Cả làng đem con Bà Chằn nhử bắt loài cá bống bé tí, ngon nức tiếng
Đã nhiều năm qua, trên 60 hộ dân đang sinh sống tại ấp Búng Đôi, xã An Quảng Hữu, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh có cuộc sống khá ổn định từ cái nghề đặt sà di ( có nơi gọi là bung, lọp) bắt cá bống dừa-loài cá bống bé tin hin nhưng ngon nức tiếng ở miền Tây. Điều thú vị, ly kỳ là dân áp Búng Đôi dùng con Bà Chằn-loài động vật độc, lạ để dụ bắt cá bống dừa…
Dân ấp Búng Đôi đi bắt cá bống dừa ở khắp các địa phương, nhiều nhất là Trà Vinh, Bến Tre và Sóc Trăng…
Điều đáng nói là các hộ làm nghề bắt cá bống dùa ở ấp Búng Đôi đa phần là người Khmer, trước đó bà con có cuộc sống rất khó khăn.
Anh Thạch Thươn, 38 tuổi nhưng đã có trên 20 năm làm nghề đặt sà di bắt cá bống dừa kể lại, gia đình anh đã có 3 đời làm nghề bắt cá bống dừa. Nhà anh vốn nghèo không đất canh tác, vả lại là người Khmer, bản thân anh không được học hành đến nơi đến chốn.
Những người ấp Búng Đôi di chuyển bằng xe máy qua cầu, qua phà tới các địa phương lân cận tỉnh Trà Vinh để đặt sà di bắt loài cá bống dừa ngon nức tiếng ở miền Tây. Ảnh: Phan Thị Anh Thư.
“Vì điều kiện khó khăn, nên tôi chọn nghề này rất phù hợp và không tốn nhiều tiền để mua sắm đồ nghề. Mỗi ngày bình quân tôi bắt được từ 2 đến 3 ký cá bống dừa, với giá bán từ 100.000 đến 120.000 đồng/ký tùy thời điểm, trừ chi phí ăn uống, nhiên liệu đi lại cũng còn để dư ra được từ 200.000 đến 250.000 đồng/ngày. Mùa cao điểm bắt cá bống dừa có thể số tiền kiếm được tăng gấp đôi”, anh Thạch Thươn chia sẻ với PV DANVIET.VN.
Thấy PV DANVIET.VN thắc mắc về kết cấu của những chiếc sà di, chị Kim Ly, vợ anh Thươn cho biết, đây là dụng cụ đánh bắt cá bống dừa khá độc đáo do người Khmer xã Hàm Giang, huyện Trà Cú nghiên cứu chế tạo ra. Sà di làm bằng tre, trúc, tầm vông vót nhỏ và đan kết lại. Bên trên sà di có khoảng trống để bỏ mồi vào dụ cá bống dừa đánh hơi và chui vào cái hom bên dưới được làm theo hình nón lá. Một khi cá bống dừa đã chui vào thì không thể thoát ra ngoài.
Sà di-công cụ bẫy bắt cá bống dừa được người dân ấp Búng Đôi chở trên những chiếc xe máy để di chuyển đến những nơi đặt bẫy. Ảnh: Phan Thị Anh Thư.
Video đang HOT
“Tuy nhiên khi mua về người ta thường phải dùng dây kẽm để gia cố để sà si thêm độ chắc chắn. Mỗi sà di có giá bán từ 10.000 đến 15.000 đồng/cái và chỉ dùng được khoảng 1 tháng là phải bỏ đi vì chúng sẽ hư hỏng do ngâm thường xuyên trong nước để bắt cá bống dừa…’, chị Kim Ly tiết lộ.
Qua chuyện trò với vợ chồng anh Thạch Thươn, PV DANVIET.VN còn rất ngạc nhiên khi được biết muốn bắt được nhiều cá bống dừa thì món mồi có hiệu quả cao nhất là con Bà Chằn ( có nơi gọi là con lư). Con Bà Chằn có hình dáng rất kì dị, thân mềm, không vỏ bên ngoài, có rất nhiều ở các bụi lá dừa nước, cây bần, cây mắm…ven kênh rạch ở miền Tây.
Nói về loài mồi bắt cá bống dừa đặc sản, ông Thạch Chư Thê, 55 tuổi quả quyết với PV DANVIET.VN: “Không có món mồi nào dẫn dụ cá bống dừa bằng con Bà Chằn đâu. Vì vậy, mỗi ngày chúng tôi phải tìm bắt con Bà Chằn khắp mọi nơi. Trước đây, tôi đã thử thay thế mồi bằng cá tạp, trùn đất, lươn chết…nhưng không thành công. Cá bống dừa nó vẫn khoái mồi là con Bà Chằn hơn…”.
Cận cảnh những con Bà Chằn-thứ mồi bẫy dụ hiệu quả loài cá bống dừa của người dân ấp Búng Đôi. Ảnh: Phan Thị Anh Thư.
Theo kinh nghiệm của những thợ săn cá bống dừa chuyên nghiệp ở ấp Búng Đôi thì phải chọn những kênh rạch có độ chảy mạnh, nước lớn, dòng chảy nhanh, nhiều cây cối rậm rạp thì bắt cá bống dừa mới hiệu quả. Khi đã chọn đúng địa hình thì bắt đầu cắm sà di xuống mé kênh, mỗi cái cách nhau từ 5 đến 10 mét và bỏ mồi là con Bà Chằn vào.
Sau khi đặt sà di khoảng 15 đến 20 phút thì kéo lên bắt cá bống dừa và di chuyển đến địa điểm tiếp theo để thả. Đặc điểm của cá bống dừa-loài thủy sản ngon nức tiếng này là rất nhát và khôn ngoan. Vì vậy nếu đặt sà di ở địa điểm ban đầu sau khi bắt cá thì chắc chắn chúng sẽ không vào ăn mồi nữa.
Chính vì tập tính “khôn ngoan đáo để” này nên người đánh bắt cá bống dừa phải thường xuyên di chuyển để thay đổi vị trí đặt sà di và chuyện “xâm canh” sang các tỉnh lân cận bắt cá bống dừa là điều tất yếu.
Theo ông Thạch Chư Thê, tháng cao điểm có nhiều cá bống dừa là từ thàng 2 đến tháng 4 âm lịch hàng năm. Ở thời điểm này, mỗi người có thể đánh bắt từ 6 đến 10 ký cá bống dừa mỗi ngày mang về thu nhập từ 800.000 đến 1.000.000 đồng là chuyện rất dễ dàng. Khi mùa mưa bắt đầu xuất hiện thì lượng cá bống dừa sẽ giảm rất nhanh. Mùa thuận mỗi ký cá bống dừa có từ 12-15 con; mùa nghịch từ 18-22 con/ký.
Điều rất lý thú là xóm cá bống dừa Búng Đôi thường đi hành nghề bắt cá bống dừa theo đoàn đông người trên những chiếc xe máy. Công việc thường bắt đầu từ 2 đến 3 giờ sáng (tùy thời điểm con nước lớn mới bắt đầu đánh bắt). Cự ly di chuyển có khi lên trên 50 km để tìm địa hình phù hợp cho việc thả sà di bắt cá bống dừa.
Cận cảnh loài cá bống dừa ngon nức tiếng ở miền Tây do người dân ấp Búng Đôi bẫy, bắt được bằng sà di và dùng mồi nhử là con Bà Chằn. Ảnh: Phan Thị Anh Thư.
“Sau khi đặt và bắt cá bống dừa qua nhiều lượt, nhiều vị trí đặt sà di, tầm từ 8 đến 9 giờ sáng là chúng tôi đã quay về để kịp bán cá cho thương lái. Vì phải thay đổi điểm bắt cá bống dừa nên tất cả thợ săn cá ở Búng Đôi không sử dụng phương tiện xuồng, ghe như những địa phương khác mà di chuyển bằng xe máy và chỉ hành nghề bằng đôi chân của mình men theo kênh rạch…”.
Trao đổi với PV DANVIET.VN, ông Thạch Thưng, trưởng ấp Búng Đôi cho biết: “Ấp này từng bước thoát nghèo cùng nhờ cái nghề rất “đặc biệt”-nghề bắt cá bống dừa bằng sà di. Nhiều hộ người Khmer đã có được đời sống ổn định, không còn nhà tạm bợ; giảm rất nhiều tệ nạn uống rượu say sưa càn quấy, con cái được học hành đầy đủ hơn”…
Chia tay những thợ bắt cá bống dừa ở ấp Búng Đôi, khi được hỏi về những mong muốn, nhiều người dân trong ấp chỉ mong môi trường sông nước ở miền Tây không bị ô nhiễm, không biến đổi theo chiều hướng xấu để kênh, rạch, ruộng đồng còn có nhiều loài đặc sản, cá tôm để người dân mưu sinh thuận lợi…
Theo Danviet
Lạ mà hay: Làm lồng nuôi ếch đẻ, cứ bán 1 cặp là có 200.000 đồng
Trong 4 năm qua gia đinh anh Nguyễn Minh Nhựt, ấp Ô Chích, xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh bán được trên 600.000 con ếch giông với giá 1.500 đông/con, trên 35 tân ếch thương phâm vơi gia 27.000 đông/kg và trên 300 cặp ếch giống bố mẹ với giá 200.000 đồng/cặp. Như vậy gia đình thu vào hơn 500 triệu đồng sau khi đa trư chi phi.
Trong những năm qua, nhiều hộ nông dân ở tỉnh Trà Vinh đã mạnh dạn chuyển đổi mô hình sản xuất để tăng thu nhập cho gia đình. Mô hình tận dụng đất quanh nhà để nuôi ếch sinh sản (ếch đẻ) của anh Nguyễn Minh Nhựt là một mô hình như thế!
Đến ấp Ô Chích, xã Thông Hòa, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh hỏi thăm thì ai cũng biết anh Nguyễn Minh Nhựt bởi anh là người đầu tiên ở đây nuôi ếch sinh san.
Mô hình nuôi ếch sinh sản (ếch đẻ) của anh Nguyễn Minh Nhựt
Lúc trước gia đình anh có vai công đất giông cat quanh nha trồng các loại cây mau, thu nhập cũng kha. Năm 2014 sau khi tốt nghiệp khoa Nông Nghiệp Thủy sản, Trường Đại học Trà Vinh, trong một chuyến đi thăm bạn bè ơ Đông Thap, Tiền Giang, anh Nhựt thấy mô hình nuôi ếch sinh san, nuôi ếch thương phâm có hiệu quả kinh tê cao lại không tôn nhiêu diên tich đât, vôn đâu tư không nhiêu.
Với kiến thức có được sau những năm học ở trường, anh quyết định tận dụng đât quanh nhà bố trí lồng nuôi và mua hơn 100 con ếnh giống Thai Lan vê nuôi thư nghiêm.
Do chưa co kinh nghiêm về thơi điêm ếch sinh san nên anh phai ban ếch thương phâm. Qua thât bai lân đâu, anh rut kinh nghiêm đâu tư lai lồng nuôi. Anh làm cac lồng nuôi băng lưới, đặt ở dưới các ao chung quanh nhà. Môi lồng co chiêu cao 1 met, diên tich khoảng 30 m2.
Dươi môi lồng, anh lot bat, phía trên phu lươi mung đê chông thât thoat ếch nuôi. Thức ăn của ếnh là thức ăn công nghiệp.
Trong quá trình nuôi, gia đinh anh tuyển chọn ra một số con ếch khỏe để làm con giống. Ếch sinh san môi năm sinh san 2 lân: vao đâu mua mưa va cuôi mua mưa. Ếch bô me sau khi nuôi tư 10 đên 12 thang se băt đâu phôi giông.
Khi êch chuân bi phôi giông phai phân căp, sau khi phôi giông khoảng 6 đên 8 giơ thì ếch se đe trưng. Khi đe trưng xong băt êch bô me ra nuôi nhôt riêng. Trưng ếch sau 24 giơ se nơ, binh quân 10 căp ếch giông se nơ khoảng 10.000 con êch con va ti lê sông đên khi xuât ban trên 80%.
Trong 4 năm qua gia đinh anh bán được trên 600.000 con ếch giông với giá 1.500 đông/con, trên 35 tân ếch thương phâm vơi gia 27.000 đông/kg và trên 300 cặp ếch giống bố mẹ với giá 200.000 đồng/cặp. Như vậy gia đình thu vào hơn 500 triệu đồng sau khi đa trư chi phi.
Theo anh Nhựt, để nuôi ếch đạt lợi nhuận cao cần chú ý bảo đảm nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, phải thường xuyên thay nước. Ếch thích nơi yên tĩnh, ít người qua lại, sợ rắn, chim, chuột...
Ngoài thu nhập cho gia đình, anh Nhựt còn hỗ trợ cho 10 hộ nông dân nghèo ở địa phương con giống, thức ăn, thuốc phòng trị bệnh... tới cuối vụ nuôi mới thu hồi vốn. Anh cũng hướng dẫn kỹ thuật nuôi và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho những gia đình đó.
Đây là một mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, góp phần xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm ở nông thôn.
Theo Danviet
Hơn 1.000 hộ dân ở Trà Vinh mòn mỏi chờ nước sạch Nhiều năm nay, hơn 1.000 hộ dân ở xã Nhị Long, huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh) thường xuyên sống trong cảnh thiếu nước sạch sinh hoạt. Đây là địa phương chịu ảnh hưởng lớn của hạn hán, xâm nhập mặn vào mùa khô. Vì vậy, cuối năm 2017, khi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đầu tư...