Cá lóc tốt cho người bệnh thận
Cá lóc còn gọi là cá quả, cá chuối, cá tràu,… Cá lóc đen là một trong những món ăn dưỡng sinh.
Theo Đông y, cá lóc có vị ngọt, tính bình, không độc. Có tác dụng khử thấp, trừ phong, tiêu thũng, thông tiểu, tư âm, sinh tân dịch, bổ gân xương tạng phủ, chữa ít sữa, bổ khí huyết. Dùng bồi bổ sau ốm dậy vì dễ hấp thu, tốt cho những người mắc các chứng phù thũng, đái rắt liên quan tới thận.
Chữa thận hư nhiễm mỡ: Cá lóc 1 con (250g) bỏ ruột nấu với 200g đậu đỏ cho nhừ. Ăn hết 1 lần.
Lương huyết tiêu thũng, trừ thấp lợi thuỷ: Cá lóc: 1 con (250g), đậu đỏ 500g, bí đao 200g, đường phèn 30g. Nước vừa đủ nấu bắt đầu bằng lửa to cho sôi, rồi bớt lửa hầm nhừ, đậu nở. Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Ăn cả cái lẫn nước. Ăn vã hoặc ăn với cơm.
Thanh nhiệt hoà vị, tiêu thũng: Cá lóc 1 con (250g), đậu đỏ 50g, vỏ bí đao 30g, cho vỏ bí đao vào bụng cá rồi nấu với đậu đỏ đã nấu chín sau 30 phút là được. Ngày 2 lần ăn cái lẫn nước. Ăn vã hoặc ăn với cơm.
Video đang HOT
An thần, ích trí, tiêu thũng:
Cá lóc 1 con (500g), thịt heo nạc 120g, long nhãn 6g, táo đỏ 6 quả, rượu 20g, muối, hành, gừng. Chiên cá, thịt heo thái mỏng, táo bỏ hột. Nước vừa đủ. Nấu nhừ ăn nóng.
Chữa thấp nhiệt ở bàng quang, đái rắt, nóng đầu ngọc hành, nước tiểu ít và vàng. Cá lóc 1 con (khoảng 500g), giá đậu xanh 150g, cà chua 100g, me 70g, gia vị vừa đủ. Cá lóc thịt, thái mỏng ướp gia vị. Phần đầu và xương luộc lấy nước bỏ bã, nấu với các thứ kia. Trái me hoặc lá me giã nhuyễn lấy nước cho vào canh. Nấu chín cho gia vị ăn với cơm. Ngày ăn 2 lần trong 1-2 tuần.
Bổ nguyên khí, thông tiểu: Cá lóc: 1 con (khoảng 400g), đông quỳ tử 24g, hồng sâm 9g, hoài sơn 30g, sinh hoàng kỳ 30g, lấy vải mỏng bọc đông quỳ tử, hồng sâm thái phiến. Nước vừa đủ. Nấu lửa nhỏ trong 2 giờ là ăn được (có hoài sơn không nấu lâu). Thường dùng sau phẫu thuật tuyến tiền liệt, suy yếu, mệt mỏi, đoản hơi, sắc mặt nhợt nhạt.
Chữa đái ra máu do tỳ hư: Cá lóc 250g thái mỏng, lá tỏi cắt đoạn hầm nhừ, nêm gia vị chia 2 lần ăn trong ngày.
Theo SK&ĐS
Canh chua miền Nam
Mình là người miền Bắc nhưng muốn học nấu món canh chua của người miền Nam, vì từng ăn và rất thích hương vị của nó.
Nguyên liệu:
200g tôm hay 1 con cá lóc khoảng 500g.
1 cây bạc hà (dọc mùng), 5 quả đậu bắp, quả dứa, 2 quả cà chua , 50g giá sống
Ngò om(rau ngổ), ngò gai (mùi tầu) .
1 vắt me
Nước mắm, muối, đường, hạt nêm, tỏi phi thơm.
Thực hiện:
Cá làm sạch, cắt khúc. Tôm làm sạch, giữ vỏ, bỏ đầu, chân.
Đun một nồi nước sôi, cho chút muối vào nồi, thả cá vào đun khoảng 5 phút, cá chín tới, vớt ra.
Đậu bắp cắt khúc, dứa cắt mỏng, cà chua bổ múi cam, dọc mùng tước vỏ, cắt khúc xéo .
Đun một nồi nước mới, vừa một tô canh. Nước sôi, cho me, nêm các loại gia vị cho có vị chua ngọt, mặn vừa khẩu vị, bắt đầu cho cá hay tôm, đậu bắp, cà chua, dứa , bạc hà, giá vào nấu sôi trở lại, nếm nếm lại vừa ăn. Canh chua miền Nam có vị ngọt, chua dịu.
Múc canh ra tô, rắc ngò gai, ngò om, ớt và tỏi phi, dùng nóng với cơm hay bún
Theo Dzoãn Cẩm Vân
Phụ nữ
Cà dái dê non gây nhức mỏi Nên ăn cà dái dê nướng nhưng đừng rưới thêm dầu mỡ. Có lẽ vì hình dáng giống tinh hoàn của con dê đực nên cà tím (hoặc có thêm màu xanh tím) được gọi là cà dái dê. Đây là loại quả thân thuộc với dân quê VN và cũng xuất hiện khá nhiều trong món lẩu mắm. Ở các đô thị...