Cả làng ăn cá nóc ‘tử thần’ ở xứ Huế
Chứng kiến hàng xóm thiệt mạng vì ăn cá nóc, nhưng nhiều ngư dân một làng ven biển ở Huế vẫn xem đây là món khoái khẩu hàng ngày.
Sau nửa ngày ra khơi, ngư dân Hoàng Châu, 67 tuổi, thôn Tân Mỹ A, xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) cùng bạn chài cập bờ với những con cá tươi rói vừa đánh bắt được. Trong rổ đựng cá của họ, xen lẫn cá nục, cá đục là những con cá nóc đã được lột da, vứt bỏ nội tạng.
Ông Châu chia sẻ, với người dân vùng miền khác thì cá nóc được xem như loại cá “tử thần” vì có chất cực độc khiến ăn vào là chết, tuy nhiên ngư dân thôn Tân Mỹ A lại sử dụng cá nóc làm thực phẩm hàng ngày. Không chỉ chế biến cá nóc tươi làm thực phẩm, họ còn phơi khô cá nóc để làm mồi nhậu. Nhiều gia đình có người thân ở tỉnh, thành khác hoặc nước ngoài vẫn thường gửi cá nóc khô làm quà.
“Cá nóc chúng tôi thường đánh bắt để ăn là loại da trơn, thân có màu hơi vàng xanh. Sau khi câu được cá nóc, ngư dân dùng chiếc dao nhọn lột lớp da và bỏ ruột gan, rồi kho với ớt để ăn ngay hoặc phơi khô”, ông Châu nói.
Cá nóc được ngư dân lột da đưa vào bờ để sử dụng. Ảnh: Võ Thạnh.
Lý giải việc ngư dân thôn Tân Mỹ vẫn ăn cá nóc mặc dù biết loại này rất nguy hiểm, ngư dân Trần Ánh (64 tuổi) cho hay người dân địa phương phân cá nóc thành ba loại, gồm cá nóc thu xương xanh ngoài khơi, cá nóc gai gần bờ và cá nóc da trơn. Trong đó, hai loại đầu không ăn được, còn cá nóc da trơn không có độc.”Hàng ngày tôi vẫn đánh bắt cá nóc da trơn về ăn bình thường”, ông Ánh nói.
Ngư dân Hoàng Châu kể về cách làm cá nóc. Ảnh: Võ Thạnh.
Video đang HOT
Ngư dân Hồ Phúc (60 tuổi) cho biết, cứ đến đầu tháng tư, ông lại sắm lưỡi câu và dong thuyền đi câu cá nóc.
Theo ông, người dân địa phương đã ăn cá nóc từ nhiều đời nay. Tuy nhiên, cách đây 5 năm, hai người ở Tân Mỹ A bị ngộ độc do ăn cá nóc, một người chết. “Lúc bấy giờ, nhiều người trong thôn không dám dùng cá nóc nữa. Nhưng vài năm trở lại đây, bà con lại ăn bình thường”, ông Phúc chia sẻ.
Nhiều ngư dân khác cho biết, cá nóc sau lột da thì “thịt trắng phau, chế biến rồi thơm ngon hơn cả thịt gà, ai ăn cũng mê”.
Ngư dân thôn Tân Mỹ A xem cá nóc là món khoái khẩu. Ảnh: Võ Thạnh.
Theo ông Phan Văn Trí – Phó chủ tịch xã Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền), toàn xã có hai thôn ven biển với 130 thuyền đánh bắt hải sản.
“Việc ngăn cản người dân đánh bắt, chế biến cá nóc rất khó, vì xã không biết bà con đi biển và sử dụng cá nóc như thế nào. Trước mắt, địa phương chỉ thông qua đài phát thanh xã tuyên truyền cho người dân hiểu về sự nguy hiểm của việc ăn cá nóc”, ông Trí nói.
Võ Thạnh
Theo VNE
Ngư dân Huế trúng đậm cá cơm
Chỉ trong một buổi sáng bủa lưới xăm, ngư dân ở Huế thu được từ 2 - 3 tấn cá cơm.
Hai ngày nay, ngư dân đánh cá bằng lưới xăm ở xã Quảng Công, Quảng Ngạn (huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế) trúng đậm cá cơm.
Chỉ trong một buổi sáng kéo lưới, mỗi thuyền của ngư dân thu từ 2 - 3 tấn cá cơm. Với giá 10.000 - 12.000 đồng mỗi kg, một thuyền thu lãi khoảng 20 triệu đồng.
Ngư dân Hồ Văn Mạnh ở xã Quảng Công cho biết lâu lắm rồi ông mới thấy cá cơm dày đặc như vậy trên vùng biển gần bờ.
Hai ngày bủa lưới xăm, thuyền ông thu được hơn 20 triệu đồng từ tiền bán cá cơm cho thương lái.
Nhiều ngư dân phải gọi điện cho vợ và con cái xuống bãi biển để vận chuyển cá lên bằng thúng.
Cá cơm được ngư dân đổ đống trên bãi biển chờ thương lái đến mua.
Cá cơm được thương lái thu mua về bán lại cho các cơ sở chế biến nước mắm và phơi khô.
Cá cơm phơi khô có giá 100.000 đồng mỗi kg.
Một số ngư dân giữ lại ít cá cơm, tự phơi khô làm thực phẩm dữ trữ cho mùa đông.
Võ Thạnh
Theo VNE
Cá "tử thần" mua bán, sơ chế công khai tại cảng, cửa biển Nhìn những đống cá nóc, với số lượng tính bằng tấn và được sơ chế công khai ngay tại cảng cửa biển, thật khó để nghĩ rằng loại cá này đã bị cơ quan chức năng cấm mua bán từ lâu. Tại một cảng biển của huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi), cứ vào tầm sáng sớm hàng ngày, cá nóc được ngư dân...