Cả làng thành tỷ phú nhờ buôn “một góc con người”
Cách đây 20 năm, không ai nghĩ giờ họ lại giàu như vậy. Đất đai vài ba tỷ, nhà lầu, xe hơi, biệt thự mọc lên như nấm…
Hầu hết các hộ dân của làng đều làm nghề buôn tóc. Tóc dài, tóc vụn, tóc rối bày khắp trong nhà, ngoài sân
Về làng Đông Bích (xã Đông Thọ, huyện Yên Phong, Bắc Ninh), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi những ngôi nhà 4-5 tầng mọc lên san sát, đậu ngay cổng nhà là những chiếc xế hộp tiền tỷ thứ thiệt.
Ông Nguyễn Mạnh Cường (Bí thư chi bộ làng Đông Bích) chỉ tay về những biệt thự quanh làng tự hào nói: “Toàn là biệt thự, ô tô có được nhờ tóc mà ra. Đây chỉ là phần nổi, còn họ có bao nhiêu tiền thì chỉ họ mới biết được. Tỷ phú ở thôn này rất trẻ, đa số 8X, thậm chí có những cháu 9X cũng trở thành tỷ phú nghề tóc”.
Ông Cường dẫn chứng, trong làng có nhà ông Trường, cả 3 người con trai đều theo nghề tóc, có người là công chức rồi cũng bỏ về buôn tóc. Một số cơ sở thu mua tóc như Thủy Dũng, Tính Huy, Huế Thoại còn mở đại lý bên Thái Lan để kinh doanh tóc cho tiện giao dịch. Trong thôn Đông Thọ, hầu hết người buôn tóc đều có vốn ngoại ngữ kha khá, giao tiếp với người nước ngoài không cần phiên dịch.
Không dừng lại ở thị trường Trung Quốc và Thái Lan, nhiều cơ sở đã mở rộng thị trường sang châu Âu, sang Mỹ.
Tóc trên mọi miền đất nước được thu gom về đây với giá từ vài ngàn đến hàng triệu đồng mỗi kg, tùy theo loại tóc
Nghề buôn tóc ở Đông Thọ chính xác bắt đầu từ năm 1996 nhưng phát triển mạnh nhất vào những năm 1998 – 2000 và kéo dài đến tận bây giờ. “Khoảng 20 năm về trước, thôn Đông Bích và thôn Bình An nghèo lắm, rất nghèo, chủ yếu là đi mua phế liệu, sau đó một vài người đi vào con đường thu mua tóc, thế là từ đấy làm ăn phát triển. Họ bỏ lúa, bỏ khoai để đi buôn tóc. Dần dần buôn tóc thành nghề của cả xã”, ông Cường cho biết.
Video đang HOT
Từ tóc người già, người trẻ đủ màu sắc cho tới những búi tóc rối nhỏ như ngón tay
Nhờ nghề buôn tóc mà ở làng Đông Bích và làng Bình An có 70% số hộ kinh doanh giàu lên. Toàn thôn Đông Bích có hơn 400 hộ thì có tới mấy chục hộ làm đại lý thu mua tóc, trong đó có hơn chục hộ trở thành tỷ phú tóc. “Cuộc sống bây giờ của người dân cứ như trong mơ, không thể tưởng tượng được”, ông Cường hồ hởi nói.
Để giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau, xã Đông Thọ còn thành lập cả câu lạc bộ Nữ doanh nhân buôn tóc dài. Bà Nghiêm Thị Lan, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ làng Đông Bích đồng thời cũng là người thành đạt trong nghề buôn tóc cho biết, nhờ nghề này mà cuộc sống gia đình bà khấm khá hơn, cả 4 đứa con của bà đều làm nghề tóc.
“Theo nghề tóc được 20 năm nay, đi khắp các tỉnh thành trong cả nước, giờ con cái tôi cũng làm nhưng không đi mua mà làm đại lý thu mua tóc, sau đó phân loại xuất sang Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan và Mỹ để sản xuất tóc giả, tóc phục trang cho các diễn viên, nghệ sĩ”, bà Lan chia sẻ.
Bà Lan cho hay, tóc phụ nữ Việt Nam được đánh giá cao bởi tóc khoẻ, dài, óng mượt, có chất lượng cao nhất là ở các vùng cao như Sơn La, Điện Biên hay vùng dân tộc miền Trung. Số lượng đơn đặt hàng từ các doanh nghiệp chế biến tóc ở các nước này rất lớn, bao nhiêu cũng được tiêu thụ hết.
Tóc cái (tóc nguyên bản của 1 người) là hàng cao cấp, đắt tiền nhất nên được phân loại và đánh số
Một số loại tóc đặc biệt được tẩy đen. Theo tiết lộ của những người buôn tóc ở thôn Đông Bích, một cân tóc đẹp, dài, nguyên bản có giá khá cao.
Theo tìm hiểu từ các hộ thu mua tóc, hành trình không chỉ dừng lại ở việc thu mua tóc, mà quan trọng còn ở khâu làm đẹp tóc. Vì vậy, nếu muốn bán được giá cao, cánh lái buôn còn phải “lên đời” cho từng lọn tóc.
Việc đầu tiên là phải phân loại tóc, rồi sau đó chỉnh trang lại cho tóc thẳng theo từng công đoạn: gội, duỗi, chải tóc và hong khô.
Để có được mớ tóc đẹp, bán được giá, người làm tóc phải thực hiện nhiều công đoạn
Cũng theo bà Lan, tóc chủ yếu có hai loại là tóc cái và tóc tỉa. Giá cả tùy thuộc vào độ dài, cân nặng và độ mượt, nhưng đắt nhất vẫn là tóc cái. Tuy nhiên, khi được hỏi về giá các loại tóc, người làng Đông Bích không ai tiết lộ, họ nói đó là bí mật, nếu nói ra việc đi mua sẽ rất khó. Ngay cả cán bộ xã dẫn chúng tôi vào nhà dân, xưởng sản xuất tóc họ cũng không cho chụp ảnh.
Những ngôi nhà khang trang, ô tô tiền tỷ… từ nghề tóc mà có
Nghề buôn tóc không chỉ đem lại nguồn thu nhập cao cho người dân mà còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động mọi lứa tuổi. Thế nhưng có tìm hiểu kỹ mới thấy hết được nỗi vất vả của những người đã gắn bó với thương trường này. Với những người buôn tóc trong xã, đó lại là những ngày nhọc nhằn ngược xuôi trên những con đường đầy bụi cát, ăn nhờ, ở trọ để lượm nhặt từng cụm tóc rối, rồi lại bắt tay vào giũ tóc kiếm cơm.
Theo Danviet
Huyện miền núi trả lại doanh nghiệp 2 ô tô tiền tỷ
Lãnh đạo UBND huyện Nho Quan (Ninh Bình) đang hoàn tất thủ tục để trả lại 2 chiếc ô tô do một doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện tặng.
Ngày 21.3, ông Đinh Chung Phụng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, cho biết tỉnh đã chỉ đạo huyện Nho Quan trả lại hai chiếc ô tô cho Công ty TNHH MTV công nghiệp Hạ Long (gọi tắt là Công ty Hạ Long, đóng trên địa bàn huyện) tặng trước đó.
"Hai chiếc ô tô đã được Huyện ủy và UBND huyện Nho Quan làm xong thủ tục trả lại cho doanh nghiệp", ông Phụng nói.
Năm 2013, Công ty Hạ Long đầu tư xây dựng nhà máy đốt lốp cao su trên địa bàn huyện Nho Quan. Đến năm 2015, phía công ty có nhã ý tặng huyện hai ô tô gầm cao nhằm thuận tiện cho công tác do đây là địa bàn huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình. Huyện sau đó báo cáo với tỉnh và được đồng ý.
Huyện Nho Quan sau đó tiếp nhận hai xe gồm Toyota Fortuner, sản xuất năm 2014, biển kiểm soát 35A - 016.66 và xe Mazda CX5 (sản xuất năm 2014), biển kiểm soát 35A - 018.88.
Chiếc Mazda CX5 được doanh nghiệp tặng Huyện uỷ Nho Quan. Ảnh: Định Bình
Sau khi có ý kiến của Thủ tướng về việc các địa phương không được nhận ôtô do doanh nghiệp tặng, UBND tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo huyện Nho Quan trả lại xe cho Công ty Hạ Long.
Trước đó, vào tháng 3.2016, UBND tỉnh Ninh Bình cũng được một doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện Nho Quan tặng 3 chiếc xe trị giá 6,6 tỷ đồng.
Đó là các xe Land Cruiser VX giá 2,85 tỷ đồng (sản xuất năm 2015), Land Cruiser GXR giá 2,39 tỷ đồng và Camry 2.5 Q có giá 1,36 tỷ đồng.
Đầu tháng 7, UBND tỉnh Ninh Bình có văn bản gửi Bộ Tài chính, xin xác lập quyền sở hữu Nhà nước cho 3 ôtô nói trên với mục đích "phục vụ phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn" trên địa bàn.
Tuy nhiên, sau đó UBND tỉnh Ninh Bình lại có công văn xin hủy quyền sở hữu, trả lại xe cho doanh nghiệp.
Theo Nguyễn Dương (Zing)
Bạn trai ở nhà lầu đi xế sang tôi vẫn bỏ để lấy anh ở trọ, đêm tân hôn chồng cho xem... Anh dựng tôi dậy bằng mọi cách, tôi miễn cưỡng ngồi dậy và mở mắt ra để rồi sốc ngất khi thấy anh cho xem cái "của quý" vừa to vừa thơm của mình. "Trời ơi...". Vợ dậy đi, chồng cho xem cái này, đảm bảo vợ sẽ bất ngờ. (Ảnh minh họa) Tôi và Huy đã có cuộc cãi vã nảy lửa...