Cả làng hẻo lánh khá lên nhờ trồng cây ra quả đỏ dưới gốc
Thảo quả được ví như là cây xóa đói giảm nghèo trên vùng cao xã Nậm Khắt, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Từ khi bén rễ lên vùng đất rừng núi xa xôi này, loài cây ra quả đỏ đẹp ở dưới gốc, phơi khô có mùi thơm đang dần khẳng định ưu thế đem lại nguồn thu nhập ổn định mang đến hy vọng thoát nghèo cho bà con trên đỉnh Nậm Khắt.
Bấy lâu nay, Nậm Khắt được biết đến là vùng đất quanh năm khí hậu trong lành, mát mẻ, rừng núi xanh bạt ngàn. Thế nhưng điều không ai lý giải được là cái nghèo vẫn bám riết lấy vùng đất này.
Ông Thào A Páo, Chủ tịch xã Nậm Khắt, trăn trở: Nậm Khắt vùng đất cao nhất, xa nhất của huyện Mù Cang Chải, với 100% là đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó người Mông chiếm tới 98%, trình độ dân trí thấp, chuyện học hành của con cái ít quan tâm. Nhiều đời nay, bà con chỉ biết đến cây ngô, cây lúa, nhà nào khá hơn thì nuôi thêm vài con gà, con vịt và lợn…làm được nhiều ăn nhiều, làm ít ăn ít, chưa ai nghĩ đến việc làm hàng hóa đem ra chợ. Thế nên đến nay toàn xã vẫn còn tới 57% số hộ nghèo.
Vài năm trở lại đây, cây thảo quả đang trở thành cây trồng chính cho hiệu quả kinh tế cao, thay thế cây ngô, lúa nương năng suất thấp cho bà con Nậm Khắt
Vài năm trở lại đây, người dân Nậm Khắt tìm hướng thoát nghèo bằng trồng cây thảo quả, loại cây đang mang lại hiệu quả cao hơn hẳn so với các loại cây khác. Thảo quả rất thích hợp với khí hậu, địa hình rừng núi ở Nậm Khắt và cây chủ yếu được trồng dưới tán rừng, vì cây ưa ẩm. Trồng thảo quả bà con vừa giữ được rừng vừa phát triển kinh tế gia đình mà không phải chặt cây rừng làm nương rẫy như trước. “Cách đây khoảng 5 năm cây thảo quả đưa lên trồng nơi đây, đến nay diện tích toàn xã phát triển hơn 100ha, hiện xã đang tiếp tục vận động bà con trồng mở rộng nhiều hơn nữa”, ông Páo cho hay.
Thảo quả rất hợp với khí hậu, địa hình rừng núi ở Nậm Khắt
Anh Giàng A Vàng, ở bản Hua Khắt (Nậm Khắt), một trong những hộ đầu tiên hưởng ứng trồng loại cây thảo quả này, nói rằng: Cách đây 5 năm, khi Nhà nước vận động bà con trồng thảo quả, tôi nhận trồng hơn 1ha trên diện tích rừng được giao. Cây phát triển rất tốt, sang năm thứ 2 đã cho quả, bán cũng được giá. Một hai năm trở lại đây, mùa thu hoạch nào gia đình tôi cũng thu mấy tấn quả tươi, giá 25.000 đồng/kg, thu nhập cũng được hơn trăm triệu đồng, gấp nhiều lần so với trồng cây ngô, cây sắn, lúa nương.
Video đang HOT
Hơn 100ha thảo quả được trồng dưới tán rừng ở Nậm Khắt phát triển rất tốt, hứa hẹn đem lại đời sống khấm khá cho không ít hộ nghèo.
Không những thế, vài năm trở lại đây, thảo quả đang được rất nhiều người ưa chuộng do có nhiều công dụng chữa các loại bệnh như: Trị tiêu chảy, bổ máu, tốt cho tim, phòng ngừa ung thư, lợi tiểu…và làm hương liệu thực phẩm, hương liệu cho ngành mỹ phẩm. Nhờ vậy, mỗi năm có hàng chục tấn thảo quả bà con thu hái, được các thương lái đến tận nhà thu mua với giá cao để chở về các tỉnh miền xuôi tiêu thụ. Ngoài ra, thảo quả còn được dùng để làm gia vị trong chế biến các món ăn. Nhờ vậy mà nhiều hộ gia đình trồng thảo quả có thu nhập ổn định.
Từ trồng thảo quả không ít gia đình đã thoát nghèo ngay trên chính quê hương mình – điều mà bấy lâu nay nhiều người vẫn tưởng chừng không thể. Chính vì vậy, mà cây thảo quả đang dần khẳng định hiệu quả trên vùng đất nghèo khó này, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xóa nghèo cho người dân.
Những nương thảo quả được trồng dưới tán rừng, khe núi ở Nậm Khắt đang mang lại hiệu quả kinh tế gấp nhiều lần so với việc làm nương trồng ngô, lúa…
Theo Danviet
Hơn 100 gia súc đầu tiên bị chết vì rét, ước thiệt hại 2 tỷ đồng
Trong đợt rét đậm, rét hại từ ngày 01.01 đến ngày hết ngày 11.01.2018, sản xuất nông nghiệp ở một số tỉnh miền núi phía Bắc đã bị thiệt hại nghiệm trọng. Thống kê ban đầu, giá rét đã làm chết hơn 100 con gia súc, ước thiệt hại gần 2 tỷ đồng.
Trong các địa phương bị thiệt hại do đợt rét đậm, rét hại từ đầu tháng đến nay, tỉnh Lào Cai là địa phương bị thiệt hại nặng nhất, tiếp đến là Điện Biên và Yên Bái
Theo Báo cáo số 06 của Văn phòng thường trực Ban chỉ huy PCTT&TKCN Lào Cai, từ ngày 05/01 đến 17 giờ ngày 11/01/2018 trên địa bàn tỉnh tiếp tục chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường gây mưa nhỏ đều khắp. Đặc biệt, từ ngày 09/01 trời chuyển rét đậm, rét hại nặng kèm theo mưa nhỏ; nhiệt độ thấp nhấp giảm xuống 9 - 11oC, vùng núi trong khoảng 4 - 6oC, vùng núi cao huyện Sa Pa giảm tới 0 - 2oC, xuất hiện mưa tuyết, băng giá. Theo Báo cáo nhanh của huyện Sa Pa, Văn Bàn, Si Ma Cai, TP Lào Cai đợt rét đậm, rét hại chưa có thiệt hại về người, nhà ở, cây trồng nhưng đã gây thiệt hại rất lớn về gia súc.
Anh Lường Văn Dương - dân bản Cang 1, xã Nà Tấu buồn rầu, nói: "Gia đình có tất cả 8 con trâu. Do nhiệt độ giảm đột ngột, trâu nhà thả chủ yếu ở trên nương chưa kịp đi lùa về chuồng trại nên chết 1 con Nghé 3 tháng tuổi và một con trâu cái"
Cụ thể: Đợt rét từ ngày 05 đến hết ngày 11/01/2018 tổng số gia súc bị chết là 69 con, trâu 50 con (trên 6 tháng tuổi: 38 con; dưới 6 tháng tuổi 12 con); bò 19 con (trên 6 tháng tuổi: 13 con; dưới 6 tháng tuổi: 6 con); trong đó:
- Huyện Sa Pa: 19 con, trong đó trâu có 18 con (trên 6 tháng tuổi 15 con, dưới 6 tháng tuổi 3 con); bò 1 con (dưới 6 tháng tuổi 1 con);
- Huyện Si Ma Cai: 29 con, trâu 19 con (trâu trên 6 tháng tuổi 18 con, dưới 6 tháng tuổi 1 con); bò 10 con (trên 6 tháng tuổi 7 con, dưới 6 tháng tuổi 3 con);
- Huyện Văn Bàn: 15 con, trâu 9 con (trên 6 tháng tuổi 2 con, dưới 6 tháng tuổi 7 con); bò 6 con (trên 6 tháng tuổi 5 con, dưới 6 tháng tuổi 1 con);
- TP Lào Cai: 6 con, trâu 4 con (trên 6 tháng tuổi 3 con, dưới 6 tháng tuổi 1 con); bò 2 con (trên 6 tháng tuổi 1 con, dưới 6 tháng tuổi 1 con);
Ước tính thiệt hại khoảng 1 tỷ 230 triệu đồng.
Một số cách chống rét hiệu quả cho đàn gia súc của bà con ở vùng Tây Bắc
Lũy kế số gia súc bị chết từ ngày 01 - 11/01/2018: 95 con; trong đó: Sa Pa 38 con (32 con trâu bò; 06 con dê); Si Ma Cai 36 con trâu , bò; Văn Bàn 15 con (trâu 9 con, bò 6 con); TP Lào Cai 6 con (trâu 4 con, bò 2 con). Ước tính thiệt hại 1 tỷ 550 triệu đồng.
Nhiệt độ xuống thấp, băng, tuyết xuất hiện trên đỉnh đèo Khâu Phạ, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Giàng A Chợ - Chủ tịch UBND xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên cho biết: "Đợt rét đậm, rét hại xảy ra trên địa bàn xã vừa rồi đã làm chết 13 con trâu (chủ yếu là Nghé con). Cũng trong sáng nay, 12/01, lãnh đạo Phòng NN&PTNT huyện Điện Biên đã trực tiếp xuống cơ sở để thống kê tình hình thiệt hại và hướng dẫn nông dân chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp phòng, chống rét cho cây trồng, đàn vật nuôi".
Theo Báo cáo số 04 Ban chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Yên Bái, từ ngày 08/01/2018, áp cao lạnh lục địa tăng cường mạnh xuống phía Nam kèm front lạnh. Khoảng trưa ngày 08/01, front lạnh qua khu vực Yên Bái. Trời có mưa, mưa rào; thời tiết chuyển rét hại. Ngày 09/01 thời tiết rét hại. Ngày 10 - 11/01 thời tiết rét đậm (vùng cao rét hại). Nhiệt độ thấp nhất đợt rét đậm rét hại: 8,9 độ C (vùng cao 8,6 độ C). Dự báo rét đậm rét hại kéo dài đến ngày 14/01/2018.
Các huyện, thị xã thành phố trong tỉnh từ ngày 09/01 nhiệt độ giảm xuống đáng kể gây rét đậm rét hại, riêng huyện Mù Cang Chải nhiệt độ thấp nhất trên địa bàn từ ngày 08/01: 18,1oC; ngày 09/01: 10,0 độ C; ngày 10/01: 8,6 độ C; ngày 11/01: 8,9 độ C đã xảy ra băng giá gây thiệt hại đến tài sản của nhân dân.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy PCTT-TKCN huyện Mù Cang Chải tính đến thời điểm 16 giờ ngày 11/01/2018 có 12 con gia súc bị chết rét gồm: 4 con trâu (Lao Chải 01 con; Khao Phạ 02 con; La Pán Tẩn: 01 con); 8 con bò (Lao Chải 02 con; Khao Phạ 02 con; La Pán Tẩn 03 con; Chế Tạo 01 con). Ước tính thiệt hại khoảng 280 triệu đồng.
Được biết, Ban chỉ huy PCTT-TKCN các tỉnh đã ban hành công văn gửi Ban chỉ huy PCTT-TKCN các huyện, thị xã và các cơ quan chuyên môn liên quan đã trực tiếp xuống cơ sở để chỉ đạo, vận động nhân dân chủ động che chắn nhà cửa, chuồng trại đảm bảo an toàn cho người và gia súc. Chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT - TKCN các huyện, thị xã tiếp tục duy trì lịch trực, theo dõi diễn biến thời tiết, giữ liên lạc 24/24 giờ. Kịp thời báo cáo khi có thiệt hại xảy ra.
Theo Danviet
Rét khủng khiếp, cây cối hóa đá trên đỉnh Mù Cang Chải Một lớp băng tuyết dày, phủ trắng xóa lên các cành cây, bãi cỏ trên đỉnh núi thuộc huyện Mù Cang Chải (Yên Bái). Vào khoảng 15h chiều 10/1, tại đỉnh Trống Páo Sang (xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái) nhiệt độ xuống thấp dưới 0 độ C đã làm xuất hiện lớp băng tuyết dày đặc. (ảnh: Anh...