Cả làng ở Nam Định giàu lên trông thấy nhờ trồng thứ cây không ngờ có ngày đắt giá
Từ xa xưa Hải Đường (huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) được biết đến bởi nơi đây vốn là một làng quê trù phú màu mỡ với những mảnh vườn bốn mùa bát ngát cau xanh trải dài theo luỹ tre làng… Cay cau đã được bà con nông dân trồng cấy lưu truyền qua các thế hệ người Hải Đường. Và cây cau lá trầu không chỉ là trong truyện truyền thuyết mà giờ đây cau Hải Đường đã và đang làm đẹp cho quê hương đổi mới từng ngày.
Chính vì thế mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chọn làng Hoành Đồn – xã Hải Đường nằm trong Chương trình mục tiêu Quốc gia làng sinh thái từ năm 2008.
Những năm gần đây phát huy lợi thế của địa phương, mỗi năm người dân Hải Đường bán ra thị trường hàng trăm tấn cau quả, thu về hàng chục tỷ đồng chưa kể bán cây cau giống cho các địa phương khác cũng cho nguồn thu đáng kể.
Tuy nhiên, ở trong nước quả cau mới chỉ sử dụng cho bào chế các bài thuốc cổ truyền từ ngạt cau và một phần cho sinh hoạt cưới hỏi, ăn trầu …
Khi được thị trường các nước trong khu vực như Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và một số nước châu Âu biết đến, việc dùng cau sấy khô để bào chế thành sản phẩm kẹo cau dùng cho những nơi có khí hậu lạnh đã được thương lái từ Trung Quốc đến tham quan và trực tiếp ký hợp đồng bao tiêu, xuất đi các nước.
Sơ chế, phân loại quả cau ở xã Hải Đường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định.
Ban đầu tất cả các khâu sản xuất chế biến quả cau mới chỉ là hình thức thủ công nhỏ lẻ, đơn thuần, từ 3 rồi 5 cơ sở đến nay xã Hải Đường đang có 16 cơ sở thu mua sản xuất cau sấy khô.
Đặc biệt mùa cau năm 2015, tất cả được chuyển sang sản xuất cau sấy theo công nghệ mới được thương lái đặt hàng và đầu tư một phần vốn cho mua sắm thiết bị, cải tạo lò sấy.
Theo các chủ lò, nếu sản xuất theo phương pháp thủ công sấy bằng than củi, than tổ ong bình thường phải mất 5 ngày mới cho ra lò môt lượng 10 tấn cau khô. Nhưng nếu sấy theo công nghệ mới bằng lò hơi thì chỉ mất 3 ngày đã cho ra lò 1 lượng 20 tấn cau khô.
Theo phân tích của các thương lái, cau sấy bằng nhiệt theo công nghệ mới đạt cao hơn so với sấy thủ công và đảm bảo chất lượng sạch, an toàn. Nhưng nếu sản xuất theo phương pháp thủ công qua lửa và khói than nhiều độc tố, tỷ lệ thành phẩm cau sấy khô đạt thấp hơn.
Chính vì vậy mà các chủ lò đã sớm tiếp cận với phương pháp sấy theo công nghệ mới và đã được khách hàng đặt thu mua với số lượng lớn mà giá thành lại cao hơn so với hàng năm.
Video đang HOT
Về Hải Đường những ngày này, khi mùa cau đang đến kỳ thu hoạch đại trà không khí nhộn nhip ở hầu hết các ngả đường trong thôn xóm bà con nông dân phấn khởi với một vụ cau được mùa, giá cao đang thu hái về nhập cho các chủ lò.
Một số người còn đi thu mua cau tươi ở các huyện trong tỉnh và các tỉnh Thanh hoá, Ninh Bình về nhập mỗi ngày hàng chục tấn.
Với lượng cau quả và giá bán như hiện nay gần 30.000/kg quả tươi, nhiều hộ nông dân ở Hải Đường sẽ cho thu nhập từ 50 -70 triệu đồng.
Cá biệt có hộ đạt gần 100 triệu đồng chưa kể lao động đi thu mua cau tươi cũng có thu nhập từ 15 – 20 triệu đồng/tháng.
Riêng đối với các chủ cơ sở sản xuất sấy cau khô, mỗi lò trừ chi phí ước tính đạt 700 – 900 triệu đồng/1 vụ cau. Ngoài ra còn tạo việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương có thu nhập từ 7- 8 triệu đồng/người/tháng.
Để có được thành công trong chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới Hải Đường giờ đây đang phát huy thế mạnh sẵn có của địa phương, tiếp tục tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hàng hoá và xây dựng các làng nghề truyền thống nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới bền vững và phát triển.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam nêu giải pháp giúp nông dân tăng thu nhập
Một trong những giải pháp để nâng cao thu nhập cho người nông dân là phải chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp.
Giải pháp cốt lõi cho kinh tế nông thôn chính là kinh tế tập thể.
Nhân dịp đầu Xuân Nhâm Dần 2022, phóng viên Dân trí đã có cuộc phỏng vấn ông Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về hoạt động của Hội trong năm 2021 và định hướng trong thời gian tới.
Trong 2 năm 2020, 2021, dịch Covid-19 đã khiến đời sống người nông dân trên cả nước gặp nhiều khó khăn, nhất là vấn đề tiêu thụ nông sản, thời gian này, Hội Nông dân Việt Nam đã có những hoạt động, chương trình cụ thể như thế nào để hỗ trợ người nông dân, thưa ông?
- Khi dịch Covid-19 xuất hiện ở Việt Nam, nhiều ngành nghề, lĩnh vực bị ảnh hưởng, trong đó có người nông dân. Các địa phương thực hiện các lệnh phong tỏa, giãn cách để chống dịch, khiến lượng lớn nông sản của người nông dân bị ách tắc, khó tiêu thụ, gây thiệt hại lớn.
Trong bối cảnh đó, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã chỉ đạo Hội Nông dân các tỉnh, thành phố trên cả nước tập trung kết nối tiêu thụ nông sản cho nông dân. Trong năm 2020 và 2021, hầu hết các tỉnh đã phối hợp, giúp đỡ lẫn nhau để hỗ trợ nông dân cả nước tiêu thụ nông sản.
Cho đến hiện nay, hệ thống của Hội Nông dân trên cả nước đã lập được trên 130 cửa hàng của Hội và phối hợp với các cửa hàng khác, tổng số có trên 760 cửa hàng để tập trung hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho nông dân.
Chúng tôi đã phát động các hội viên nông dân góp công, góp sức ủng hộ cho người nông dân ở địa phương và thành lập các "Tổ nông vụ". Thời điểm chưa có vaccine, chúng ta phải rà soát, cách ly F0, F1, có gia đình cách ly cả nhà, nông sản ngoài đồng không ai thu hoạch được, lúc này "Tổ nông vụ" đã thu hoạch giúp và vận chuyển đến tận nhà để người ta yên tâm cách ly.
Còn đối với sản xuất, chúng tôi phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, trước hết tận dụng về mặt khoa học kỹ thuật, thứ 2 là về các nguồn lực, kể cả nguồn lực tài chính; tăng cường phối hợp với các ngân hàng thương mại, trong đó có ngân hàng nông nghiệp để hỗ trợ vốn cho người nông dân.
Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cũng xem xét và giảm phí vay từ nguồn phí hỗ trợ nông dân để hỗ trợ cho bà con nông dân.
Ông Lương Quốc Đoàn, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam. (Ảnh: Nguyễn Dương).
Tại kỳ họp bất thường vừa qua, Quốc hội đã thông qua Gói hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội có quy mô gần 350.000 tỷ đồng, trong đó có mục Hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh với 110.000 tỷ đồng. Tới đây, Hội Nông dân Việt Nam có những giải pháp gì để triển khai gói hỗ trợ này đúng và trúng mục tiêu, đem lại hiệu quả đến các hợp tác xã, thưa ông?
- Gói kích thích tăng trưởng vừa được Quốc hội thông qua là động lực lớn để chúng ta phục hồi, phát triển kinh tế trong năm 2022 và các năm tiếp theo. Gói hỗ trợ này một phần sẽ tác động lớn đến sản xuất, phục hồi sản xuất của người nông dân, trong đó có các hợp tác xã và một trong các giải pháp là có giải pháp an sinh.
Đối với Hội Nông dân Việt Nam, giải pháp tham gia phát triển kinh tế tập thể là một trong những giải pháp rất lớn, Hội đã có Nghị quyết về việc này.
Chúng tôi cũng xác định một trong những giải pháp để nâng cao thu nhập cho người nông dân là phải chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Giải pháp cốt lõi cho kinh tế nông thôn chính là kinh tế tập thể.
Hội Nông dân Việt Nam đã tham gia mạnh mẽ vào kinh tế tập thể trong những năm qua. Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh các tổ hội nghề nghiệp, để nó làm nền tảng để phát triển hợp tác xã. Ví dụ, người chăn nuôi tập hợp với nhau thành tổ hội chăn nuôi, trồng trọt thành tổ hội trồng trọt. Từ đó để người nông dân làm quen với cách làm việc tập thể, chính là nền tảng để chúng tôi phát triển kinh tế tập thể.
Chúng tôi đã làm việc và tiếp tục ký kết chương trình với các bộ, ban ngành, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, để ngoài việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, thì cũng thực hiện các chương trình liên quan đến gói kích thích Quốc hội vừa thông qua.
Hội Nông dân Việt Nam cũng phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thực hiện các giải pháp, đặc biệt là giải pháp đào tạo nghề và chuyển đổi nghề cho lao động nông thôn. Trong đó chú trọng chuyển đổi nghề cho nhóm lao động nông thôn đi nơi khác làm ăn (lao động tự do), cũng như số lao động là công nhân vừa quay về quê từ đại dịch.
Ngoài ra, chúng tôi cũng ký kết chặt chẽ với Ủy ban Dân tộc để thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia nhằm phát triển kinh tế - xã hội vùng núi, đồng bào dân tộc.
Một điểm hỗ trợ tiêu thụ nông sản trong mùa dịch Covid-19 được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các đơn vị triển khai hồi tháng 6/2021. (Ảnh: Minh Long).
Về lâu dài cũng như trước mắt là năm 2022, Hội Nông dân Việt Nam đã có những kế hoạch như thế nào để tiếp tục hỗ trợ người nông dân, thưa ông?
- Trong năm 2022, chúng tôi tập trung mấy việc như: Củng cố lại cơ sở các Chi hội, Tổ hội, tức là sắp xếp lại, đổi mới tổ chức Hội trên cơ sở sắp xếp lại các Chi hội, Tổ hội và quyết tâm mạnh mẽ hơn trong việc thành lập các Tổ hội nghề nghiệp. Thông qua đó đổi mới phương thức hoạt động này, để làm sao hoạt động của Hội Nông dân mang lại lợi ích thiết thực hơn cho hội viên nông dân.
Ngoài ra, thông qua đổi mới, phương thức hoạt động của Hội Nông dân để chúng ta thực hiện nhiều giải pháp mới, như: Vừa tổ chức sản xuất, tuyên truyền và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ban ngành để thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Trên cơ sở đó làm thay đổi mạnh mẽ tư duy, suy nghĩ của người nông dân, để người nông dân từ sản xuất hàng hóa nhỏ lẻ, manh mún chuyển sang sản xuất hàng hóa lớn và sản xuất đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Tức là, người nông dân phải có tư duy kinh tế nông nghiệp, làm ra nhiều sản phẩm mang lại lợi ích lớn hơn, giá trị gia tăng hơn.
Hội Nông dân Việt Nam sẽ phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện tốt tái cơ cấu nông nghiệp, để làm sao người nông dân sản xuất ra hàng hóa đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và tất cả các mặt hàng sản xuất ra đều phải đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Chúng ta phải xóa bỏ tình trạng nhiều người hay nói "rau hai luống, lợn hai chuồng", vì điều này làm cho uy tín các sản phẩm nông sản của chúng ta xuống thấp.
Vấn đề nữa là tái cơ cấu nền nông nghiệp, làm sao để người nông dân sản xuất phải theo đúng vùng, đúng qui định, tiêu chuẩn. Hội Nông dân sẽ tập trung cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, làm sao xây dựng được vùng nguyên liệu cho bà con nông dân sản xuất. Khi có vùng nguyên liệu ổn định thì sẽ có doanh nghiệp đầu tư vào chế biến.
Trong bối cảnh dịch Covid-19, giá vật tư đầu vào sản xuất tăng cao, Hội cũng đã phối hợp với các doanh nghiệp để hỗ trợ người nông dân mua được vật tư đầu vào phục vụ sản xuất đúng chất lượng và giá cả hợp lý.
Xin cảm ơn ông!
Gần 80% diện tích đã có nước cho vụ Đông Xuân Theo Tổng cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến 16h ngày 22/1, các địa phương khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2021-2022 đạt 403.422/506.558 ha, tương đương đạt 79,64%, tăng 5,37% so với ngày hôm qua (21/1). Nông dân xã Phú Châu, huyện...