Cả làng nhiều người bệnh cùng triệu chứng, 2 người chết: Vẫn chưa biết bị nhiễm độc gì
Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho biết đang phối hợp ngành y tế Kon Tum truy tìm nguyên nhân khiến 2 người chết và nhiều người mắc bệnh sau khi ăn ‘ Tết chuồng trâu’ ở làng Kon Kum.
Các bệnh nhân được chăm sóc tại Trung tâm Y tế huyện Kon Plông – Ảnh: T.T.
Trưa 9-3, TS Viên Chinh Chiến – viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên – cho biết các nhân viên điều tra dịch tễ vẫn đang thu thập thông tin, điều tra dịch tễ để tìm rõ nguyên nhân khiến 2 người chết và nhiều người bệnh ở làng Kon Kum thuộc xã Măng Cành, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
“Bước đầu cho thấy bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý nhiễm trùng nhiễm độc. Nguồn gốc của bệnh này có thể xuất phát từ bữa ăn ‘Tết chuồng trâu’ tại hộ gia đình làng Kon Kum.
Ngành y tế đã hội chẩn và phát hiện dấu hiệu của bệnh phát tác từ vi trùng có độc tố. Qua điều tra dịch tễ cho thấy nhiều khả năng việc vệ sinh trong nấu ăn tại bữa ăn này có vấn đề. Tuy nhiên, bữa ăn xuất phát từ ngày 22-2 là quá lâu nên khó có thể tìm được nguyên nhân”, TS Chiến nói.
TS Chiến cho biết trong dịp ‘Tết chuồng trâu’, người dân địa phương tự tổ chức nấu nướng. Việc sử dụng nguyên vật liệu nấu nướng và cách chế biến có thể không đảm bảo dẫn đến việc người ăn nhiễm vi trùng có độc tố.
Ông cũng cho hay đã cử một lãnh đạo của viện chuyên mảng an toàn thực phẩm đến Kon Tum để hỗ trợ điều tra dịch tễ.
Trong khi đó, BS Võ Văn Thanh – giám đốc Sở Y tế Kon Tum – cho biết: “Bước đầu chúng tôi mới nhận thấy bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, rối loạn về thần kinh. Ngành chức năng vẫn chưa xác định được những người dân ở làng Kon Kum nhiễm độc chất gì. Để đề phòng, ngành y tế địa phương đã điều tra những người có yếu tố nguy cơ và đưa về Trung tâm y tế huyện để chủ động theo dõi và phun thuốc khử trùng, giám sát y tế”.
Video đang HOT
BS Thanh cũng cho biết chưa khẳng định được những người dân này có phải nhiễm độc chất của vi khuẩn Clostridium botulinum (có thể gây liệt thần kinh nếu ăn phải thức ăn bị nhiễm khuẩn này) hay không.
Các chuyên gia tại Bệnh viện Bạch Mai đã vào lấy mẫu xét nghiệm, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã về địa phương điều tra. Tuy nhiên, đến hiện tại vẫn chưa có phát hiện gì mới. Hiện địa phương vẫn đang chờ kết quả xét nghiệm của Bệnh viện Bạch Mai để đi đến kết luận cuối cùng.
Trước đó, ngành y tế Kon Tum phát hiện một chùm bệnh lạ xuất hiện sau bữa ăn “Tết chuồng trâu” tại làng Kon Kum, xã Măng Cành. Theo đó, ngày 17-2, làng Kon Kum tổ chức ăn “Tết chuồng trâu”. Đây là một lễ hội truyền thống của người dân tộc Mơ Nâm sau khi dựng chuồng trâu cho trâu bò.
Sau vài ngày ăn uống, 6 người ngồi cùng mâm trong làng có các biểu hiện sốt, nôn ói, đau bụng… Có 2 người chết sau khi ăn “Tết chuồng trâu” là anh A.V. (36 tuổi) và bà Y.N. (65 tuổi).
Riêng trường hợp bà Y.K. (64 tuổi) hiện được xác định không liên quan đến “Tết chuồng trâu”. Bà có bệnh lý suy thận mãn tính nặng từ trước. Trước khi tử vong, bà có biểu hiện phù toàn thân.
Các bệnh nhân còn lại cơ bản sức khỏe đã ổn định, có một trường hợp đã được cho về nhà.
Kon Tum: Điều tra nguyên nhân gây chùm ca bệnh ở huyện Kon PLông
Các bệnh nhân đều có dấu hiệu về tiêu hóa (đau bụng, nôn ói nhiều), thần kinh (đau đầu, chóng mặt, buồn nôn), hô hấp (ho, khó thở).
Các bệnh nhân vẫn đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Kon PLong. (Ảnh: Cao Nguyên/TTXVN)
Chỉ trong thời gian ngắn, làng Kon Kum, xã Măng Cành, huyện Kon PLông (Kon Tum) đã có 3 người chết, 21 người nhập viện với cùng triệu chứng.
Theo nhận định của Sở Y tế Kon Tum (báo cáo số 851/BC-SYT ngày 5/3), các trường hợp tử vong, mắc bệnh tại làng Kon Kum qua điều tra, giám sát lấy mẫu xét nghiệm chưa thấy có yếu tố dịch tễ liên quan đến dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm lây lan giữa các trường hợp này với nhau. Khả năng liên quan đến vấn đề thực phẩm là rất cao.
Ngày 21/2, anh A.V (36 tuổi) ở làng Kon Kum có triệu chứng đau đầu, đau bụng, ăn uống kém, chóng mặt, buồn nôn và nôn nhiều. Đến ngày 22/2, anh A.V nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện Kon PLông trong tình trạng không sốt, không co giật, nhưng gọi, hỏi đều không biết.
Chẩn đoán của các bác sỹ là hôn mê sâu chưa rõ nguyên nhân hoặc do viêm não, ngộ độc rượu. Anh A.V được chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum.
Cũng trong ngày 22/2, bà Y.B (65 tuổi) mẹ của anh A.V, nhập viện với các triệu chứng như con trai, kèm ho nhiều, kéo dài từng cơn. Khi nhập viện tại Trung tâm Y tế huyện huyện Kon PLông (ngày 25/2) bà Y.B sốt 38 độ, không co giật, sợ ánh sáng, gọi hỏi vẫn biết.
Trung tâm chẩn đoán theo dõi viêm màng não và chuyển lên tuyến trên. Cùng đó, bà Y.K (64 tuổi) xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đau lan sau lưng, thể trạng suy kiệt...
Ngày 25/2, anh A.V tử vong tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum, còn bà Y.B tử vong ngày 2/3 tại bệnh viện và bà Y.K tử vong tại nhà.
Sau ngày 25/2, nhiều bệnh nhân khác trong làng Kon Kum phát bệnh. Cụ thể, anh A.L (24 tuổi), A.V (24 tuổi) và A.D (25 tuổi) đều phải chuyển lên bệnh viện tuyến trên.
Ngoài ra, còn có 3 người đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum; 18 người khác trong làng Kon Kum có triệu chứng lâm sàng như các nạn nhân trên, phải nhập viện cấp cứu tại Trung tâm y tế huyện Kon PLông.
Các bệnh nhân vẫn đang được điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Kon PLong. (Ảnh: Cao Nguyên/TTXVN)
Các bệnh nhân đều có dấu hiệu về tiêu hóa (đau bụng, nôn ói nhiều), thần kinh (đau đầu, chóng mặt, buồn nôn), hô hấp (ho, khó thở).
Theo báo cáo của Sở Y tế Kon Tum (số 851/BC-SYT ngày 5/3), ba bệnh nhân tử vong gồm anh A.V tử vong do suy hô hấp hoặc viêm não. Trước khi tử vong, anh A.V có uống rượu trong Tết chuồng trâu. Bệnh nhân Y.B tử vong do suy hô hấp, viêm phổi. Bệnh nhân Y.K bị sỏi thận 18 tháng qua; khi phát bệnh không uống thuốc và điều trị.
Ngay khi biết thông tin về vụ việc, các ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã nhanh chóng vào cuộc. Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kon PLông Đặng Văn Điền cho biết đây là một chùm ca bệnh.
Sau khi báo cáo vụ việc, xin ý kiến chỉ đạo từ cấp trên, Sở Y tế đã cử cán bộ chuyên môn vào làng điều tra, đánh giá và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cũng như điều trị, phục hồi sức khỏe cho nhân dân. Hiện sức khỏe những người đang điều trị tại trung tâm đã tốt hơn trước...
Làng Kon Kum có 73 hộ với 226 nhân khẩu. Trước khi hàng chục người dân ở làng Kon Kum xuất hiện các triệu chứng bị bệnh, trong làng có tổ chức Tết chuồng trâu, bắt đầu từ ngày 17/2 và kéo dài trong nhiều ngày.
Tết này tổ chức theo từng nhóm gồm 5-7 hộ dân tham gia. Tổng cộng có 7 nhóm thay phiên nhau tổ chức trong nhiều ngày. Khi anh A.V tử vong, nhiều người khác bắt đầu phát bệnh.
Hiện, mẫu bệnh phẩm của anh A.D (đang nằm trong Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum) và A.VN (Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện đa khoa tỉnh Kon Tum) gửi Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên đều cho kết quả âm tính lần 1 với SARS-CoV-2.
Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm điều tra và lấy 1 mẫu nước, 7 mẫu rượu để xét nghiệm.
Ông Đặng Văn Điền, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kon PLông cho biết: Trung tâm đang tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân ăn uống đảm bảo an toàn thực phẩm; phun hóa chất, vệ sinh môi trường làng Kon Kum; truyền thông cho người dân biết về tác dụng, lợi ích của tiêm chủng, tiêm đúng lịch, đủ mũi vaccine viêm não Nhật Bản./.
Lấy mẫu xét nghiệm người mắc "bệnh lạ" sau khi ăn "tết chuồng trâu" ở Kon Tum Ngày 9/3, ông Võ Văn Thanh - Giám đốc Sở Y tế Kon Tum cho biết, các cơ quan chức năng đang tiến hành lấy mẫu xét nghiệm đối với những người mắc bệnh sau khi ăn "tết chuồng trâu". Các trường hợp liên quan đến 2 ca tử vong sau khi ăn "tết chuồng trâu" được theo dõi tại Trung tâm y...