Cả làng mất ngủ canh cây rơm “tự” bốc cháy
Những ngày qua, người dân thôn Thống Nhất, xã An Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) luôn sống trong cảnh hoang mang, nơm nớp lo cây rơm khô của gia đình bị đốt cháy trong đêm.
Theo phản ánh của người dân, trong đêm 23 và 24/5, nhiều cây rơm ở thôn Thống Nhất bỗng nhiên bốc cháy dữ dội khiến hơn 350 hộ dân với khoảng 1.500 nhân khẩu rất hoang mang, lo sợ.
Ông Nguyễn Duy Viên, Trưởng ban Mặt trận thôn Thống Nhất thở dài: “Rứa là 2 đêm liên tiếp rồi, cả làng tui dường như không ai ngủ được. Ban ngày trời nắng khủng khiếp, bà con tranh thủ bám đồng gặt lúa, làm đất để kịp gieo vụ hè thu. Còn đêm xuống thì phải thức trắng để canh “giặc lửa”. Mấy đêm liên tiếp, nhiều hộ dân bị kẻ xấu đốt cháy các cây rơm vừa dựng lên để làm thức ăn cho đàn trâu, bò”.
Hàng ngàn người dân thôn Thông Nhất đang rất hoang mang trước hiện tượng bất thường này
Nói rồi ông Viên dẫn chúng tôi đi chứng kiến những hộ dân có cây rơm bị cháy bất thường. Gặp chúng tôi, ông Lê Văn Thạnh (59 tuổi) nói trong nước mắt: “Mấy chú coi, tui có thù oán chi với ai mà đêm trước cây rơm của nhà tui bỗng nhiên bốc cháy. Cả làng tập trung dập nhưng ngọn lửa lan nhanh nên trong chốc lát đã trở thành đống tro tàn. Cây rơm nhà tui xây kỳ công lắm, gặt hơn 3 ha ruộng là tui thuê người xây lại để nuôi 5 con bò”.
Còn ông Nguyễn Đại Đới (52 tuổi) nói hụt hơi trong nắng rát: “Đêm hôm qua, cả nhà đang xem ti vi, tự nhiên phát hiện ngọn lửa bùng lên ở cây rơm cạnh góc vườn. Trong đêm tối, cả xóm chỉ tập trung phong tỏa, đề phòng ngọn lửa cháy lan vào nhà, còn cây rơm thì bị lửa thiêu rụi”.
Không riêng gì nhà ông Thạnh, ông Đới, nhà Phó Chủ nhiệm HTX Thống Nhất, ông Lê Văn Sức cũng bị thiệt hại do cháy cây rơm. Chỉ trong một đêm, cả 2 cây rơm lớn của gia đình ông Sức bị cháy rụi. Do mấy cây rơm nhà ông ở gần khu dân cư nên xe cứu hỏa của Công an tỉnh Quảng Bình phải vượt gần 40 km tới để khống chế, ngăn ngọn lửa cháy lan sang nhà các hộ dân xung quanh.
Video đang HOT
Ông Lê Văn Sức kể lại sự việc
Nhận được tin báo, Công an huyện Quảng Ninh đã huy động gần 20 chiến sĩ trong lực lượng tại chỗ để trực tiếp cùng lính cứu hỏa chữa cháy, đồng thời tuyên truyền cho người dân cảnh giác với âm mưu của những kẻ phá hoại.
Trao đổi với chúng tôi, Trung tá Trần Đức Tới, Phó trưởng Công an huyện Quảng Ninh cho biết: “Đơn vị đã chỉ đạo tập trung lực lượng nghiệp vụ khẩn trương vào cuộc, sớm tìm ra thủ phạm hủy hoại tài sản của bà con”.
Hồ Minh – Đặng Tài
Theo Dantri
"Tăng lương là ưu tiên số một khi dôi ngân sách"
Trao đổi với PV Dân trí bên hành lang Quốc hội ngày 26/5, TS. Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội - cho biết, UB Cải cách chính sách tiền lương quốc gia vừa họp bàn, nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì đến cuối năm, sẽ sớm tăng lương cơ sở.
Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội 2 ngày trước, nhiều vị đại biểu Quốc hội đặt vấn đề, thu ngân sách 2014 vượt "khủng" (tới 80.000 tỷ đồng), tốc độ tăng trưởng kinh tế quý I lại đạt trên cả mong đợi (6,03% - cao nhất trong 5 năm qua). Nhiều khoản chi đã được tính đến như bổ sung tiền làm cao tốc, thưởng vượt thu cho các địa phương... vậy sao chưa tính đến việc tăng lương cơ sở?
Thực tế chưa đủ các điều kiện để điều chỉnh lương cơ sở. Chỉ số giá tiêu dùng chưa tăng quá mức, việc mất giá trên giá trị thực của đồng tiền không lớn, chưa ảnh hưởng đến mức sống của người dân, chưa tạo ra áp lực phải tăng lương. Nếu điều chỉnh tiền lương trong lúc chỉ số giá tiêu dùng đang ổn định như thế này thì quá bằng "đổ dầu vào lửa" vì tăng lương cũng đồng nghĩa với việc tăng tiền vào lưu thông mà như thế thì giá trị đồng tiền sẽ sụt giảm. Việc tăng lương như thế thì vô hình chung lại không có giá trị.
Việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu và lương cơ sở cần căn cứ trên 2 yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng lên và chỉ số giá tiêu dùng CPI biến động tăng lên làm ảnh hưởng đến giá trị thực của tiền lương. Tăng lương khi đó là để đảm bảo tiền lương vẫn đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao động.
Thực sự, cả 2 yếu tố này chưa đòi hỏi đến mức phải điều chỉnh tiền lương trong năm nay.
Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội Bùi Sỹ Lợi: "Tăng lương cần tính sao để không gây tác động làm tăng giá" (ảnh: Việt Hưng).
Nhưng rõ ràng vấn đề cử tri và đại biểu đặt ra có lý của nó khi 2 năm qua, nhà nước đã hoãn thực hiện lộ trình cải cách tiền lương cơ sở vì lý do tình hình kinh tế, ngân sách khó khăn, không có nguồn bố trí cho việc tăng lương. Cả xã hội đã cùng chia sẻ lúc khó khăn thì khi tình hình cải thiện, số vượt thu ngân sách năm 2014 rất lớn (80.000 tỷ đồng), đặt vào vị trí những người làm công ăn lương đã gồng mình suốt giai đoạn khủng hoảng vừa qua, được bù đắp phần lương bị "nợ" sẽ là nguyện vọng của tất cả mọi người?
Uỷ ban Cải cách chính sách tiền lương của Nhà nước mới đây đã họp và đã đề ra chương trình xem xét lại việc này. Nếu từ nay đến cuối năm 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì được như quý I, tức ngân sách tiếp tục có nguồn thu ổn định thì Chính phủ, Quốc hội chắc chắn sẽ xem xét để điều chỉnh lộ trình tăng tiền lương cơ sở.
Lần trước mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,05 triệu đồng/tháng lên 1,15 triệu đồng/tháng, tức chỉ tăng 100.000 đồng/tháng, có nghĩa nhà nước vẫn đang nợ công chức khoản "hụt lương" khi lộ trình tăng lương theo kế hoạch xây dựng trước đó không thực hiện được. Lộ trình là từ nay đến 2020, tiền lương cơ sở phải đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của công chức, viên chức và tiền lương tối thiểu vùng phải đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động ở khu vực có quan hệ lao động.
Với khu vực doanh nghiệp này, cho đến nay, cứ đều đặn 1/1 hàng năm là ta điều chỉnh rồi. Chỉ còn lương cơ sở áp dụng với khối công chức viên chức thì chắc chắn Chính phủ phải tính toán cân đối trong tình hình tăng trưởng đạt được cho đến cuối năm nay. Nếu kết quả trong quý II, III tới đây tiếp tục được đà của quý I, tiếp tục nhích lên, thu ngân sách tăng thì chúng ta mới có "cơ" tính tiếp việc tăng lương.
Mới đây Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa ký văn bản yêu cầu Bộ Nội vụ nghiên cứu điều chỉnh lương cơ sở trong năm 2015 dựa trên việc tạo nguồn của Bộ Tài chính. Việc này có mối liên hệ với động thái của UB cải cách tiền lương quốc gia mà ông vừa đề cập?
Đây chính là phương án UB Cải cách chính sách tiền lương của nhà nước đề ra. Là một thành viên của UB này, tôi có thể nói là đến thời điểm này, UB mới chỉ dừng ở bước bàn để đánh giá thực trạng nguồn thu chứ chưa phải đã đưa ra Quốc hội ngay kỳ họp này.
Theo báo cáo mới gửi đến Quốc hội của Bộ trưởng Nội vụ Nguyễn Thái Bình, mức lương cơ sở hiện tại mới chỉ bằng 44,2% mức lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp. Nếu tính đủ các loại hệ số, phụ cấp thì một cử nhân đại học hết tập sự mới chỉ nhận được mức lương 3,58 triệu đồng/tháng. Tiền lương của các Bộ trưởng, theo đó, cũng chỉ đạt hơn 14 triệu đồng/tháng. Đánh giá chung, Bộ Nội vụ nhìn nhận, đời sống của người hưởng lương từ ngân sách nhà nước rất khó khăn. Như vậy thì càng không có lý do gì để trì hoãn việc tăng lương khi có điều kiện thực hiện việc này, thưa ông?
Hai khu vực này khó có thể xem xét như nhau được bởi khu vực công, tiền lương cơ sở được sử dụng để tính theo hệ số tiền lương, ngạch bậc công chức nữa. Nhưng khu vực sản xuất kinh doanh thì mức lương tối thiểu 2,2 -3,2 triệu đồng/tháng gần như là trọn vẹn thu nhập hàng tháng của người lao động, nếu có cũng chỉ cộng thêm khoảng 7-8% nữa.
Quan trọng hơn, tương quan so sánh đặt ra cũng không được đánh giá là yếu tố để trì hoãn hay phải thúc ngay việc tăng lương vì như tôi đã nói, muốn xem xét điều chỉnh cần căn cứ vào 2 yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế phải tăng nhanh hơn nữa hoặc chỉ số trượt giá phải tăng đến mức ảnh hưởng đến tiền lương danh nghĩa. Hiện tại thì yếu tố giá chưa tác động, chưa gây áp lực gì với tiền lương.
Xét đến yếu tố thứ 2 là tình hình phát triển kinh tế thì hết quý I, kết quả tăng trưởng cũng mới đạt mức 6,03%, nhìn ra cũng chưa đủ điều kiện để tăng lương bởi nguyên tắc của tiền lương là tốc độ tăng năng suất lao động phải nhanh hơn tốc độ tăng lương bình quân thì mới giữ được chỉ số giá tiêu dùng.
Còn dĩ nhiên cải cách tiền lương cơ sở vẫn mà một mục tiêu của Đảng, nhà nước nhưng việc thực hiện phải dựa trên thực trạng của nền kinh tế và khả năng cân đối của ngân sách để chi cho tiền lương sao cho việc nâng lương cơ sở không làm ảnh hưởng đến đời sống, giá cả sinh hoạt.
Là một thành viên của UB Cải cách chính sách tiền lương quốc gia, quan điểm của cá nhân ông đối với mong muốn, đòi hỏi tăng lương của cử tri lúc này?
Nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt được khả quan, chúng ta có phần ngân sách dôi dư như hiện nay thì theo tôi, ưu tiên số một phải tính đến là dành cho việc tăng lương.
Xin cảm ơn ông!
P.Thảo (thực hiện)
Theo Dantri
Dự án lấn sông Đồng Nai: Lấp sông xong rồi mới bắt dừng dự án! "Lòng sông 800m mà lấn ra hơn 100m, chắc chắn có ảnh hưởng"; "Báo cáo tác động môi trường đã được lập và phê duyệt đúng quy trình nhưng chưa nói được chất lượng thế nào"; "Cơ quan quản lý chuyên ngành có trách nhiệm chứ không thể chỉ nói vì dưới không báo cáo lên"... Đây là những vấn đề PV Dân...