Cả làng bịt khẩu trang, đóng kín cửa để ngủ
Những chiếc lò gạch như những đầu thuốc lá khổng lồ đang phì phèo phun khói dày đặc lên bầu trời, xả khói, bụi và khí độc ra xung quanh khu vực dân cư. Người dân phải đeo khẩu trang để ngủ mà vẫn không thể chợp mắt.
“No khói, đói ô xy”
Người dân xã Tân Phong, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc mỗi buổi sáng thức dậy, ra đường là lại nơm nớp với nỗi lo thường trực từ những chiếc lò gạch thủ công sừng sững ngay sát nhà mình.
Chị Nguyễn Thị Thúy, có chồng là ông Bùi Văn Dũng bị ung thư, nói rằng không khí ở thôn Yên Định, xã Tân Phong những hôm đốt lò, cả nhà phải bịt băng khẩu để ngủ mà vẫn không thể chợp mắt. Không chỉ vậy, cây cối thì chết hết, gia súc đều bị ảnh hưởng. Gia đình, trẻ con của nhiều gia đình sống cạnh khu vực lò gạch sơ tán đi chỗ khác. Thế nhưng chỗ nào cũng có khói, người dân cũng không biết phải đi đâu.
Người dân xã Tân Phong, huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc mỗi buổi sáng thức dậy, ra đường người ta lại nơm nớp với nỗi lo thường trực từ những chiếc lò gạch thủ công sừng sững ngay sát nhà mình.
Trong khoảng thời gian ngắn có mặt ở thôn Yên Định, chúng tôi dù mới đến cũng cảm thấy được sự “khó ở” trong người, mặc dù hôm đó cả thôn mới chỉ có 4 lò gạch đang đốt. Những lò còn lại hoặc là vừa đốt xong được một hai hôm, đang chuyển gạch ra, hoặc là đang nghỉ chờ xếp gạch vào.
Đi sâu vào trong thôn, bầu không khí càng trở nên ngột ngạt hơn với khói, bụi, mùi than nồng nặc. Những ngày nắng đã khó chịu do khói bốc lên, khuếch tán xung quanh, đi đâu cũng thấy. Khi mưa xuống còn khó thở hơn do khói, bụi độc hại chìm ở tầng thấp xuống bốc hơi lên.
Đã có rất nhiều cái chết của người dân, già có, trẻ có do bị các bệnh về ung thư được xác định là do khí thải độc hại từ lò gạch gần khu dân cư
Sống trong cảnh ô nhiễm nên nhiều năm trở lại đây, người dân trong thôn còn gọi làng mình là “làng ung thư”. Đã có rất nhiều cái chết của người dân, già có, trẻ có do bị các bệnh về ung thư. Ở thôn Thịnh Đức liền kề đã có tới 10 người chết vì ung thư, một số người dân khác cũng đang mang mầm căn bệnh hiểm ác. Nguyên nhân được người dân xác định là do ảnh hưởng từ khí thải độc hại.
Ông Dũng đang bị ung thư giai đoạn cuối
Video đang HOT
Ông Lã Văn Dự, người vốn có vợ là bà Bùi Thị Mai mất vì ung thư được vài năm, bản thân ông và em vợ ông cũng đang mang trong mình căn bệnh quái ác bức xúc: “Nhà tôi trước kia có ba bốn cây xoài hoa quả trĩu cành nhưng giờ chết hết, ngô ngoài đồng thì bị hỏng, lúa ngoài đồng thì bị cháy vì các lò gạch phát khói xuống. Cây ở ngoài đồng thì còn đền được, người dân chúng tôi ốm thì ai đền?”.
Cả làng xây lò, xả khói
Tân Phong vốn là một xã thuần nông. Từ những năm 80 đến đầu những năm 90, ở đây bắt đầu có nghề làm ngói. Trong hơn chục năm trở lại đây, khi giá cả mặt hàng vật liệu xây dựng tăng cao đột biến. Từ một vài nhà bắt đầu chuyển sang đóng lò gạch, cho lợi nhuận cao hơn gấp nhiều lần so với nghề nông nghiệp truyền thống.
Vậy là những chiếc lò gạch cũng từ đó bắt đầu mọc lên như nấm. Nhà nhà đóng gạch, xây lò. Toàn xã Tân Phong hiện nay có đến hơn 30 chiếc lò. Riêng thôn Yên Định đã có tới 11 cái lò ngày đêm xả khói xanh, khói trắng “xả” lên bầu trời.
Nhìn từ xa những chiếc lò gạch như những đầu thuốc lá khổng lồ đang phì phèo phun khói dày đặc lên bầu trời.
Chỉ cần 70-80 triệu đồng là người ta có thể xây được lò và sau một vài mẻ gạch đã có thể hoàn vốn và có lãi. Mỗi mẻ thường có 15 vạn “kép” tức là khoảng 30 vạn viên và phải đốt từ 7-10 ngày đêm. Vì lợi nhuận nên các chủ lò bất chấp sức khỏe của người dân và của chính gia đình mình.
Nguyên liệu để làm gạch cũng đang đặt ra vấn đề khá nghiêm trọng nơi đây. Các chủ lò thường mua và lấy đất từ chính những mảnh ruộng vốn trồng lúa và rau màu để đào khoét. Những mảnh ruộng bị khoét sâu từ 4-5m, thậm chí 7-8m xuất hiện ngày càng nhiều bên những ụ núi đất. Điều này đang tạo nên sự mất cân bằng nguồn nước trong xã.
Cây cối bị chết hoặc không thể sống khỏe do bị ảnh hưởng
Đã từ nhiều năm nay, người dân ở các thôn trong xã đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền địa phương về tình trạng ô nhiễm này, xong việc giải quyết vẫn chỉ đang là những lời hứa và các văn bản trên…giấy tờ.
Những hố đất sâu bị đào phục vụ cho việc làm gạch khiến nhiều nơi tại xã Tân Phong, các trũng sâu càng ngày mọc dày đặc như “hố bom”
Ông Ngô Văn Ngọc, thôn Thịnh Đức, xã Tân Phong, hiện là Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: “Những năm vừa rồi, ở khu vực Thịnh Đức có nổi lên một số hộ xây lò gạch thủ công gây tác hại rất lớn về môi trường. Mỗi khi đun đốt, khói lan tỏa trùm kín cả xóm vì các lò đều ở đầu hướng gió phía Đông. Lúa ngoài đồng hàng vụ đều bị cháy từ 50% trở lên, trong làng cây cối không thể ra hoa kết trái được. Chúng tôi kiến nghị các cơ quan nên sớm giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường”.
Người dân cho rằng, nếu cứ tình trạng bị ảnh hưởng như thế này kéo dài sẽ không thể sống nổi. Rồi đây con cháu của họ sẽ bị ảnh hưởng di chứng bệnh tật
Bí thư Đảng ủy xã Tân Phong cho rằng, quan điểm chỉ đạo của xã là cấm việc xây dựng các lò gạch và sản xuất gạch thủ công gây ô nhiễm môi trường, cấm việc lấy đất ruộng làm gạch. Nhưng một số hộ vẫn…lén lút vận chuyển đất từ nơi khác đến làm gạch. Chính quyền xã chưa bắt được quả tang để xử lý.
Đã từ nhiều năm nay, người dân ở các thôn trong xã đã nhiều lần kiến nghị lên các cấp chính quyền địa phương về tình trạng ô nhiễm này, xong việc giải quyết vẫn chỉ đang là những lời hứa và các văn bản trên…giấy tờ.
Trong khi chờ được giải quyết, xóa bỏ lò gạch thủ công thì người dân nơi đây vẫn đang ngày đêm phải chịu cảnh “no khói, đói ô xy”.
Từng có nạn nhân chết vì ngộ độc khí lò gạch
Ngày 15/11/ 2010, tại thôn Lai Sơn, xã Bắc Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã xảy ra một vụ ngộ độc khí đốt lò gạch, khiến 3 người tử vong, 2 người khác bị hôn mê, phải nhập viện cấp cứu.
TS. Phạm Duệ, Giám đốc Trung tâm Chống độc- BV Bạch Mai cho rằng, việc xây dựng các lò gạch ở gần khu dân cư rất nguy hiểm. Bởi lẽ, trong quá trình đốt lò sinh ra rất nhiều khí độc như CO, CO2, hơi kim loại và nhiều chất độc khác. Nơi nguy hiểm nhất chính là nóc lò vừa tích tụ nhiều chất độc, vừa không có O2. TS. Duệ cũng cảnh báo, với những hộ dân sống xung quanh lò gạch cũng có thể bị ảnh hưởng đến sức khỏe như: mệt mỏi, suy nhược cơ, suy giảm trí nhớ… và có thể bị ngộ độc cấp như trường hợp của cả gia đình nói trên.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Trả tiền để được tới địa ngục
Có những người cảm thấy mình thật may mắn khi được tới sa mạc Danakil, Ethiopia, nơi được coi là địa ngục của thế giới với những loại khí độc và núi lửa phun trào.
Những núi lửa với nham thạch nóng bỏng. Ảnh: Oddity.
Theo Oddity, những du khách muốn trải nghiệm chuyến đi kéo dài hai tuần tới địa ngục này sẽ phải trả hơn 4.600 USD. Ở sa mạc Danakil, không có bất cứ khách sạn sang trọng nào và không phải là nơi dành cho những người yếu tim vì khí độc, những hồ rộng chứa đầy lưu huỳnh ở khắp mọi nơi và nhiệt độ ở đây không khác gì trong lò lửa.
Tuy nơi đây được đánh giá là một trong những nơi khắc nghiệt nhất thế giới nhưng mỗi năm vẫn có hàng triệu người đàn ông đến để thử cảm giác mạnh. Nếu bạn muốn tham gia cuộc thám hiểm độc đáo này, bạn nên suy nghĩ kỹ càng về những khó khăn mà bạn sẽ phải đối mặt như nhiệt độ của núi lửa và một số mùi lạ nhất trên thế giới.
Những hình ảnh về vùng đất địa ngục, ảnh trên Oddity:
Những hố lưu huỳnh.
Khí độc lan tỏa ở khắp nơi.
Nếu không có quần áo bảo vệ, du khách sẽ không thể đi qua vùng đất này.
Linh Phạm
Theo ngôi sao
Hé lộ về cuộc săn lùng con khỉ độc khát máu Màn đêm buông xuống, nhiều nhà đóng then cài cửa sớm. Đi rừng, nhiều người phải tụ tập đông đủ mới dám khởi hành. Cuộc sống của người dân đảo lộn hàng tháng trời vì "quái vật" xuất hiện và liên tục tấn công. Lời đồn "quái vật" trả thù Thông tin về một loài "quái vật" luôn xuất hiện bất ngờ và...