Cá leo thịt thơm ngon, dễ nuôi, dễ thu lãi lớn
Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông- khuyến ngư huyện Con Cuông (Nghê An) triển khai nuôi cá leo thương phẩm trong ao đất ở Lục Dạ, Con Cuông. Đây la đối tượng nuôi mới, con giông đang được Trung tâm Giống thủy sản Nghệ An sản xuất, cung ứng cho người dân nuôi rông rai lam thương phẩm.
Cá Leo (Wallago attu Bloch & Schneider, 1801) là cá nước ngọt có kích thước lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt ngon, được nhiều người ưa thích và có giá trị thương phẩm cao đang được nghiên cứu để làm đa dạng hóa đối tượng nuôi.
Gia đình ông La Đình Hợi, bản Tân Hợp, xã Lục Dạ là hộ được chọn để thực hiện mô hình trên diện tích mặt nước 700m2. Triển khai từ tháng 5/2017, gia đình ông Hợi được Trung tâm Khuyến nông tỉnh hỗ trợ 100% tiền cá giống và 60% thức ăn công nghiệp để nuôi cá, vơi tổng trị giá hỗ trợ trên 18 triệu đồng.
Video đang HOT
Với mật độ nuôi 1,5 con/m2, qua hơn 1 tháng nuôi bước đầu thấy cá phát triển tương đối tốt, tỷ lệ sống trên 80%.
Ông Lương Đình Hợi ở Lục Dạ – hộ nuôi cá leo thương phẩm đầu tiên của huyện Con Cuông. Ảnh: Minh Hạnh
Để tạo thêm nguồn thức ăn cho cá, ngoài thức ăn công nghiệp gia đình ông Hơi còn cho ăn thêm ốc bươu vàng. Ốc sau khi bắt về được rửa sạch đem giã nhỏ, mỗi ngày ông cho ăn từ 5-7 kg ốc.
Hiện cá leo trên thị trường có giá từ 110.000 – 130.000 đồng/kg. Vơi gia nay, ước tính mô hình cá leo thương phẩm nuôi tại hộ ông Hợi cho doanh thu gần trên 100 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí, ông Hợi có thể thu lãi 70 triệu đồng.
Cá leo tạp ăn, thức ăn tự nhiên của chúng là các loại cá, nên trong quá trình ương cá giống trong ao hồ, phải thả các loại giống cá khác xuống ao để làm mồi cho chúng. Khi bắt cá leo giống, công nhân phải kéo lưới để lựa chọn.
Cung theo ông Hơi, cá leo thương phẩm có trọng lượng từ 2 – 4 kg, nhanh lớn, thời gian nuôi ngắn, chất lượng thịt thơm ngon nên đươc thi trương ưa chuông. Sau khoang 18 tháng nuôi, cá đạt kích cỡ thương phẩm tiến hành thu hoạch. Trước ngày thu hoạch nên ngừng không cho cá ăn. Thao tác thu cá phải nhẹ nhàng tránh xây xát, làm cá chết ảnh hưởng tới giá trị thương phẩm của cá.
Những năm gần đây không những người dân vùng miền núi, mà nhiều hộ dân ở Nam Đàn, Thanh Chương, Đô Lương… đầu tư nuôi cá leo trong các ao hồ.
Người dân xã Đồng Văn, huyện Quế Phong thu hoạch cá leo được nuôi trong lồng bè, trên lòng hồ thủy điện Hủa Na.
Theo tai liêu cua Trung tâm Khuyên nông Quôc gia (Bô NNPTNT), cá leo có tốc độ tăng trưởng nhanh, phát triển tốt khi nuôi trong ao, hồ, lồng, bè, có thể là đối tượng nuôi thay thế cho cá tra, cá basa. Là loài cá dữ, thức ăn của chúng chủ yếu là động vật, trong quá trình nuôi thương phẩm tận dụng được nguồn cá tạp làm thức ăn, hệ số chuyển đổi thức ăn 3,5 – 4. Ngoài ra, có thể sử dụng thức ăn tự chế với hàm lượng đạm từ 30 – 35%, hệ số chuyển hóa thức ăn 1,7 – 2,2%.
Cá leo có sức đề kháng với bệnh tốt, trong quá trình nuôi thương phẩm yêu cầu kỹ thuật nuôi không quá phức tạp, bệnh thường gặp trên cá leo chỉ là các bệnh ký sinh trùng trên da nên rất dễ chữa trị, ít tốn kém và ít rủi ro trong quá trình nuôi.
Theo Danviet