Cả làng cùng nhau góp lễ ăn tết lại
Ngày 1/2 âm lịch, người dân làng Thiều lại cùng nhau góp lễ đem ra đình làng để ăn tết lại. Ngày ăn tết lại được người dân làng Thiều tổ chức to hơn Tết Nguyên đán, cầu mong cho năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Sáng ngày 20/3 (tức ngày 1/2 âm lịch) người dân làng Thiều, xã Cầu Lộc, huyện Hậu Lộc (Thanh Hóa) đã tổ chức lễ hội ăn tết lại. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo, có từ lâu đời được người dân làng Thiều còn lưu giữ lại được đến nay, cùng với phiên chợ Thiều mỗi năm chỉ họp đúng một lần vào ngày 26 tháng Chạp.
Từ sáng sớm người dân làng Thiều đã tập chung về đình làng để cùng nhau tổ chức lễ ăn Tết lại.
Theo các cụ cao niên trong làng Thiều kể lại, tục ăn tết lại của làng có từ thời nhà Lê. Vào thế kỷ thứ 15, tướng quân Lê Phúc Đồng là người con của làng, ông ra đi đánh giặc đúng vào ngày Tết nguyên đán. Sau khi đánh thắng quân giặc, ông trở về làng đúng vào ngày 1/2 âm lịch và đã mở hội cho dân làng cùng nhau ăn tết lại.
Từ đó đến nay, cứ đến ngày 1/2 âm lịch hàng năm, người dân làng Thiều không ai bảo ai lại tập trung tới đình làng cùng nhau góp lễ để ăn tết lại. Ngày ăn tết lại ở làng Thiều, gia đình nào dù giàu, dù nghèo cũng phải sắm cho mình được một mâm lễ có mâm ngũ quả, gạo nếp, con gà, bánh dày… để góp lễ.
Vào ngày ăn tết lại, nhà nào cũng có của lễ để góp dâng lên cũng tế.
Cụ Nguyễn Văn Trực cho biết, tục xưa truyền lại hễ là con trai làng Thiều khi đủ 18 tuổi, vào ngày ăn tết lại này phải có một mâm lễ để đem ra làng cúng tiến. Việc góp lễ ăn tết lại với dân làng là bắt buộc theo luật tục của làng.
Gia đình nào nghèo, không có tiền để sắm mâm lễ phải đi vay mượn sắm cho đủ mâm lễ nếu không năm đó sẽ không gặp may mắn. Dần phong tục này bị mai một, người dân thực hiện nếp sống văn hóa mới tuy không còn việc bắt buộc phải góp lễ như trước nhưng tục lệ của làng, gia đình nào cũng phải góp lễ để tổ chức ăn tết lại và còn được lưu giữ đến ngày hôm nay.
Video đang HOT
Người dân tổ chức rước kiệu đón các vị thần linh ở các miếu đền, chùa về đình làng ăn tết cùng đân làng.
Trong ngày ăn tết lại, tất cả người dân trong làng Thiều đều nghỉ hết các công việc đồng áng. Buổi sáng, mọi người trong làng mang lễ vật ra đình để góp lễ cúng. Sau đó, cùng nhau rước kiệu từ đền chính của làng qua các miếu, đền, chùa trong làng đề mời các vị thần linh, thành hoàng làng về dự ngày lễ với dân làng. Sau đó đoàn rước sẽ được đưa về sân đình của làng để tổ chức các nghi lễ như: lễ tế nữ quan, lễ cúng thành hoàng làng, dâng hương…
Điều đặc biệt trong ngày ăn tết lại của người dân làng Thiều không chỉ ở việc cúng tế, tổ chức nhiều phần nghi lễ, và cùng nhau góp lễ mà còn được thể hiện độc đáo ở tục dâng bánh dày. Theo đó, trong ngày Tết nguyên đán mọi nhà đều làm bánh chưng nhưng đến ngày ăn tết lại thì nhà nào cũng phải có bánh dày để dâng lên bàn thờ cúng ông bà tổ tiên và làm đồ vật góp lễ cùng dân làng ăn Tết lại.
Người dân cùng nhau làm bánh giầy trong ăn tết lại.
Sau khi kết thúc các phần nghi lễ, người dân trong làng Thiều cùng nhau nô nức tham gia phần hội với các trò chơi dân gian như thi giã bánh dày, đánh bóng chuyền, cờ vua, nấu cơm thi…
Người dân làng Thiều quan niệm, trong ngày ăn tết lại mỗi người mỗi nhà đều phải tỏ lòng thánh kính với ông bà tổ tiên và các vị thần linh trong làng. Chính vì thế, các vị thần sẽ ban cho dân làng một năm mới có cuộc sống no đủ, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, làm ăn phát đạt, an lành hạnh phúc. Con cháu trong làng sẽ chăm ngoan học giỏi…
Những mâm bánh giầy được người dâng lên cúng tế.
Hàng trăm người dân đứng chen chúc nhau khi dâng lễ lên để cúng tế.
Sau các phần lễ, người dân làng Thiều nô nức tham gia các trò chơi dân gian để vui tết.
Thái Bá
Theo Dantri
Lễ hội Yên Thế tưởng nhớ người anh hùng áo nâu Hoàng Hoa Thám
Mặc dù sáng mai 16/3 mới chính thức khai mạc lễ hội Yên Thế - Bắc Giang, nhưng từ chiều nay, huyện Yên Thế đã tổ chức lễ tế cờ tại sân trước tượng đài Hoàng Hoa Thám với sự tham gia của hàng nghìn người dân và du khách.
Nhân dịp kỷ niệm 131 năm (1884-2015) Khởi nghĩa Yên Thế, để tưởng nhớ công ơn của người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám, lễ hội năm nay được huyện Yên Thế tổ chức với nhiều nghi lễ trang nghiêm và long trọng. Sau tiếng trống, tiếng chiêng là màn dâng lễ vật, dâng rượu tiên tế tới Hoàng thiên anh linh và nghĩa quân anh dũng...; lễ dâng hương báo công về những thành tựu nổi bật của huyện Yên Thế trong một năm qua và lễ phóng ngư tại Hồ sinh thái có lịch sử từ hơn 100 năm trước.
Một trong những nét đặc sắc đáng chú ý về phần lễ của lễ hội Yên Thế đó là lễ tế cờ tại sân trước tượng đài Hoàng Hoa Thám.
Lễ tế cờ
Phần hội diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao phong phú như: ca nhạc, hội trại thanh niên với các trò chơi dân gian: thi nấu cơm niêu, đập niêu, ném còn, bịt mắt bắt dê, kéo co, thi bắn nỏ, biểu diễn nghệ thuật rối nước, hội diễn quần chúng thi mặc trang phục dân tộc đẹp....
Tất cả các hoạt động trên nhằm tái hiện một cách sinh động truyền thống yêu nước của cha ông cùng những nét văn hóa bản sắc, mang đặc trưng vùng.
Lễ phóng ngư tại hồ sinh thái.
Lễ hội Yên Thế tại thị trấn Cầu Gồ, huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang là lễ hội được tổ chức hàng năm để nhân dân nơi đây bày tỏ lòng tôn kính cũng như tưởng nhớ công ơn Hoàng Hoa Thám, vị tướng tài năng, người thủ lĩnh tối cao của phong trào nông dân Yên Thế và nghĩa quân đã chiến đấu chống thực dân Pháp trong những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Lễ hội Yên Thế được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 16 tháng 3 năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 100 năm cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Từ đó đến nay cứ đến ngày 16/3 dương lịch, lễ hội lại được tổ chức tại trung tâm thị trấn Cầu Gồ, đại bản doanh Phồn Xương năm xưa.
Hoàng Hoa Thám thuở nhỏ tên là Trương Văn Nghĩa, quê làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, sau này di cư lên Yên Thế. Năm 26 tuổi, Hoàng Hoa Thám tham gia khởi nghĩa của Cai Vàng; năm 34 tuổi lại gia nhập cuộc khởi nghĩa Đại Trận, và được gọi là Đề Dương. Khi Pháp đánh Bắc Kỳ lần thứ nhất (11-1873) Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Trần Xuân Soạn. Khi Pháp chiếm Bắc Kỳ lần thứ 2 (4-1884), ông tham gia khởi nghĩa của Cai Kinh (Hoàng Đình Kinh) ở Hữu Lũng. Cuối năm 1885, ông cùng Bá Phức trở lại Yên Thế đứng dưới cờ của Lương Văn Nắm tức Đề Nắm và trở thành một tướng lĩnh có tài. Tháng 4 năm 1892, Đề Nắm bị thủ hạ Đề Sặt sát hại, Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế, tiếp tục hoạt động, lập căn cứ ở Yên Thế và trở thành thủ lĩnh danh tiếng nhất của phong trào với biệt danh "Hùm xám Yên Thế". Đây là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất, dài nhất trong lịch sử dân tộc ta chống thực dân Pháp, kéo dài gần 30 năm từ năm 1884 đến năm 1913, làm cho thực dân Pháp bao phen khiếp vía kinh hồn.
Bản lĩnh, tinh thần, lòng yêu nước của Hoàng Hoa Thám và nghĩa quân Yên Thế đã khắc sâu trong lịch sử và tâm trí của nhiều thế hệ người dân Bắc Giang nói riêng và Việt Nam nói chung, trở thành bản hùng ca bất diệt.
Bá Đoàn
Theo Dantri
Hỗn loạn cảnh "cướp lộc" ở lễ hội Khai ấn Đền Trần Sau khi được các lực lượng chức năng cho qua cửa vòng 2, nhiều người dân (chủ yếu là khách mời) chen chúc nhau lao vào đền Thiên Trường. Dòng người ùn ùn cướp, dứt lộc ngay trên bàn thờ trước sân đền Thiên Trường gây ra cảnh hỗn loạn, phản cảm. Sau khi qua cửa vòng ngoài, nhiều người dân tiếp tục...