có màu vàng gạo lứt hoặc được nhuộm vàng. Cao lầu không cần nước lèo, nhưng thay vào là thịt xíu, nước xíu, tép mỡ. Để làm thịt xíu người ta chọn thịt đùi heo nạc, ướp gia vị và ngũ vị hương. Còn tép mỡ cũng là một nguyên liệu phụ khác lạ, trước làm bằng da heo chiên giòn, nay thay bằng bột làm sợi cao lầu. Ngoài ra để cho món cao lâu thêm hương vị thơm cũng hơi giống món mỳ quảng, người ta còn thêm đậu phộng rang giã nhỏ. Các món này đặt trên sợi cao lầu. Nước sốt khi làm xá xíu rưới lên, ai thích ăn đậm đà một chút thì thêm một chút nước mắm.
Bước chân ra khỏi đất cổ Hội An, cao lầu đã thay đổi đi ít nhiều, cái không khí cổ kính cũng phai nhạt đi mất. Chỉ có ở Hội An thì cao lầu mới có đủ hương sắc của một món ăn miền Trung tinh tế và cổ vị. Có người nói rằng chính nước giếng Bá Lễ và tro của Cù lao Chàm và rau sống Trà Quế mới làm nên món ẩm thực đặc trưng này.
Ngày nay, với tiếng thơm sẵn có, cao lầuHội An đã làm những cuộc viễn du đến các vùng đất xa lại ở Pháp, Anh, Úc, gần hơn là Sài Gòn, Quảng Ngãi, Đà Nẵng. Thế những ở những nơi này, người ăn dường như thấy thiếu vắng một hương vị, một cảm giác nào đó. Có lẽ do tách khỏi môi trường gốc, nơi đã từng một thời nổi tiếng nên cao lầu mới giảm đi hương vị...
Phải một lần đặt chân đến đất Hội An, cảm nhận không gian nhỏ nhắn và cổ kính nơi đây và thưởng thức một bát cao lầu thơm nóng mới có thể thấm nhuần phần nào hương vị của một vùng đất xưa cũ tinh túy nơi đây.
Theo Yêu Du Lịch
Tranh thủ đi ăn chả rươi Rươi bán quanh năm là rươi để tủ lạnh, trữ dùng dần nên không ngon. Mùa rươi chỉ kéo dài hai, ba tuần rồi hết. Mùa rươi sinh sản vào cuối tháng 9 đầu tháng 10 âm lịch (tháng Chín đôi mươi, tháng Mười mùng 5). Nhìn con rươi ngọ nguậy trong chậu, ai mà dám nghĩ mấy cho giống "giun" này lại...