Cả làng làm du lịch
Mấy năm trước, thôn Hồng Hải, xã Đồng Tiến (Cô Tô), các hộ dân sinh sống chủ yếu bằng ngư nghiệp, một số hộ làm ruộng. Thế nhưng gần đây nhiều hộ đã trở thành chủ các mô hình homestay.
Xã Đồng Tiến được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều bãi biển đẹp, nổi tiếng như Vàn Chảy, Cô Tô con và có Trạm đèn biển Cô Tô thu hút khách du lịch từ nhiều năm trước. Đầu năm 2020, xã Đồng Tiến đã đưa vào khai thác du lịch bãi biển Hồng Hải ở thôn Hồng Hải theo hướng chuyên nghiệp (người dân còn gọi là bãi Hồng Vàn, trước đó vào mùa du lịch cũng đã một số hộ khai thác du lịch theo hướng tự phát).
Trước khi bãi biển Hồng Hải được đưa vào khai thác phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, thì người dân thôn Hồng Hải đã có ý thức về du lịch nên họ bắt nhịp rất nhanh. Từ đó kéo theo sự đổi thay rõ rệt của người dân thôn Hồng Hải, nay thôn có 64 hộ thì có 52 hộ làm du lịch.
Thôn Hồng Hải trước đây, người dân sống chủ yếu bằng nghề chài lưới, nay có hơn 80% số hộ làm du lịch.
Video đang HOT
Anh Phạm Văn Quyên, thôn Hồng Hải đã có ý tưởng làm du lịch từ hàng chục năm trước. Anh đã trồng hàng nghìn cây lan gồm 40 loại lan ở Cô Tô và anh nhập từ đất liền về trên diện tích khoảng 1.000m2. Anh Quyên đã theo học nghề trồng lan ở miền Nam và hướng phát triển du lịch theo hệ thống nhà vườn. Có nhiều khách du lịch khi đến Cô Tô ban ngày tắm và dạo chơi bãi biển, buổi tối họ thích ngồi trong khu vườn lan bên các các chậu lan khoe sắc để nhâm nhi cốc cà phê, hít thở không khí trong lành của biển. Vì vậy, anh Quyên đã xây dựng homestay để đón khách từ mấy năm trước.
Năm nay khi bãi biển Hồng Hải đi vào khai thác, anh Quyên mở thêm dịch vụ đưa khách đi ngắm san hô biển Thanh Lân. Anh Quyên bảo: Du lịch cần phải có hướng phát triển năng động, nếu chỉ có tắm biển thì rất khó kéo du khách trở lại, vì họ có nhiều bãi biển để lựa chọn.
Bãi biển Hồng Hải những ngày cuối tuần vào mùa du lịch, mỗi ngày có đến hàng nghìn du khách đến đây tắm biển. Vậy là cũng từ năm 2020 (sau thời gian cách ly Covid-19), thôn đã thành lập tổ tự quản gồm 24 người hoạt động theo hướng tự sản tự tiêu, còn xã Đồng Tiến chỉ quản lý nhà nước, hiện tại chưa thu khoản phí gì. Tổ tự quản đảm bảo về an ninh trật tự ngoài bãi biển, giúp người dân tắm biển đúng nơi quy định, không ra chỗ nguy hiểm, điều chỉnh các xuồng máy hoạt động đón khách đúng chỗ…
Tổ tự quản thôn Hồng Hải luôn túc trực ngoài bãi biển
Anh Nguyễn Văn Ánh là công an viên tại thôn, chịu trách nhiệm làm Tổ phó Tổ tự quản. Trước đây, thu nhập chính của anh Ánh là đi biển và làm ruộng, nay làm du lịch có thu nhập tốt hơn nhiều. Hàng ngày, anh Ánh và tổ tự quản có mặt ở bãi biển từ sáng đến tối muộn mới về.
Anh Ánh bảo: Hàng năm, chúng tôi đều được tham gia các lớp học do người của Sở Du lịch đến phổ biến cho các phương pháp làm du lịch. Tất cả các thành viên trong tổ tự quản đều là người trong thôn, họ có nghề đi biển nên khả năng bơi lặn rất tốt. Ngoài ra, hàng năm họ còn được tập huấn các phương pháp cứu hộ. Bình thường họ là những người bán hàng, dọn rác ở bãi biển nhưng khi du khách tắm biển xảy ra sự cố thì tất cả các thành viên trong tổ tự quản đều vào cuộc được.
Vậy là từ một thôn một thời 100% người dân làm nghề đánh cá và làm ruộng, nay đã có hơn 80% số hộ làm du lịch. Những khả năng trước đây của bà con như đánh cá, làm ruộng vẫn được phát huy một cách triệt để, cung cấp hải sản tươi ngon, rau sạch làm hài lòng du khách và cứu hộ du khách khi cần thiết.
Làng chài miền Tây trên đại ngàn
Gần 30 hộ dân là người dân gốc ở miền Tây đã di cư lên lòng hồ trên Tây Nguyên lập nghiệp và ổn định cuộc sống.
Cách đây chừng chục năm, khi thủy điện Sê San 4 chặn dòng tích nước thì dòng sông Sê San trở nên rộng lớn, cá tôm dồn về nhiều vô kể. Kể từ đây, nhiều hộ dân từ các tỉnh ĐBSCL đã di cư lên khu vực dòng sông này để mưu sinh.
Ban đầu chỉ 1, 2 người lên tìm mua thuyền để làm nghề chài lưới. Dần dà, tiếng đồn về dòng sông Sê San (đoạn xã Ia Tơi, huyện Ia H'Drai, tỉnh Kon Tum) trù phú cá tôm khiến cho nhiều người dân miền Tây quyết về đây tìm cuộc sống mới. Tuy vậy, ban đầu với việc di cư tự phát, người dân không có giấy tờ tùy thân, chỉ sống lênh đênh trên mặt nước nên việc mưu sinh rất khó khăn. Phải nhiều năm sau, 29 hộ dân mới được chính quyền tỉnh Kon Tum tạo điều kiện cấp 400 m2 đất và 50 triệu đồng/hộ để họ xây nhà, ổn định cuộc sống, con cái được đi học.
Làng chài miền Tây trên lòng hồ Sê San
Ông Nguyễn Văn Tụng (70 tuổi, quê An Giang) sinh sống trên khu vực lòng sông Sê San được 2 năm nay. Từ hơn chục năm trước, 2 con trai của ông khi biết tin thủy điện chặn dòng, tạo thành hồ lớn đã mua chiếc ghe nhỏ mưu sinh. Hằng ngày, cứ đêm đến các con ông Tụng ra hồ đánh cá, ngày thì mang cá đến vựa bán. "Tụi nó kể cứ thả lưới xuống là bắt được cá lăng và nhiều loài cá nữa... mà ở quê mấy năm nay mất mùa nên tôi bán hết ruộng vườn lên đây mưu sinh và để được gần các con" - ông Tụng nói rồi chuẩn bị lưới cho buổi đánh cá ban đêm.
Những người đàn ông ở đây, mỗi đêm đánh lưới, quay rớ, giăng câu cũng kiếm mỗi ngày 200.000 - 300.000 đồng. Ngoài ra, mỗi nhà đều nuôi thêm những lồng cá trắm, lóc, chình... để tăng thêm thu nhập. Còn những người phụ nữ ban ngày mang cá đi bán, phơi khô và làm đặc sản "bánh tráng cá", cá chiên bột bán cho du khách và mang bỏ mối. Lúc rảnh rỗi thì dạy con học hoặc ra phụ giúp cho chồng.
Ngôi làng bình yên ấy cứ níu chân người như không muốn rời.
Bài và ảnh: Hoàng Thanh
Toàn bộ thông tin về du lịch Đảo Cô Tô và các sản phẩm mới vào hè này, không thể không đi Đảo ngọc Cô Tô đã và đang trở thành một địa chỉ du lịch lý tưởng cho mọi đối tượng du khách. Đặc biệt, đón du lịch hè năm nay, việc giảm giá kích cầu, đảm bảo chất lượng dịch vụ, đưa vào nhiều điểm đến mới đang vẫy gọi du khách đến với Cô Tô. Tàu cao tốc Tuần Châu Express đi...