Cả làng khấm khá nhờ biến loài cỏ dại một thời thành rau đặc sản
Hiện một số bà con ấp Bưng Cà Pốt, xã Tài Văn (Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng) đã phát triển cây bồn bồn tại các vùng đất trũng. Do có nhiều hộ trồng nên ở địa phương này được gọi là “xóm trồng bồn bồn” và chính loại cây trồng vốn một thời bị coi là cỏ dại này đã đem về nguồn thu nhập cao cho người dân, bởi đây là loại cây trồng nhẹ công chăm sóc, chi phí đầu tư thấp, đặc biệt đầu ra ổn định.
Hơn 20 năm gắn bó cùng cây bồn bồn, ông Nguyễn Văn Thanh, ấp Bưng Cà Pốt, xã Tài Văn cho rằng, nhờ cây bồn bồn mà đời sống của gia đình ông khấm khá lên.
Và như trở thành thói quen, cứ mỗi ngày ông phải ra thăm ruộng nhìn xem cây bồn bồn phát triển. Theo ông Thanh, những năm về trước đời sống người dân gặp nhiều khó khăn do sản xuất lúa chỉ được 2 vụ/năm nhưng năng suất thấp, giá bán bấp bênh, lại phụ thuộc phần lớn vào thương lái thu mua.
Ông Nguyễn Văn Út, ấp Bưng Cà Pốt, xã Tài Văn (Trần Đề) phấn khởi vì trồng bồn bồn lợi nhuận cao gấp mấy lần so với trồng lúa.
“Sau nhiều năm chịu cảnh bán lúa trầy trật, kèm theo vùng đất không phù hợp nên năng suất lúa thấp, tôi quyết định trồng thử nghiệm cây bồn bồn với diện tích 1ha và chỉ vài tháng sau xuống giống đã thu hoạch, một đợt thu hoạch tầm 1 tấn bồn bồn/tháng và thu hoạch được 10 đợt/năm, trừ chi phí lợi nhuận trên 100 triệu đồng/năm/ha” – ông Thanh phấn khởi cho biết thêm.
Video đang HOT
Trồng bồn bồn được cái là không phải tốn công đi bán sản phẩm mà thương lái họ đến tận nhà thu mua, giá bán khá cao, giá cao nhất vào tháng 3, 4 (âm lịch) và những tháng gần tết.
Liền kề ruộng trồng bồn bồn của ông Thanh là ruộng bồn bồn ông Nguyễn Văn Út, ấp Bưng Cà Pốt, xã Tài Văn, bồn bồn vô cùng xanh tốt. Ông Út chia sẻ: “Tôi có 21 công đất canh tác bồn bồn cho năng suất cao. Thường tôi nhổ được 1,2 tấn – 1,5 tấn/đợt, bình quân nhổ 10 đợt/năm, trừ chi phí tiền lãi thu về gần 200 triệu đồng/năm. Nếu tính bài toán kinh tế, trồng bồn bồn lợi nhuận cao gấp mấy lần so với trồng lúa, bởi chỉ cần xuống giống một lần thu hoạch quanh năm, thậm chí kéo dài đến vài năm…”.
Như vậy có thể thấy đây là loại cây trồng mang đến nguồn thu nhập tốt cho người dân, nhưng để trồng được loại cây này đòi hỏi đất canh tác phải phù hợp. Ngoài trồng bồn bồn, ông Út còn nuôi vịt 1.500 con để tăng thêm thu nhập, vịt ông nuôi lấy trứng, tiền trứng vịt và tiền bán bồn bồn tích lũy mua thêm ruộng đất. Dự tính tới, ông Út sẽ đầu tư làm bờ bao quanh ruộng trồng bồn bồn để nuôi cá…
Thấy bà con xung quanh ruộng lúa của gia đình đều trồng bồn bồn nên ông Nguyễn Văn Sáu cũng làm theo và chính nhờ cây bồn bồn đã đem về nguồn thu nhập đáng kể cho gia đình. Ông Sáu bộc bạch: “Tôi hiện có 15 công bồn bồn đang thu hoạch và trồng mới thêm 3 công, với 15 công thu hoạch mỗi tháng 1,2 tấn – 1,3 tấn, trừ chi phí lợi nhuận tầm 6 triệu đồng/công”. Cũng theo ông Sáu, việc trồng bồn bồn không bao giờ người canh tác bị lỗ.
Ông Sáu thích nhất trồng bồn bồn bởi thương lái đến tận nhà để thu mua, dự tính tới, ông sẽ nuôi thêm cá trong ao bồn bồn để tăng thêm thu nhập.
Phó Chủ tịch UBND xã Tài Văn Nguyễn Văn Mau cho biết: “Trên địa bàn xã có một số vùng đất trũng canh tác lúa kém hiệu quả nên nhiều hộ dân chuyển đổi sang trồng bồn bồn. Khởi phát diện tích ban đầu chỉ vài ba ha nhưng hiện tại con số đó đã nâng lên 85ha trồng dưới nền đất ruộng lúa chuyển sang. Ngoài con số trên, bồn bồn còn được trồng tại các bờ kênh, ao hồ theo hình thức tận dụng ước trên 20ha.
Theo địa phương nhận thấy, đây là loại cây trồng giảm nghèo bền vững và nâng cao thu nhập cho các hộ trung bình khá lên hộ giàu.
“Để mô hình ngày càng bền vững, xã xây dựng mô hình trồng bồn bồn kết hợp nuôi cá nhằm nâng cao thu nhập trên cùng diện tích canh tác của hộ dân. Hiện tại, chúng tôi đã thực hiện thử mô hình với diện tích 2.000m2, cá đang phát triển tốt, theo đánh giá ban đầu mô hình rất thành công và hiệu quả. Do vậy, chúng tôi sẽ nhân mô hình đến rộng rãi hộ dân và có các hỗ trợ phù hợp với mô hình…”, ông Nguyễn Văn Mau.
Theo Thúy Liễu (Báo Sóc Trăng)
Điều khiển xe đạp điện băng qua đường sắt, 2 học sinh bị tàu tông tử vong
Trong khi điều khiển xe đạp điện băng qua đường sắt, do không chú ý nên 2 học sinh trên xe đã bị tàu hoả tông dẫn đến tử vong sau đó.
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc. Ảnh: 91.com
Chiều ngày 17/7, trao đổi với PV, ông Trần Văn Sơ, Chủ tịch UBND xã Kim Xuyên (huyện Kim Thành, Hải Dương) cho biết trên địa bàn xã vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông đường sắt khiến 2 học sinh tử vong.
Danh tính các nạn nhân được xác định là em Bùi Thị Thu H. (SN 2003) và em Nguyễn Thị Khánh L. (SN 2004) cùng trú tại thôn Bãi Mạc, xã Thượng Quận (Kinh Môn, Hải Dương).
Theo thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra vào khoảng 17h15' chiều ngày 16/7. Vào khoảng thời gian trên, 2 nạn nhân điều khiển xe đạp điện di chuyển qua đoạn đường sắt tại Km70 400 QL5A (thuộc địa phận xã Kim Xuyên) thì bị tàu hoả tông.
Vụ việc khiến 2 nạn nhân bị thương nặng và được người dân khẩn trương đưa đi cấp cứu nhưng đã tử vong sau đó. Nhận được tin báo, cơ quan chức năng đã có mặt để khám nghiệm hiện trường, giải quyết vụ việc. Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, xác 2 nạn nhân đã được bàn giao cho gia đình để lo hậu sự.
Trao đổi với PV chiều cùng ngày, ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND xã Thượng Quận xác nhận thông tin 2 nạn nhân đều là người trú tại xã. Theo ông Thành, thời gian trên, 2 em lấy xe đạp điện đèo nhau đi chơi và xảy ra vụ việc.
"Do cả 2 cháu đều ở cùng một thôn nên chiều hôm nay, xác cháu L. được gia đình đưa đi an táng, còn việc an táng cho cháu H. sẽ được tiến hành vào ngày mai", ông Thành cho biết.
T.K
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Quảng Nam: Thuê chuyên gia về tư vấn làm OCOP Để thực hiện có hiệu quả Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm", nhiều địa phương ở Quảng Nam đã mời chuyên gia về tư vấn, hỗ trợ cách làm. Nhờ đó, dù mới triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhưng huyện Tiên Phước đã đạt được nhiều kết quả rất ấn tượng. Trong tổng số 27 sản phẩm...