Cá lóc chiên bột ngày mưa
Cá lóc có ở khắp vùng đồng quê của đất nước ta, gắn với đời sống của người nông dân từ bao đời nay. Tùy theo từng địa phương mà tên gọi của loài cá “dễ tính” này cũng khác nhau: người miền Bắc gọi cá quả, cá chuối, miền Trung gọi cá tràu còn người Nam bộ gọi cá lóc. Dù có là tên gì đi chăng nữa thì đó vẫn là những con cá có thịt trắng phau, dai và thơm ngọt, chế biến được nhiều món ngon.
Khác với người miền Nam thích ăn cá lóc nướng trui, cá lóc kho tộ; người miền Bắc thích món cá lóc nấu canh chua; người miền Trung lại chuộng món cá lóc nấu cháo, cá lóc um, bánh canh cá lóc. Nhưng đó vẫn chưa phải là tất cả. Qua bàn tay khéo léo của các mẹ, các chị, con cá lóc thoát khỏi những món truyền thống, biến tấu thành nhiều món ngon khác nhau, trong đó không thể không kể đến cá lóc chiên bột.
Từng thớ thịt cá và các loại rau được cuốn vào chiếc bánh tráng, chấm nước mắm và cho vào miệng nhai thật gọn gàng để thưởng thức hết hương vị đậm đà – Ảnh: Mỹ Tuyết
Cá sau khi làm sạch, nhúng nguyên con vào bột và chiên trong một cái chảo đầy dầu ăn cho đến khi cá vàng giòn. Khi cá chín vớt ra để trong chiếc đĩa cho ráo dầu. Nếu ai thích ăn ngay cũng được. Còn thích đậm đà hơn thì rưới nước xốt me chua nấu với đường, ớt, gừng lên cá.
Ăn cá lóc chiên bột ngon nhất là cuốn với bánh tráng kèm rau sống, chấm nước mắm me. Từng thớ thịt cá và các loại rau được cuốn vào chiếc bánh tráng, chấm nước mắm và cho vào miệng nhai thật gọn gàng để thưởng thức hết hương vị đậm đà. Ăn món này, ta vừa cảm nhận được hương thơm đặc trưng của cá lóc, vừa có mùi thơm của gừng, vị chua của me và độ giòn béo của bột.
Trước đây, dù đời sống chưa khá giả nhưng mỗi khi có được cá lóc đồng, má tôi thường đổi món với cách chế biến này. Vì vậy, cá lóc chiên bột là món ăn của thương, của nhớ, của trông ngóng đợi chờ với mấy chị em tôi, nhất là những khi mùa mưa đến – mùa của cá lóc đồng. Hôm nay, ông trời cứ “khóc” suốt. Nhìn những hạt mưa nối tiếp nhau, bỗng nhớ da diết món cá lóc chiên bột của má. Cái mùi thơm ngào ngạt của cá lóc, màu vàng ruộm bắt mắt, cái vị chua ngọt quyến rũ của nước mắm me cứ như quanh quẩn đâu đây…
Theo Tapchiamthuc
Ngày mưa ăn những món nào mới hợp?
Với những ngày mưa lạnh thế này, chị em nên lựa chọn những món ăn xào, kho, rán... và canh nóng là hợp nhất!
Canh gà lá giang
Vị chua ngon của lá giang khiến cho món canh gà thêm hấp dẫn vô cùng.
Nguyên liệu:
- Gà ta: 1 con khoảng 2 kg - Lá giang: 1 bó khoảng 50 gr - Hành khô: 2 củ - Hạt tiêu
Cách làm:
- Thịt gà sau khi sơ chế sạch các bạn chặt nhỏ cỡ bao diêm, ướp với hạt nêm, hạt tiêu và hành khô băm nhỏ khoảng 15 phút cho ngấm.
- Lá giang tuốt bỏ cành, rửa sạch sau đó các bạn dùng 2 tay vò nhẹ. Cách làm này giúp cho vị chua có trong lá giang khi đem nấu sẽ mau tiết ra canh hơn.
Video đang HOT
- Phi thơm hành khô với 1 chút dầu ăn, tiếp đó cho thịt gà vào rang sơ.
- Chế 1 lượng nước vừa đủ rồi đậy vung lại, đun với mức lửa vừa đến khi thịt gà chín. Thời gian đun khoảng 20 phút, nêm nếm thêm gia vị xem độ mặn của canh đã vừa miệng chưa.
- Thả lá giang vào nồi, vặn lửa mức nhỏ nhất và tiếp tục đun riu riu thêm 10 phút nữa để thịt gà mềm hơn và lá giang có thời gian tiết ra vị chua.
- Món canh gà lá giang quả thật có hương vị rất đặc biệt, vị chua thơm dìu dịu của lá giang chắc hẳn sẽ gây ấn tượng với bất cứ cho những ai thưởng thức.
Nem rán
Để nem rán luôn ngon và giòn đầy sức hút cũng cần có những bí quyết riêng.
Nguyên liệu:
- Thịt sấn vai xay - Trứng vịt - Nấm hương, mộc nhĩ - Miến - Cà rốt, su hào, giá - Hành tây, hành hoa - Bánh đa nem, hạt tiêu
Cách làm:
- Mộc nhĩ đem ngâm nở với nước ấm. Nấm hương thì nên ngâm với nước nóng, nấm sẽ nở và thơm hơn.
- Cắt bỏ phần rễ và chân nấm già, thái nhỏ.
- Cà rốt, su hào, hành tây gọt vỏ, xắt miếng rồi các bạn cho vào cối xay thô, chú ý đừng xay nhuyễn quá nhé.
- Miến cũng ngâm nở với nước lạnh, cắt ngắn. Giá rửa sạch, để ráo, hành hoa thái nhỏ. Tất cả đem trộn đều cùng thịt xay, trứng vịt, nấm hương mộc nhĩ, rau củ xay nhỏ, hạt tiêu.
- Thông thường các loại bánh đa nem bán trên thị trường đều có 1 độ mặn nhất định nên các bạn chú ý không cần thêm gia vị vào nhân, hoặc nếu có chỉ cho 1 chút xíu để nhân được đậm đà thôi nhé, kẻo nem sau khi rán sẽ bị mặn.
- Trải bánh đa nem ra 1 mặt phẳng, muốn vỏ nem giòn và có màu vàng ruộm đẹp mắt thì trước khi gói các bạn có thể phết lên vỏ bánh đa 1 chút hỗn hợp gồm bia nước hàng hoặc dấm đường nước lọc. Xúc nhân nem vào 1 đầu của tấm bánh đa nem rồi gấp 2 mép bánh và cuộn tròn lại.
- Các bạn lưu ý là không nên cuộn quá chặt tay nhé, để khi rán nhân còn có độ nở, cuộn chặt quá là nem rất dễ bị bục.
- Làm nóng dầu mới thả nem vào rán, bí quyết rán nem ngon, giòn chính là rán ngập dầu hoặc ngập 1/2 chiếc nem và lửa luôn duy trì ở mức liu riu.
Nem rán chín vàng các bạn vớt ra dùng nóng với bún, rau sống, dưa góp, chấm kèm nước mắm pha chua ngọt.
Vịt xào sả ớt
Món vịt xào sả ớt rất thích hợp để thưởng thức trong những ngày mát trời như thế này.
Nguyên liệu:
- Thịt vịt: con (800 gr) - Sả: 2 - 3 cây - Ớt: 2 quả - Vừng rang chín: 1 nhúm nhỏ
- Hành khô, tỏi, hành hoa, muối, rượu, hạt nêm, gia vị, dầu hào, dầu vừng
Thực hiện:
- Sả rửa sạch, thái vát thật mỏng, 1 phần đem băm thật nhỏ. Ớt bỏ hạt, thái vát. Hành khô và tỏi băm nhỏ, hành lá cắt khúc.
- Thịt vịt đem xát rượu, muối cho bớt hôi, rửa sạch, để cho ráo bớt nước. Lọc lấy phần thịt, thái miếng vừa ăn (phần xương có thể nấu canh măng hoặc rau củ).
- Đem ướp thịt vịt với phần sả bằm nhỏ, một ít hạt nêm, gia vị, dầu hào, dầu vừng.
- Cho sả và ớt vào phi đến khi sả vàng giòn, sau đó chút ra đĩa.
- Cho tiếp hành, tỏi vào phi thơm. Chút thịt vịt vào xào chín.
- Khi thịt vịt đã chín mềm thì cho đến hành hoa vào, đảo đều rồi tắt bếp.
Rắc tiếp vừng và phần sả ớt đã phi vàng giòn vào đảo đều rồi xúc thịt vịt xào sả ớt ra đĩa.
Cá nục kho riềng
Nguyên liệu:
- Cá nục: 1 con (500 gr) - Thịt ba chỉ phần nhiều mỡ: 100 gr - Riềng: 1 củ - Cà chua: 2 quả
- Sả, gừng, ớt, lá nghệ (không cần thiết), đường vàng, hạt nêm, mắm, hạt tiêu, bột canh, tỏi, hành khô.
Cách làm:
- Gừng và riềng rửa thật sạch đất cát, thái thành từng miếng mỏng, một phần nhỏ gừng thì băm nhỏ. Sả rửa sạch, phần gốc băm nhỏ, còn lại đập dập rồi cắt khúc. Ớt rửa sạch, đập dập. Cà chua rửa sạch, bổ múi cau.
- Cá nục làm sạch, cắt khúc. Ướp cá với chỗ gừng, sả băm nhỏ và một ít hạt tiêu, hạt nêm, bột canh và 2 - 3 thìa ăn cơm nước mắm trong một cái hộp có nắp. Cho thịt đã được rửa sạch, thái vuông quân cờ vào hộp cá, đậy nắp rồi xóc mạnh sao cho cá, thịt và gia vị trộn đều vào nhau. Cho hộp cá vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng để cá ngấm gia vị.
- Lấy cá từ tủ lạnh ra, vuốt cho sạch gia vị bám vào cá rồi đem rán sơ.
- Gắp cá ra một cái đĩa, cho luôn thịt vào chảo vừa rán cá đảo cho thịt săn lại.
- Xếp một lượt lá nghệ đã rửa sạch vào đáy nồi đất, rồi lần lượt đến riềng, sả, một ít thịt, cá. Trên cùng lại xếp một ít thịt còn lại, cà chua, ớt, vài nhánh tỏi và hành đã bóc bỏ vỏ. Cuối cùng là đổ phần nước ướp cá vào nồi rồi bắc nồi lên bếp đun cho đến khi cạn nước.
- Đặt chảo lên bếp, cho đường vàng vào đảo thật đều tay. Đảo cho đến khi đường tan chảy hết và chuyển màu cánh gián thì cho lượng nước đủ để kho cá vào đun sôi.
- Đổ nước hàng vừa đun sôi vào nồi cá, đun sôi trở lại thì vặn lửa ở mức nhỏ. Đun riu riu cho đến khi nước cạn là được (nếu chưa ăn ngay thì có thể đun cá kho đến khi nước cạn còn khoảng 1/3 mức nước ban đầu thì tắt bếp.
Để cá nục kho riềng đến khi nào gần ăn thì cho cá lên bếp kho cho cạn nước. Vừa là làm nóng cá mà cá được kho lần 2 sẽ ngon hơn).
Theo Eva
Cua đá kho nghệ ngon cơm ngày mưa Mùa này mưa nhiều, ở những vùng núi cao có nhiều thức ngon từ rừng. Trong những món dân dã đó, anh bạn của tôi thường bảo rằng, cua đá đầu mùa mềm ngon, đậm đà hương vị quê hương. Cua đá to bằng nắm tay người lớn, màu nâu tím hoặc đỏ tươi. Loại cua này sống nhiều dưới những con suối...