Cả làng trồng mai vàng ở Long An, nhiều nhà là nông dân tỷ phú nhưng khổ vì đường lầy, điện yếu
Những năm qua, nhiều nông dân xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An xây dựng được nhà cửa khang trang, chất lượng cuộc sống ngày càng nâng lên,…là nhờ cây mai vàng.
Tuy nhiên, hiện nay, làng nghề trồng mai vàng Tân Tây còn gặp nhiều khó khăn, cần sự hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời của các cấp, các ngành.
Làm giàu từ cây mai vàng
Chúng tôi men theo Quốc lộ 62 về thăm Làng nghề trồng mai vàng xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa (tỉnh Long An) vào những ngày cuối năm.
Ông Nguyễn Văn Hoàng (Trưởng ban Đại diện Làng nghề Trồng mai vàng xã Tân Tây) khẳng định: “Ngày trước, đi hết xã, kiếm được căn nhà khang trang mỏi cả mắt, còn bây giờ ai cũng khấm khá, việc xây nhà dễ dàng hơn, có khi chỉ cần bán một cây mai là xây được!”.
Người dân xã Tân Tây (huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An) làm giàu nhờ cây mai vàng
Đời sống người dân làng nghề trồng mai ngày càng được nâng lên, nhiều ngôi nhà khang trang mọc lên san sát.
Làm sao không khá được khi chỉ cần trồng 1ha mai vàng thì thu về lợi nhuận gấp 10 lần so với trồng lúa.
Ông Huỳnh Văn Thủy (ấp 4) cho biết: “Bình quân 1ha trồng được 1.800 gốc mai, sau 3-4 năm, bán với giá trung bình 2,5 triệu đồng/gốc, thu về hơn 4,5 tỉ đồng. Trồng mai không lo về khâu tiêu thụ hay rớt giá bởi mai trồng càng lâu thì giá trị kinh tế càng cao…”.
Video đang HOT
Theo ông Thủy, lúc trước, làm lúa thì kinh tế gia đình chỉ ở mức trung bình, từ ngày chuyển sang trồng mai, kinh tế tốt hơn nhiều. Nhờ trồng 3ha mai vàng, gia đình ông xây được ngôi nhà mới trị giá hơn 1 tỉ đồng, lo cho con đi học, mua sắm đầy đủ tiện nghi trong nhà, cuộc sống gia đình thoải mái hơn nhiều…
Dân trồng mai vàng có tiền tỷ nhưng xóm còn nhiều khó khăn
Được biết, năm 2018, toàn xã chỉ có 180ha đất tràm, đất lúa được người dân chuyển sang trồng mai vàng thì đến cuối năm 2021 tăng lên gần 340ha.
Đặc biệt, năm 2020, Tân Tây được công nhận Làng nghề trồng mai vàng. Qua đó, tạo điều kiện cho làng nghề phát triển, thúc đẩy phát triển du lịch, KT – XH địa phương.
Tuy nhiên, Làng nghề trồng mai vàng Tân Tây vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Văn Hoàng cho biết thêm: “Diện tích trồng mai vàng chủ yếu tập trung ở ấp 3, 4 nhưng đường vào các ấp này rất khó đi, đường nhỏ, chỉ vừa đủ một chiếc xe máy chạy. Mùa mưa, đường sình lầy. Mùa lũ, đường ngập nước không thể nào đi được.
Ngoài ra, do người dân sống rải rác nên việc kéo điện cũng chưa thực hiện được, người dân chủ yếu sử dụng điện tổ với giá 7.000 đồng/kWh nhưng điện rất yếu nên khó khăn khi áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất.
“Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, chúng tôi kiến nghị các cấp, các ngành bố trí kinh phí đầu tư đường và điện, góp phần cho làng nghề ngày càng phát triển”, ông Hoàng bày tỏ.
Từ khi chuyển sang trồng mai vàng, anh Phạm Văn Đựng (ấp 4) mạnh dạn đầu tư 2 mô tơ điện để bơm nước tưới. Tuy nhiên, do sử dụng điện tổ nên không sử dụng mô tơ được. Thay vào đó, anh phải đầu tư thêm máy dầu và ống bơm nước với chi phí gần 30 triệu đồng.
Anh Đựng nhẩm tính: “Giá 1 kWh điện hạ thế là 3.000 đồng, bơm được 1 giờ, còn sử dụng máy dầu, 1 giờ bơm nước tốn gần 20.000 đồng. Do đó, nông dân muốn sử dụng bơm điện để tiết kiệm chi chí nhưng điện tổ không đáp ứng được. Giờ đây, người dân rất mong sớm có điện để sản xuất và đường đi được đầu tư để thuận lợi hơn. Chỉ cần địa phương phát động, chúng tôi hưởng ứng ngay”.
Làng giữa Sài Gòn trồng thứ cây cảnh, gần Tết tuốt sạch cả lá, vườn chật hẹp vẫn thu tiền tỷ
Tốc độ đô thị hóa tại TP.HCM đã khiến cho nhiều làng nghề mất dần vị thế, tuy nhiên làng nghề trồng mai vàng lại thích ứng, phát triển nhờ không cần đất nhiều, ứng dụng kỹ thuật nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
Làng mai Thủ Đức là một trong những làng mai lớn nhất TP HCM. Tại đây có thể kể đến vườn mai Ba Sơn, năm ngoái có gần 500 gốc mai lớn, nhỏ để phục vụ thị trường Tết.
Nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội đã gọi điện vào đặt mua mai vàng chưng Tết, nên cận Tết chỉ việc đóng hàng và xuất đi.
Làng mai Thủ Đức (TP HCM) vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển bởi thành phố đang có nhiều chính sách hỗ trợ trồng mai vàng...
Cách đó gần 2 km, vườn mai Hà Ba Trận của chị Út Hà với hơn 2.000 gốc mai kiểng, cũng thường xuất hoa đi Hà Nội và các tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai. Làng mai hoạt động tốt cũng tạo nhiều thu nhập cho người nông dân trong khu vực, tiền công thuê họ mỗi ngày là 350.000 đồng/người.
Một quản lý nhà vườn trồng cây cảnh, trồng mai vàng trên đường Phạm Văn Đồng cho biết, nghề này không kém phần vất vả so với nông dân, một năm chỉ trông chờ những ngày giáp Tết để tạo ra kinh tế, năm nào thời tiết tốt, việc chăm sóc và mua bán cũng thuận lợi hơn.
Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa nhanh chóng nên làng mai dần thu hẹp, nhiều hộ trồng mai vàng chuyển nghề.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người đam mê, bám trụ với nghề trồng mai kiểng. Giá trị cây mai kiểng ngày càng cao, chỉ cần diện tích vừa phải có thể duy trì vườn mai trị giá hàng trăm triệu hoặc hàng tỷ đồng. Mặt khác, nhu cầu chơi mai vàng không ngừng nên thị trường tiêu thụ còn rộng mở.
Bà Nguyễn Thị Hai ở phường Hiệp Bình Phước cho biết, trước đây vợ chồng bà có vườn mai gần 4.000 m2, từ khi đô thị hóa, bà cắt một phần xây nhà trọ và chia cho các con, giờ còn khoảng 1.000 m2 giữ lại trồng mai.
Mỗi năm, bà Hai cung cấp ra thị trường khoảng 500 cây mai vàng loại nhỏ giá từ 200.000 đồng - 1 triệu đồng/cây, mai lớn dáng đẹp khoảng từ 20 - 40 cây với mức giá từ 10 - 100 triệu đồng, bình quân thu nhập từ trồng mai khoảng từ 1 - 2 tỷ đồng/năm.
Chưa kể vào dịp tết bà Hai cho thuê cây mai vàng chưng Tết, qua đó thu về hàng chục triệu đồng.
Dù diện tích đất thu hẹp nhưng nhiều người dân Thủ Đức vẫn sống với nghề truyền thống. Bởi nghề trồng mai là một trong những nghề mang lại lợi nhuận cao cho người trồng nếu biết đầu tư và đúng kỹ thuật. Ngày nay, số người chơi cây cảnh ngày càng tăng, đây cũng là lý do để nghề trồng mai có sức sống và phát triển.
Ở huyện Bình Chánh, Làng mai vàng Bình Lợi cũng đang phát triển khá tốt, hằng năm cung cấp hàng triệu cây mai giống, mai kiểng cho nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Với tổng diện tích 309 ha trồng mai vàng (tính đến năm 2020), nông dân xã Bình Lợi có thu nhập trung bình hàng năm từ 300 - 500 triệu đồng/ha/năm. Nhờ vậy mà người dân xã Bình Lợi có đời sống khấm khá hơn trước.
Điều may mắn cho vùng đất Bình Lợi là thổ nhưỡng nơi đây thuận lợi, thích hợp để trồng cây mai vàng. Tuy nhiên, để trồng được cây mai vàng không phải là điều dễ dàng, ngoài sức khỏe thì vốn và kỹ thuật trồng là vấn đề sống còn trong việc trồng hiệu quả cây mai vàng.
Kể từ khi có chủ trương xây dựng nông thôn mới, nông dân trồng mai ở xã Bình Lợi được UBND TP.HCM, UBND huyện Bình Chánh hỗ trợ thông qua việc vay vốn, mở các lớp nghề, tập huấn kỹ thuật trồng mai vàng và hơn hết là đường sá được đầu tư, nâng cấp giúp việc tiêu thụ sản phảm của nông dân thuận lợi hơn.
Ông Lê Hữu Thiện - giám đốc Hợp tác xã hoa mai vàng xã Bình Lợi cho biết, trước đó, nông dân trong xã đã nhận được chính sách hỗ trợ chuyển đổi cây trồng và vật nuôi của Thành phố với mức hỗ trợ khoảng 1 tỷ đồng/ha trồng cây mai vàng và được vay trong 5 năm với lãi suất được hỗ trợ khoảng 80%.
Trong những năm tới, diện tích trồng cây mai vàng ở xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh (TP HCM) sẽ tiếp tục tăng lên. Tuy nhiên, việc này đồng nghĩa với việc gia tăng sức cạnh tranh trong thị trường cung ứng mai vàng.
Do đó, nông dân trồng mai kiểng cần nâng chất lượng cây mai vàng cũng như tạo riêng cho mình một thương hiệu bằng cách tạo dáng (bon sai), tăng số lượng cánh mai vàng...
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có thêm các giải pháp để hỗ trợ phát triển làng nghề mai vàng tại TP.HCM, đặc biệt là trong thời gian gần đây, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến việc tiêu thụ hoa vào dịp Tết trở nên khó khăn.
Long An: Khởi tố 5 đối tượng đánh bạc khi đang giãn cách Đang trong thời gian giãn cách xã hội để phòng chống dịch Covid-19 nhưng 15 "con bạc" ở huyện Thạnh Hóa (Long An) vẫn tập trung sát phạt dưới hình thức lắc tài xỉu. Các đối tượng tham gia đánh bạc ngay giữa mùa dịch (Ảnh Đan Thy). Ngày 4/8, Công an huyện Thạnh Hóa đã khởi tố 5 bị can đều là...