Cá lóc mà người Việt ưa thích trở thành loài xâm lấn đáng sợ ở Mỹ
Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 2002 tại Mỹ, loài cá lóc châu Á đang trở thành loài xâm lấn đáng sợ ở nước này. Một nghiên cứu mới đây cho thấy cá lóc có thể di chuyển trên cạn và sống sót 20 giờ liền.
Cá lóc có thể sống 20 giờ trên cạn để đi tìm vùng nước mới an toàn hơn. Ảnh: Noah Bressman.
Nghiên cứu cho biết cá lóc là loài cá lớn nhất đi bộ trên cạn, phàm ăn, và biết chạy trốn nước quá chua, mặn hoặc nhiều carbon dioxide.
Tại Mỹ, cá lóc ăn các loài cá, ếch và tôm càng bản địa, phá hủy lưới thức ăn ở một số môi trường sống. Chúng có thể sống sót trên đất liền tới 20 giờ nếu điều kiện ẩm ướt.
Nghiên cứu này mới được công bố trên tạp chí Integrative Organismal Biology cho thấy lần đầu tiên điều kiện nước không bảo đảm có thể đẩy cá lóc vào đất liền.
Tiến sĩ Noah Bressman, nhà nghiên cứu của Wake Forest đã quan sát con cá di chuyển theo cách mà không một con cá lưỡng cư nào làm được: Nó thực hiện các động tác chèo gần như đồng thời với vây ngực của nó trong khi vặn vẹo vây dọc qua lại. Những chuyển động kết hợp này có thể giúp cá lóc di chuyển trên các bề mặt không bằng phẳng như cỏ.
Đầu tháng này, các quan chức tài nguyên động vật hoang dã ở Georgia đã khuyên những người câu cá diết cá lóc ngay sau khi một con bị bắt trong ao Gwinnett, và Ủy ban Cá và Thuyền Pennsylvania đã xác nhận rằng một con cá lóc phía bắc 28 inch đã bị bắt ở sông Monongahela ở Pittsburgh.
Cá lóc di chuyển theo cách mà không một con cá lưỡng cư nào làm được.
Tiến sĩ Bressman cho biết: “Cá mà chúng tôi nghiên cứu đã di chuyển siêu nhanh trên các bề mặt gồ ghề như cỏ, và chúng tôi nghĩ rằng chúng sử dụng vây ngực của chúng để đẩy”.
Có nguồn gốc từ châu Á, cá lóc miền bắc lần đầu tiên được tìm thấy ở Mỹ vào năm 2002, trong một ao ở Maryland. Kể từ đó, loài cá này đã được phát hiện ở sông Potomac, Florida, thành phố New York, Philadelphia, Massachusetts, California và Bắc Carolina.
Tiến sĩ Bressman đã nghiên cứu quần thể cá lóc ở Maryland, nơi cá được coi là mối đe dọa đối với lưu vực vịnh Chesapeake. Bộ Tài nguyên thiên nhiên Maryland đã thu thập cá lóc bằng cách đốt điện ở các nhánh của sông Potomac và các rãnh thoát nước liền kề. Cá có kích thước từ khoảng 1 inch đến 27 inch, chịu điều kiện nước kém bao gồm độ mặn cao, độ axit cao, ứ đọng, đông đúc, nhiệt độ cao, ô nhiễm và ánh sáng thấp.
Mặc dù chưa rõ tần suất cá lóc rời khỏi nước và vượt qua đất liền để xâm chiếm các tuyến đường thủy khác, Tiến sĩ Bressman cho biết những phát hiện này có thể cảnh báo cho các cơ quan tài nguyên thiên nhiên có kế hoạch tiếp theo.
HẢI PHONG
Theo nhandan.com.vn/Scitechdaily
Video: Linh cẩu bị sư tử xé xác vì dám lớn vởn trong lãnh địa của "chúa tể thảo nguyên"
Mon men vào kiếm ăn trong địa bàn của kẻ ăn thịt đáng sợ nhất châu Phi, con linh cẩu thiếu cảnh giác bị bầy sư tử bao vây rồi cắn xé vô cùng tàn bạo.
Video: Linh cẩu bị sư tử xé xác vì dám lớn vởn trong lãnh địa của "chúa tể thảo nguyên"
Linh cẩu luôn được biết đến là loài động vật cơ hội, luôn rình mò, tranh cướp thức ăn của các động vật khác thay vì tự mình đi săn mồi. Loài động vật ma mãnh này thận chí dám giành mồi với cả "chúa tể thảo nguyên". Tuy nhiên linh cẩu chỉ có thể đương đầu với sư tử khi đi cùng đàn, số lượng đông đúc áp đảo kẻ thù. Việc con linh cẩu một mình xông vào lãnh địa của bầy sư tử chẳng khác nào tự sát.
Không thấy bóng dáng của kẻ thù, con linh cẩu nghĩ rằng bầy sư tử đã đi săn mồi, ung dung sải bước giữa đồng cỏ, khồng hề biết đối phương đang rình rập dưới lớp cỏ vàng.
Một khi đã tiếp cận đủ gần, sư tử lao tới phục kích con linh cẩu huênh hoang. Con linh cẩu lúc này mới co chân bỏ chạy, cố tìm đường thoát thân. Nhưng mọi thứ đã quá muộn, một con sư tử khác xồ ra chặn đầu, tạo thể gọng kìm tóm gọn kẻ xâm phạm. Kết cục đau đớn cho con linh cẩu khi bị cả đàn sư tử xúm vào xé xác không chút thương tiếc.
Theo Người đưa tin
Kiến là những bậc thầy về "quản lý giao thông" Mặc dù sống trong môi trường cực kì đông đúc nhưng loài kiến vẫn không hề "tắc nghẽn" khi di chuyển. Tiến sĩ Laure-Anne Poissonnier đến từ Đại học Toulouse là người đã có những phát hiện đáng chú ý khi thực hiện một thí nghiệm để thu hút những con kiến qua cây cầu để xem cách chúng điều hướng như thế...