Cá lồng chết hàng loạt trên sông ở Quảng Bình
Khoảng 20 tấn cá lồng nuôi giữa sông Gianh (Quảng Bình) bị chết hàng loạt trong 2 ngày qua, nghi do ô nhiễm từ thượng nguồn.
Khoảng 20 tấn cá lồng nuôi giữa sông Gianh bị chết. Ảnh: Quảng Hà
Trong 2 ngày qua, hàng trăm lồng cá của 61 hộ dân thôn Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình) nuôi trên sông Gianh bất ngờ chết hàng loạt. Các loại cá như chẻm, vược, hanh…, ngửa bụng, nổi chết trắng mặt sông.
“ Cá chết xuất hiện từ sáng 26/9, đến chiều thì ngửa bụng hàng loạt. Nhiều hộ có từ 1.200 – 1.500 con, mỗi con nặng từ 0,7 – 1kg bị chết”, ông Nguyễn Cương, Trưởng thôn Cồn Sẻ thông tin. Xã Quảng Lộc thống kê có 61 hộ dân, với khoảng 20 tấn cá bị thiệt hại.
Phòng Kinh tế hạ tầng thị xã Ba Đồn đã về địa phương lấy mẫu để xác định nguyên nhân cá chết. Ban đầu, ông Mai Xuân Giang, Phó chủ tịch UBND xã Quảng Lộc nhận định do nước ô nhiễm ở thượng nguồn đổ về.
Video đang HOT
Sau khi cá chết, nhiều thương lái đưa xe đông lạnh đến thu mua với giá rẻ đưa đi tiêu thụ.
Hoàng Táo
Theo VNE
Cá chết hàng loạt ở vùng biển Thanh Hóa không do dịch bệnh
Cơ quan thú y kết luận, cá chết ở vùng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) không liên quan đến dịch bệnh, song các chỉ tiêu hóa học trong nước vượt ngưỡng cho phép nhiều lần.
Ngày 28/9, ông Lê Văn Sơn, Chi cục phó Chi cục Thú y tỉnh Thanh Hóa công bố kết quả xét nghiệm mẫu nước, mẫu cá chết ở khu vực biển Nghi Sơn và xã Tĩnh Hải (huyện Tĩnh Gia).
"Kết quả phân tích cho thấy, cá chết ở đây không liên quan đến dịch bệnh", ông Sơn nói và cho hay chỉ tiêu Amoniac (NH3) và chỉ tiêu COD (lượng oxy cần để oxy hóa hết các chất vô cơ, hữu cơ có trong nước biển) vượt chỉ tiêu cho phép nhiều lần.
Cơ quan thú y xác định, cá chết ở Nghi Sơn (Thanh Hóa) không do dịch bệnh. Ảnh: Lê Hoàng.
Cụ thể, 7 mẫu nước lấy tại vùng biển Tĩnh Hải (khi vực phát hiện cá tự nhiên chết) đều có hàm lượng COD vượt ngưỡng cho phép trong nuôi trồng thủy sản 2,45 - 5,29 lần. Đặc biệt, hai mẫu nước biển tại xã đảo Nghi Sơn có COD vượt ngưỡng cho phép 3,05 - 4,49 lần, chỉ tiêu Amoniac vượt ngưỡng cho phép trong nuôi trồng thủy sản 10,8 - 32,8 lần.
Cũng theo ông Sơn, mẫu cá tự nhiên và cá lồng ở hai khu vực kể trên đều âm tính với vi rút gây bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển; đếm vi khuẩn gây bệnh trên cá thì số lượng đều trong chỉ tiêu cho phép.
Trước đó, ngày 5-6/9, ngư dân xã Tĩnh Hải khi đánh bắt hải sản tại vùng biển gần đã phát hiện một số loài hải sản tự nhiên chết bất thường, trôi dạt vào bờ. Đến sáng 8/9, khu vực nuôi cá lồng của ngư dân xã đảo Nghi Sơn (huyện Tĩnh Gia) xảy ra hiện tượng cá nuôi lồng chết với số lượng lớn.
Tại bờ biển thôn Bắc Yến (xã Hải Yến), người dân cũng phát hiện tình trạng cá tự nhiên bị chết trôi dạt vào bờ.
Kết quả xét nghiệm cho thấy, nguồn nước ở vịnh đảo Ngọc, Nghi Sơn đang bị ô nhiễm. Ảnh: Lê Hoàng.
UBND tỉnh Thanh Hóa trong báo cáo gửi Thủ tướng xác định nguyên nhân khiến cá chết là do tác động của loài tảo Hairoi - Creratium furca trong nước biển bùng phát với mật độ cao ở quy mô rộng, hay còn gọi là hiện tượng tảo nở hoa.
Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Bình, Chi cục trưởng Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên Thanh Hóa), trước thời điểm cá chết, người dân trong vùng đã trình báo nhà chức trách về một dải nước đen bất thường khi đánh cá ven bờ (phía sau dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, cách bờ biển 300-500 m). Ông Bình cho hay, cơ quan chức năng nghi vấn, ngoài hiện tượng tảo nở hoa, hải sản chết có thể còn do nguyên nhân khác nên đang kiểm tra thêm các nguồn nước thải.
Lê Hoàng
Theo VNE
7 cơ quan khắc phục tình trạng cá chết trên kênh Nhiêu Lộc Chính quyền TP HCM yêu cầu nhiều sở, ngành cùng 6 quận liên quan phải xử lý tình trạng cứ đầu mùa mưa là cá chết hàng loạt trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Sau chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND TP HCM đã yêu cầu nhiều sở ngành, địa phương vào cuộc để khắc phục tình trạng hàng chục...