Cá linh non bé tí bằng đầu đũa, vì sao giá tới 200.000 đồng/kg mà thương lái vẫn mua hết?
Cá linh chế biến được nhiều món ăn ngon, nhưng cá linh non được xem là ngon nhất nên luôn được ngườ tiêu dùng ưa chuộng, bán với giá cao.
Đặc biệt, năm nay cá linh non xuất hiện muộn hơn so với các năm trước hơn 1 tháng nên giá bán cũng cao hơn mọi năm.
Cá linh non đã bắt đầu xuất hiện ở đầu nguồn An Giang.
Hàng năm, đặc sản cá đồng theo nguồn nước sẽ đổ về miền Tây, trong đó cá linh non thường xuất hiện nhiều ở các tỉnh giáp biên giới Campuchia như: An Giang, Đồng Tháp và Long An. Đây là loài cá chỉ xuất hiện một năm một lần trong những tháng mùa lũ, từ cuối tháng 7 đến hết tháng 11.
Năm nay, lũ vùng ĐBSCL về muộn hơn so với các năm trước khoảng 1-1,5 tháng, vì vậy đến thời điểm hiện nay cá linh non mới xuất hiện được 1-2 tuần.
Cá linh non được ngư dân ở đầu nguồn tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Long An… đánh bắt hiện được bán với giá 150.000 – 160.000 đồng/kg (đối với cá linh làm sạch ruột); cá linh non còn sống giá 100.000 – 120.000 đồng/kg.
Tuy nhiên, tại các nhà hàng, quán ăn cá linh non làm sạch ruột được bán với giá cao gấp đôi, từ 200.000- 220.000 đồng/kg, mà phải đặt trước mới có bán cho thực khách.
Video đang HOT
Đánh bắt cá linh bằng dớn, là loại lưới cưới có chiều dài từ 100-150m. Cá linh non đánh bắt xong được đổ vào khoang xuống để giúp cá tươi ngon. Ảnh: Tư liệu
Vì sao cá linh non bé tí mà có giá cao như vậy? Một số thương lái cho biết: Thời điểm này cá linh non chỉ lớn bằng đầu đũa, người dân chủ yếu đánh bắt cá dưới sông và kênh rạch nhưng số lượng rất ít, chỉ bằng 2 phần 10 so với năm ngoái, vì hiện nay nước lũ vẫn chưa lên đồng.
Anh Nguyễn Văn Ao, người chuyên đánh bắt cá linh mùa lũ ở xã Phú Hội, huyện An Phú (An Giang) cho biết: Đến thời điểm này chưa thấy lũ về, gia đình có 3 miệng dớn đặt dưới sông mỗi ngày chỉ kiếm khoảng 4 đến 5 kg cá linh non. Vì vậy, đánh được ký cá linh nào là thương lái đến tận nhà mua hết.
Cá linh chế biến được nhiều món ăn ngon nhưng cá linh non được xem là ngon nhất nên mấy năm gần đây cá linh non luôn được ưa chuộng, bán với giá cao.
Cá linh non còn sống được bán với giá từ 100.000 đồng, còn tại nhà hàng giá cá linh lên tới 200.000-220.000 đồng/kg, mà phải đặt trước mới có. Ảnh: Tư liệu
Thông thường tháng 8 cá linh non đã xuất hiện nhưng thời gian gần đây mùa lũ tràn về An Giang nước đang thấp dần, mực nước lũ không cao như trước đây nên nguồn cá linh và các loài cá khác cũng hao hụt theo.
Thời điểm tháng 8, bà con đã bắt đầu mong ngóng cá linh nhưng mãi đến tận bây giờ, cá mới bắt đầu xuất hiện ở đầu nguồn An Giang nên bà con cũng rất phấn khởi.
Bà Lê Thị Tú, tiểu thương ở chợ Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) cho biết thêm: Hai năm trở lại đây không hiểu vì sao lũ về muộn và nhỏ nên các loại cá đồng trở nên khan hiếm. Chứ 3-4 năm về trước, vào thời điểm này tại vùng biên giới An Phú nước đã ngập tràn đồng trắng xóa, cá linh non đầu mùa xuất hiện rất nhiều, người dân vùng biên đi đánh bắt mang đến chợ xã cũng vài trăm kg/ngày.
Cá linh mùa lũ thường được các tiểu thương thu mua mang đi tiêu thụ cho các chợ đầu mối lớn ở các tỉnh như Vĩnh Long, TP Cần Thơ và TP Hồ Chí Minh…
Tháng 9 về miền Tây ăn đặc sản mùa nước nổi
Nếu đến Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vào dịp tháng chín, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ngon, lạ, độc đáo rất đặc trưng, không phải lúc nào cũng có!
Cách làm cá linh kho lạt
Hằng năm, vào khoảng đầu tháng 9, nước lũ từ thượng nguồn sông Mekong tràn về ĐBSCL, mang theo tôm cá với sản lượng dồi dào. Người dân miền Tây khai thác, đánh bắt được rất nhiều tôm cá trong suốt mùa nước nổi. Sinh hoạt trong mùa nước nổi cũng trở thành nét đặc trưng của cư dân vùng hạ lưu sông Mekong...
Nước dâng kèm theo xuất hiện cá linh non. Cá linh non theo nước vào các sông rạch, đồng ruộng và lớn dần lên. Cá linh non chỉ bằng đầu đũa, ăn mềm, ngon, ngọt thịt... Cá linh non nấu chua với bông điên điển là món ngon đăc sắc đầu mùa nước. Nước ngập, tràn đồng, bông điên điển nở lấm tấm, vàng rực trên những cánh đồng, bờ kinh, mương.
Cá linh non bông điên điển
Cá linh non làm sạch bằng cách nặn nhẹ ruột, rửa rồi để trong rổ cho ráo nước, sau đó đơm ra dĩa, xắt vài lát ớt sừng trâu chín đỏ rải lên. Bông điên điển rửa sạch... Bắc nồi nước nấu sôi, bỏ chút muối hột, dầm me lấy nước chua, cho thêm ít thơm, bạc hà hoặc bông súng, cù nèo vào, êm nếm chút gia vị vừa ăn. Tiếp đến cho sả băm tươi vào nước rồi cho bông điên điển vào, chờ nước sôi riu, trút cá linh non vào nồi. Chừng ít phút sau, xắt rau om, hoặc ngò gai hay cần dày lá vào cho thơm, bắc xuống... là thơm lừng.
Món này ăn với cơm, bún đều ngon. Thịt cá linh non mềm, thơm, béo nhẹ. Bông điên điển giòn, ngọt. Nước canh chua ngon ngót cộng với mùi thơm của sả, rau nêm sẽ làm bạn ăn không muốn dừng, ăn đến đổ mồ hôi, sảng khoái...
Canh chua cá linh non bông điên điển là món ngon dân dã, độc đáo chỉ có vào đầu mùa nước nổi. Sau đó thì hầu như không thể có, bởi cá linh đã lớn, bông điên điển thì qua mùa. Vào thời điểm nước mới về ở miền Tây, cá linh non có giá khoảng 200.000 đồng/kg, sau đó giảm dần. Bông điên điển đầu mùa 80.000 đồng/kg, khi vô mùa còn chừng 20.000 đồng/ký... Hiện nay, cá lòng non ở các chợ đầu nguồn sông Hậu có gia từ 250.000 đồng đến 400.000 đồng một kg, nhưng vẫn đắt hàng!
Tép trấu nhúng bột chiên giòn
Tép trấu có nơi còn gọi là tép mòng, có rất nhiều trong môi trường mùa nước nổi. Tép trấu làm được khá nhiều món quê mùa, dân dã nhưng cũng rất ngon, lạ miệng! Tép trấu chiên bột ăn kèm với bún, cải xanh, rau sống như bánh cống, bánh xèo là món ngon dân dã mà người ở thị thành khi ăn còn mắc mê!
Gạo cũ ngâm nước chừng hai tiếng đồng hồ, được xay bằng cối đá với độ đậm đặc giống như bột chiên bánh xèo. Nguyên liệu là tép trấu lặt sạch, hành lá xắt hạt lựu, hành tím xắt nhuyễn, muối, đường, hạt nêm, lòng đỏ hột vịt trộn đều trong bột. Bắc chảo lên bếp phi ít hành tỏi cho thơm rồi đổ dầu, mỡ vào đun sôi, sao cho dầu vừa ngập miếng bột chiên. Dùng vá múc bột có lẫn tép đổ nhẹ vào chảo, tránh cho bánh bị vỡ hay dị dạng. Để lửa riu hơi già, khi thấy bánh bột trở màu vàng rơm có nghĩa là bánh đã chín, tép trấu giòn khuấy và bột mềm, giòn ở rìa, nhưng dai nhẹ phần trong.
Khi thưởng thức, ta sắp bánh ra dĩa và soạn rau, làm nước mắm chua bằng ớt sừng trâu chín đâm nhuyễn với tỏi, giấm hoặc chanh pha với mắm ngon và nước ấm chín, nêm nếm sao cho vừa ăn. Bún ngon xé ra lọn nhỏ đơm vào tô trộn với rau sống, dưa leo băm. Nếu có củ cải trắng, cà rốt xắt sợi thì càng hay. Sau cùng, rải đậu phộng đâm vỡ chừng phần tư hạt, rưới nước mắm chua ngọt lên trộn đều và vừa cắn miếng bánh bột chiên tép trấu vừa "lua" sợi bún trắng ngần mềm mại vào miệng. Bạn sẽ ngất ngây cảm nhận đủ các vị thơm, giòn của tép, bột, vị cay, nồng, chua, ngọt của nước mắm thấm và rau thơm. Hương vị quê nhà chính là đây! Chắc rằng, món tép trấu chiên bột sẽ gợi cho bạn nhớ về một thời thơ ấu nơi một miền quê nào đó mà ta mãi còn vấn vương, hoài niệm, nhất là mỗi khi mùa nước lũ tràn về!
Chuột xào hành kiệu
Vào mùa nước nổi, chuột ở miền Tây có rất nhiều do nước ngập chúng phải gom lại ẩn nấp trên các gò cao, nên dễ bị săn bắt. Có nhiều loại chuột như chuột cơm, chuột dừa, chuột cống nhum... Các loài này chuyên ăn lúa và khoai củ, quả.
Chuột dùng nước sôi làm sạch, cắt miếng vừa ăn, ướp tiêu, tỏi, bột ngọt, ít muối, ít nước mắm ngon. Kiệu tươi, hành củ lặt sạch, cắt gọn để sẵn. Chảo bắc lên nóng, để chừng muỗng canh mỡ heo, khử sả, tỏi cho thơm rồi cho thịt chuột vào xào. Khi nào thấy thịt săn lại, hơi tái màu, ta cho củ hành, kiệu vào sào tiếp; khi hành, kiệu chín dốt, bắc chảo xuống, xúc thịt ra dĩa và rắc tiêu lên.
Chuột xào kiệu chấm với nước tương dầm ớt hiểm xanh mới đúng điệu và thật tuyệt vời!
Vùng đất nông dân buông lưới, đặt lờ "rình" bắt những con cá quý hiếm mà thiên hạ tôn lên hàng cá đặc sản Dưới chân cầu Đak Pơ Kơ nối liền hai bờ sông Pơ Kơ có một bến thuyền của ngư dân huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai). Bà con rủ nhau về đây để đánh bắt những loài cá quý hiếm đang được xem là cá đặc sản của vùng phía Đông tỉnh Gia Lai như: cá chình, cá đá, cá lúi... Người thì...