Cả làng ở Nghệ An giữ đoạn suối, khi phát lệnh, dân ào xuống bắt hàng tạ loài cá đặc sản bán đắt tiền
Cá mát là loài cá đặc sản nổi tiếng ở miền Tây tỉnh Nghệ An. Mới đây, bà con nhân dân vùng cao xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn đã háo hức lội suối, quăng chài và bắt được 2 tạ cá mát.
Đây là kết quả một quá trình chính chuyền định hướng người dân Bắc Lý phát triển bền vững tài nguyên môi trường trên địa bàn…
Đặc sản cá mát miền Tây Nghệ An
Mới đây, clip, ảnh thu hoạch cá mát – loài cá suối đặc sản do anh Vũ Ngọc Hoài – cán bộ văn phòng UBND xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đăng tải trên Facebook Nhân dân Bắc Lý đã thu hút rất nhiều lượt xem.
Trao đổi với PV Báo điện tử Dân Việt, anh Vũ Ngọc Hoài, cán bộ Văn phòng xã Bắc Lý (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An) cho biết: Tại bản Huồi Cáng 1, xã Bắc Lý, chỉ sau vài giờ lội suối, bà con dân bản đã quăng chài bắt được khoảng 2 tạ cá mát đặc sản.
Đây là thành quả của bà con dân bản sau thời gian cùng nhau khoanh nuôi bảo vệ đàn cá mát. 2 tạ cá này sau đó được chia đều cho các hộ dân trong bản Huồi Cáng 1.
Cá mát không to như các loại cá khác. Loài cá suối này lớn nhất cũng chỉ bằng khoảng 3 ngón tay nhưng lại rất được giới nhà giàu ưa chuộng do thịt cá mát ngon và sạch. Ảnh: Ngọc Hoài.
“Cá mát được gọi là cá đặc sản vì chúng rất ngon và sạch. Cá mát sống ở khe suối, thức ăn chính là rong, rêu bám trên mặt đá. Giống như tên gọi, thịt cá mát rất lành, ngon ngọt; xương cá mát mềm, rán giòn ăn được cả xương rất ngon.
Đem cá rô đồng nấu chè – chuyện lạ đời mà có thật của ẩm thực cung đình Huế
Những món ngon chế biến từ cá mát như: cá mát nấu canh rau rừng, cá mát nấu canh lá lốt, gỏi cá mát, cá mát chiên giòn, cá mát nướng than…”- anh Hoài nói.
Anh Hoài cho biết thêm: Bản Huồi Cáng 1 là bản trung tâm của xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Bản có 205 hộ dân đều là người dân tộc Khơ Mú.
Đây là 1 trong 11 bản người dân tộc Khơ Mú của xã (xã Bắc Lý có 13 bản: 1 bản người Thái, 1 bản người Mông, 11 bản người Khơ Mú với 944 hộ, 4.925 khẩu).
Video đang HOT
Đời sống người dân tộc Khơ Mú ở xã Bắc Lý chủ yếu dựa vào nương rẫy. Tuy nhiên những năm gần đây nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, bức tranh kinh tế, xã hội của xã đã có nhiều chuyển biến tích cực; đặc biệt là phong trào toàn dân xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư.
Từ đó các bản có khe suối đi qua đã xây dựng hương ước để bảo vệ nguồn cá tự nhiên, trong đó có cá mát đặc sản.
Toàn bộ số cá mát và các loại cá suối sau đó được chia đều cho các hộ dân trong bản Huồi Cáng 1, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Ảnh: Ngọc Hoài.
Các bản: Huồi Cáng 1, Bản Buộc, Phia Khăm 2, Na Kho có gần 10km đương khe suối được quản lý, bảo vệ; trong đó, Bản Huồi Cáng 1 có 2km bảo vệ-gọi là Khe Tắm, đầu nguồn thủy điện bản Vẽ Tương Dương.
Đưa việc bảo vệ cá mát vào hương ước bản làng
Theo anh Hoài, cá mát đặc sản không to như các loại cá khác. Loài cá suối này lớn nhất cũng chỉ bằng khoảng 3 ngón tay nhưng lại rất được giới nhà giàu ưa chuộng do thịt cá mát ngon và sạch.
Cá mát được gọi là cá đặc sản vì chúng rất ngon và sạch. Cá mát sống ở khe suối, thức ăn chính là rong, rêu bám trên mặt đá. Ảnh: Ngọc Hoài.
Loại cá mát bé bằng ngón tay đã có giá từ 200.000 – 300.000 đồng/kg. Cá mát to bằng 3 ngón tay có giá từ 350.000 – 400.000 đồng/kg. Giá cá mát khá đắt đỏ nên có thời gian bị khai thác đánh bắt quá mức và trở nên khan hiếm.
Bà con bản Huồi Cáng 1 hào hứng khoe thành quả lội suối, quăng chài bắt cá đặc sản. Ảnh: Ngọc Hoài.
Ông Cụt Văn Long – Chủ tịch UBND xã Bắc Lý cho biết: “Để bảo tồn và phát triển cá mát, từ năm 2019 đến nay, địa phương đã đưa việc bảo vệ cá mát vào hương ước. Bà con cùng khoanh nuôi bảo vệ đàn cá suối. Bên cạnh đó, Ban Quản lý bản phối hợp cùng lực lượng công an xã thường xuyên kiểm tra, tuần tra và sẽ xử lý nghiêm những trường hợp khai thác, đánh bắt trái phép. Từ khi có hương ước, đàn cá mát phát triển rất nhanh.
Cùng với cá mát, bà con bản Huồi Cáng 1 còn bắt được rất nhiều loại cá suối đặc sản tươi roi rói. Ảnh: Ngọc Hoài.
Cũng theo Chủ tịch UBND xã Bắc Lý-ông Cụt Văn Long: Người dân vùng cao xã Bắc Lý thường đánh bắt cá mát bằng quăng chài.
Theo quy định của hương ước, hằng năm, vào dịp trước tết Nguyên đán, UBND xã sẽ phối hợp với các bản tiến hành tổ chức lễ hội bắt cá để phân chia cho nhân dân làm lễ Tết theo phong tục, tập quán.
Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt quan trọng cần vận dụng nguồn cá để giải quyết nhiệm vụ công việc thì có văn bản trình UBND xã xem xét. Tuy nhiên chỉ được đánh bắt cá suối khi chính quyền địa phương cho phép.
Ra biển Nghệ An bắt đầy cá bơn, cá đù, tôm tít tươi roi rói, chưa vào bờ thương lái đã tranh nhau mua
Những ngày đầu năm Nhâm Dần 2022, dù thời tiết không thuận lợi, nhưng ngư dân ven biển huyện Quỳnh Lưu (tỉnh Nghệ An) đã "xông" hái lộc biển đầu năm. Hải sản tuy chưa nhiều, nhưng toàn cá tôm tươi rói...
Ngay sau đón Tết, ngư dân ven biển xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu vươn khơi săn "lộc biển" đầu năm. Ảnh: PV
Theo phong tục của của người dân vùng biển, những chuyến ra khơi đầu năm ngoài mang tôm, cá đầy khoang thuyền về, còn có ý nghĩa cầu mong cho một năm đầy may mắn và thuận buồm xuôi gió. Ảnh: PV
Những ngày đầu năm mới thời tiết không thuận lợi. Khu vực vùng biển vịnh Bắc Bộ có biển động, gió giật cấp 3-4, có lúc mạnh lên cấp 6, giật cấp 7 kèm theo sương mù và mưa nhỏ. Ảnh: PV
Đang bận rộn thu hoạch hải sản, ông Hồ Thích (trú tại thôn 3, xã Quỳnh Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) cho biết: "Những ngày này tuy thời tiết không thuận lợi nhưng từ mùng 4 Tết ngư dân chúng tôi đã xông biển đầu năm để cầu lộc". Ảnh: PV
Những chuyến đi biển đầu năm đã giúp ngư dân mang về từ 1-2 triệu đồng mỗi chuyến. Ảnh: PV
Giá bán ngày đầu năm mới cao gấp đôi so với ngày thường, nhờ đó giúp ngư dân có thêm nguồn thu nhập, yên tâm vươn khơi bám biển. Ảnh: PV
"Những ngày này chúng tôi đánh bắt được rất nhiều hải sản như: cá đù, cá bơn, tôm tít, ghẹ... những chuyến như vậy mang lại cho ngư dân từ 1-2 triệu/ chuyến. Đặc biệt, có những gia đình thu về được 5-6 triệu đồng/chuyến" - ông Hồ Thích, bật mí. Ảnh: PV
Những ngày đầu năm mới, các con tàu ngư dân bắt đầu rẽ sóng ra khơi, mong một năm thuận buồm xuôi gió, cá tôm đầy khoang, một năm đầy no đủ. Ảnh: PV
Theo nhiều ngư dân địa phương, chuyến ra khơi đầu năm không chỉ đơn thuần mang lại nguồn kinh tế cho gia đình, mà còn mang ý nghĩa sâu sắc đối với ngư dân đầu năm. Ảnh: PV
Những mẻ cá bơn, tôm tít... còn tươi rói, được các thương lái thu mua tại chỗ. Ảnh: PV
Sau hơn 6 tiếng ra khơi cách đất liền từ 5-7 hải lý, ngư dân đánh bắt được cá đù, cá bơn, tôm tít... bán với giá 100.000đồng/kg, tôm tít bán giá từ 150.000-250.000đồng/kg. Ảnh: PV
Nghệ An: Phát hiện nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 Nghệ An ghi nhận 845 ca mắc COVID-19, trong đó có 146 ca cộng đồng; 699 ca đã được cách ly từ trước. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An cho biết, từ 18 giờ ngày 6/2 đến 6 giờ ngày 7/2, tỉnh ghi nhận 845 ca mắc COVID-19, trong đó có 146 ca cộng đồng; 699 ca đã được cách ly...