Cả làng mắc chứng lạ mỗi lần ngủ là li bì một tuần mới thèm dậy, giới khoa học đau đầu tranh cãi mãi mới tìm ra nguyên nhân
Các nhà khoa học không khỏi sốc khi người dân một ngôi làng nhỏ bỗng dưng ngủ li bì mê man như “công chúa ngủ trong rừng”.
Kalachi là một ngôi làng nhỏ bé nằm cách thủ đô Astana của Kazakhstan 445km. Ngôi làng này sẽ chẳng có gì đáng nói nếu vào năm 2013, toàn bộ dân làng không đồng loạt mắc một căn bệnh lạ. Mỗi lần ngủ, mọi người ngủ thiếp đi li bì vài ngày mới tỉnh dậy. Giới khoa học gọi nó là “hội chứng bị ru ngủ”.
Bệnh ngủ xảy ra với hầu hết mọi người bất kể già trẻ, gái trai. Kỳ quái hơn là hiện tượng này xảy ra một cách bất thình lình chứ không phải khi người dân lên giường đi ngủ thì mới ngủ. Dù là giữa ban ngày hay đang bận làm việc, họ sẽ đột ngột lăn ra ngủ và mê man luôn vài ngày, thậm chí là cả tuần mới dậy, dù có lay gọi thế nào thì cũng không ai đánh thức được.
Người dân làng Kalachi mỗi lần đi ngủ là cả tuần mới dậy
Ngoài ra, những người bị chứng lạ này còn mắc thêm một số triệu chứng bất thường khác như tăng ham muốn tình dục, thay đổi tính cách và trẻ em bị ảo giác. Sau mỗi giấc ngủ như “ngủ đông”, họ thấy chóng mặt, đau đầu, trí nhớ suy giảm. Đặc biệt, hầu hết trẻ em đều có hiện tượng lên cơn mê sảng và mơ những giấc mơ kỳ lạ khiến chúng sợ hãi khi tỉnh dậy.
Một người nông dân 50 tuổi tên Maria Falk từng mắc bệnh kể lại về trải nghiệm của mình: “Tôi đang đi vắt sữa bò như mọi khi thì thình lình mặt mũi xay xẩm, tất cả tối đen hết cả lại. Khi tỉnh dậy thì tôi thấy mình ở trong bệnh viện, các bác sĩ thông báo tôi vừa ngủ 2 ngày 2 đêm và còn cười gọi tôi là công chúa ngủ trong rừng” .
Video đang HOT
Mọi người sẽ ngủ bất thình lình mà không chuẩn bị trước
Lyubov Belkova, một cụ bà 60 tuổi được xem là người đầu tiên trong làng mắc bệnh từ tháng 4/2010. Kể từ đó, bà đã tái phát bệnh 7 lần và mọi người tin rằng hiện tượng là do bệnh đột quỵ vì thiếu máu cục bộ. Chỉ đến 3 năm sau, khi rất nhiều người hàng xóm cùng phát bệnh thì mọi người mới tá hỏa trước căn bệnh lạ.
Việc phải ngủ liên miên cả tuần liền ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống sinh hoạt bình thường của mọi người dân. Họ bị rối loạn giấc ngủ, không thể tập trung làm việc, suy giảm trí nhớ. Chỉ riêng trong năm 2014, có gần 100 người làng Kalachi đã phải nhập viện điều trị.
Khi tin tức về làng Kalachi được đăng tải, các nhà khoa học nhanh chóng vào cuộc. Thủ tướng Kazakhstan đương nhiệm lúc bấy giờ là ông Karim Masimov đã đặc biệt thành lập một ủy ban để điều tra và giúp đỡ dân làng Kalachi.
Nhưng để tìm ra nguyên nhân và cách chữa bệnh không hề dễ. Chỉ trong 1 năm từ 2013 đến cuối 2014, các nhà khoa học và bác sĩ Kazakhstan đã tiến hành hơn 20.000 lượt sát hạch từ không khí, đất, nước,… cho đến nghiên cứu gene, máu, tóc, móng của bệnh nhân nhưng vẫn chưa giải mã được. Họ còn sử dụng đến các biện pháp ngưng sử dụng khí đốt ngầm, cho tháp điện thoại ở địa phương ngừng hoạt động,… để xem chúng có phải nguyên nhân gây bệnh không. Nhưng người dân Kalachi vẫn ngủ mãi không ngừng. Trong dư luận thì còn có cả tin đồn người dân ở đây uống phải rượu giả hay mắc bệnh về não hoặc chứng rối loạn tâm thần.
Mất 4 năm giới khoa học mới tìm ra nguyên nhân căn bệnh lạ
Phải mất 4 năm sau đó, lý do dẫn đến “bệnh ngủ” mới được giải mã. Đó là do khí radon được tích tụ ở một mỏ uranium từ thời Liên Xô nằm ở gần ngôi làng. Dù mỏ uranium này đã bị bỏ hoang từ lâu sau khi khai thác hết nguyên liệu nhưng dư lượng uranium vẫn tồn tại và phân rã từ từ trong nhiều năm qua.
Tuy mức độ bức xạ của mỏ không còn gây nguy hiểm, nhưng chúng vẫn tạo nên loại khí không màu, không mùi tên radon. Con người khi nhiễm khí này sẽ bị rơi vào cảm giác mơ màng, rồi sau đó ngủ thiếp đi. Dù gây bất tiện trong cuộc sống nhưng nhiễm khí radon cũng không làm ảnh hưởng tới sức khỏe hay tính mạng.
Giáo sư Leonid Rikhvanov – trưởng nhóm nghiên cứu cho biết uranium từ trong lòng đất theo nước ngầm thẩm thấu lên phía trên, biến đổi thành khí radon phát tán ra không khí. Vì phương pháp đo bức xạ thông thường không thể phát hiện được loại khí này nên các nhà khoa học mới mất tận ngần ấy năm mới tìm được chúng.
Khi đã tìm ra nguyên nhân, chính quyền địa phương cũng chỉ còn biết chữa bệnh cho người dân làng Kalachi bằng cách giúp họ di cư, khăn gói chuyển đến nơi khác. Rất nhiều người đã phải từ bỏ nơi chôn rau cắt rốn mà ra đi chỉ vì căn bệnh kỳ quái này.
Bệnh hiếm gặp khiến ngón tay chuyển sang màu trắng
Hiện tượng Raynaud thường kéo dài khoảng 15 phút, nhưng có thể kéo dài trong vài giờ, sau đó các động mạch giãn ra và máu một lần nữa đi đến các chi của người bị ảnh hưởng.
Hội chứng Raynaud, còn được gọi là hiện tượng Raynaud, là tình trạng bệnh hiếm gặp, hạn chế cung cấp máu đến các ngón tay và đôi khi đến các ngón chân, khiến chúng tạm thời chuyển sang màu trắng hoặc trắng xanh.
Căn bệnh hiếm gặp khiến ngón tay chuyển sang màu trắng.
Được đặt theo tên của bác sĩ Auguste Gabriel Maurice Raynaud, người đầu tiên mô tả nó trong luận án tiến sĩ của mình vào năm 1862, tình trạng hiếm gặp này có thể được mô tả là một phản ứng thái quá với các kích thích như lạnh hoặc căng thẳng.
Trong trường hợp trước đây, cơ thể cố gắng duy trì nhiệt bằng cách làm chậm dòng máu đến những điểm xa nhất, chẳng hạn như các ngón tay. Để làm được điều đó, các động mạch nhỏ dẫn máu đến những điểm đó co lại, do đó làm cho các đầu chi tạm thời chuyển sang màu trắng, và sau đó là màu xanh lam do vùng bị ảnh hưởng thiếu oxy kéo dài.
Hiện tượng Raynaud thường kéo dài khoảng 15 phút, nhưng có thể kéo dài trong vài giờ, sau đó các động mạch giãn ra và máu một lần nữa đi đến các chi của người bị ảnh hưởng.
Đôi khi cảm giác đau xuất hiện trong các đợt tấn công này, nhưng thường chỉ là cảm giác ngứa ran ở vùng bị ảnh hưởng, sau đó các ngón tay chuyển sang màu đỏ tươi, trước khi trở lại màu sắc bình thường.
Các bác sĩ chưa thể tìm ra nguyên nhân khiến cơ thể một số người phản ứng quá mức với lạnh hoặc căng thẳng và không có cách chữa trị nào cho tình trạng hiếm gặp này .
Người ta tin rằng khoảng 4% số người gặp phải hiện tượng Raynaud, nhưng mức độ nghiêm trọng của hội chứng này là khác nhau. Trong một số trường hợp, sự tương phản giữa các ngón tay bình thường và những ngón tay bị hạn chế lưu thông máu gần như gây xáo trộn.
Hội chứng Raynaud thường không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải, nhưng trong một số trường hợp cực kỳ hiếm gặp, lưu lượng máu giảm nghiêm trọng đến mức có thể gây tổn thương mô như loét da hoặc thậm chí mô chết, có thể phải cắt bỏ phần đó của cơ thể.
Ở một số người mắc phải, ngay cả những kích thích nhẹ như điều hòa không khí hoặc chạm vào bề mặt lạnh cũng có thể gây ra hội chứng Raynaud.
Cậu bé đầu tiên trên thế giới có ba dương vật Em bé người Iraq hiện được ghi nhận là trường hợp độc nhất có tới ba dương vật nhưng hai chiếc bị coi là mọc thừa và đã được cắt bỏ. Theo công bố gần đây trên Tạp chí Quốc tế về Phẫu thuật, các bác sĩ ở miền bắc Iraq tin rằng họ là những người đầu tiên nghiên cứu chi tiết...