Ca khúc mới của Psy sẽ “nửa Anh nửa Hàn”
Psy vừa có một cuộc trò chuyện với CNN về cơn sốt Gangnam Style cũng như những dự định tương lai. Nhiều người khá tò mò về ca khúc tiếp theo của Psy sau Gangnam Style khi mà trên mạng xuất hiện nhiều thông tin trái chiều.
Ca khúc tiếp theo của Psy sẽ nửa tiếng Hàn, nửa tiếng Anh
Theo nhiều nguồn, hãng đĩa khuyên Psy nên tiếp tục hát tiếng Hàn và tấn công fan quốc tế bằng chất Kpop như Gangnam Style đã làm. Tuy nhiên, lại có thông tin cho hay Psy và đại diện của anh đang bàn bạc về kế hoạch sản xuất một ca khúc tiếng Anh.
Psy đã “sắm” vũ đạo mới nhưng không chắc nó có thể đánh bại vũ đạo ngựa
Fan không biết nên tin ai cho đến khi chính Psy lên tiếng trên CNN: “Ca khúc đó sẽ nửa Hàn nửa Anh. Và nó sẽ có vũ đạo mới. Tôi không thể dự đoán trước xem nó có hơn vũ đạo ngựa hay không, nhưng tôi vẫn có linh cảm tốt về nó”.
Tương tự, anh không tin rằng ca khúc mới có thể vượt qua cái bóng “Gangnam Style”
Trước thành công vang dội của Gangnam Style trong 3 tháng qua, có vẻ như Psy vẫn chưa hết choáng ngợp. Anh không dám kỳ vọng ca khúc tiếp theo sẽ vượt qua được cái bóng của người anh em đi trước:”Tôi không thể vượt qua thành công của Gangnam Style”.
Theo TTVN
Đằng sau một 'hiện tượng' Gangnam Style
Video clip Gangnam Style của rapper người Hàn Quốc PSY đã trở thành một hiện tượng, bởi sau 3 tháng ra mắt, đã có hơn 400 triệu lượt người xem nó qua YouTube.
Video đang HOT
Không phải ngẫu nhiên mà điệu nhảy mô phỏng động tác cưỡi ngựa của PSY được ưa thích ở khắp nơi. Lời ca và hình ảnh của bài hát này ẩn chứa những thông điệp mà có thể bạn chưa biết.
Gangnam Style là gì?
Gangnam trong tiếng Hàn nghĩa là "phía Nam dòng sông". Gangnam là một quận của Seoul, nằm ở phía Nam sông Hàn.
Đầu thế kỷ 20, Gangnam thậm chí còn chẳng thuộc địa phận Seoul. Nhưng từ những năm 1970, chính sách phát triển của Hàn Quốc đã dần dần biến khu ngoại ô hẻo lánh này thành quận giàu có nhất xứ kim-chi.
Ngày nay, Gangnam được ví von là thung lũng Silicon, phố Wall, Beverly Hills, Manhattan, và Miami trộn lẫn vào nhau. Một so sánh khác, ít hoa mỹ hơn, nói rằng Gangnam là Dubai của Hàn Quốc, được dựng lên từ những ruộng bắp cải và vườn lê.
Đây là nơi tập trung tổng hành dinh của tất cả các chaebol Hàn Quốc - từ Samsung đến Hyundai - và trụ sở của những tập đoàn quốc tế hàng đầu như Apple, General Electric hay AT&T, là thiên đường của những khu nhà cao cấp nhất, những quán bar sành điệu nhất, v.v và v.v.
Không có gì ngạc nhiên khi rất nhiều chính khách và vô số ngôi sao giải trí của Hàn Quốc đang sống ở Gangnam.
Cả quận này chỉ rộng có 7 dặm vuông (hơn 18 km2) nhưng chiếm tới 7% GDP của Hàn Quốc. Để dễ so sánh: Bang New York (cũng chiếm 7% GDP nước Mỹ) rộng gấp 3.000 lần Gangnam.
Khi đoạn video có vẻ ngớ ngẩn được giải mã, người ta nhận ra rằng PSY không chỉ đùa cho vui mà có ý nhắc tới những vấn đề hệ trọng hơn rất nhiều, trong đó có tài chính cá nhân ở Hàn Quốc.
Theo số liệu của Business Insider, 41% sinh viên đại học Seoul hiện nay xuất thân từ Gangnam. Điều này cũng giống như 41% sinh viên Harvard xuất thân từ khu Manhattan (New York).
Giá trị bất động sản của Gangnam cao hơn tổng giá trị bất động sản của Busan (thành phố lớn thứ hai Hàn Quốc) và nếu tính thêm cả hai quận lân cận là Seocho và Songpa (vốn cũng ở bờ Nam sông Han) thì giá trị bất động sản khu vực Gangnam chiếm tới 10% tổng giá trị bất động sản của cả Hàn Quốc.
Một nguồn số liệu khác cho biết chi phí cho giáo dục ở Gangnam cao gấp tám lần các khu vực lân cận của Seoul, lên tới 25 tỷ USD vào năm 2010, để đảm bảo con em các gia đình ở đó được học những trường tốt nhất. Cứ 25 trẻ em thì có một sẽ ra nước ngoài du học và khi trở về, dĩ nhiên, sẽ làm việc cho một tập đoàn lớn đóng ngay tại Gangnam.
Cứ như thế, Gangnam gần như trở thành một vương quốc khép kín của người giàu sống theo lối Âu-Mỹ và là niềm mơ ước của phần lớn người Hàn Quốc, đến mức họ nói rằng "phải sống ở Gangnam mới được coi là giàu."
Trào phúng kiểu PSY
Lời bài hát có đoạn PSY nói rằng anh muốn tìm một cô gái "đẳng cấp", người dám chi tiền cho một tách cà phê, còn anh sẽ là người đàn ông sành điệu, uống một hơi hết tách cà phê nóng.
Cà phê thì có liên quan gì ở đây? Jae Kim, một blogger gốc Hàn sống tại Mỹ, chủ trang My Dear Korea (chuyên viết về xứ sở kim-chi), giải thích rằng ở Hàn Quốc, người ta thường đùa rằng có những phụ nữ chỉ ăn bát mỳ giá 2.000 won (gần 40.000 đồng) để có tiền uống cà phê Starbuck giá gấp ba lần (cho ra vẻ sành điệu).
Họ còn sáng tạo ra từ "quý bà/quý cô keo đậu tương" để cười nhạo những phụ nữ như vậy, những người phát cuồng vì mua sắm, thích vung tiền quá khả năng của mình.
Cái "đẳng cấp" của cô gái rất tương xứng với sự "sành điệu" của PSY - không thể uống một hơi hết tách cà phê nóng mà không bị bỏng. Và đó là gợi ý quan trọng cho những ai muốn hiểu cái gọi là "phong cách Gangnam".
Mặc dù PSY liên tục khoe "Oppa Gangnam Style" (anh có phong cách Gangnam) như để khẳng định anh (nhân vật trong video) là hiện thân cho "phong cách" này, nhưng những hình ảnh lần lượt xuất hiện lại khiến khán giả không thấy gì tốt đẹp ở Gangnam cả.
Ngay cảnh đầu tiên trong video clip, PSY đang nằm trên bãi biển và được một cô gái nóng bỏng quạt cho nhưng liền sau đó, sự thật được hé lộ: anh đang nằm trong một sân chơi trẻ em.
Một cảnh khác, PSY lại đi bên hai cô gái xinh đẹp trên thảm đỏ nhưng hóa ra họ đang ở trong một bãi đỗ xe và rồi rác bay như mưa, tiếp nữa là tuyết giả phun tứ tung vào ba người.
Lối sống xa hoa của Gangnam bị PSY chế giễu trong suốt phần tiếp theo: cảnh tắm hơi với hai gã xã hội đen thay vì với những người thượng lưu, cảnh nhảy nhót trên xe du lịch với một nhóm người già về hưu thay vì vào hộp đêm, cảnh PSY bơi trong bể tắm công cộng thay vì một bể bơi hạng sang, hoặc cảnh anh ngồi oai vệ trên một... bệ hố xí.
Cứ như thế, PSY cười cợt những gì phần lớn người dân Hàn Quốc ngưỡng mộ ở Gangnam - anh chế giễu những kẻ giàu lên quá nhanh nhờ được hưởng lợi từ chính sách của chính phủ chứ không bằng sức lực bản thân, đả kích lối sống vật chất kiểu Mỹ và dường như cũng mỉa mai cả quê hương và bản thân mình (PSY là người Gangnam đúng nghĩa, anh sinh ra và lớn lên ở đó).
Cái giá của "phong cách"
Khi đoạn video có vẻ ngớ ngẩn được giải mã, người ta nhận ra rằng PSY không chỉ đùa cho vui mà có ý nhắc tới những vấn đề hệ trọng hơn rất nhiều, trong đó có tài chính cá nhân ở Hàn Quốc.
Như đoạn bài hát nói về chuyện uống cà phê, trên thực tế, người Hàn Quốc đang có xu hướng tiêu xài nhiều hơn mức họ có thể chi trả.
Tờ Financial Times cho biết nợ hộ gia đình ở Hàn Quốc đã lên tới mức báo động: 155% thu nhập. Cần biết rằng con số này ở Mỹ vào thời kỳ trước khủng hoảng cho vay dưới chuẩn cũng chỉ là 138%.
Tờ Washington Post thì cho rằng nỗi ám ảnh về sự thành đạt khiến cho người dân nước này đua nhau mua xe xịn, túi xách hàng hiệu và trả hàng đống tiền cho gia sư để giúp con họ vào được những đại học hàng đầu.
Những điều đó thậm chí làm họ quên luôn bài học từ khủng hoảng tài chính năm 2002. Khi đó, kinh tế Hàn Quốc cũng chao đảo vì người dân tiêu pha vô độ mà không chi trả được - trung bình mỗi người Hàn Quốc có tới 5 thẻ tín dụng.
Sau những nỗ lực giải cứu và ổn định tình hình của Chính phủ Hàn Quốc, số thẻ tín dụng trung bình của người dân đã giảm xuống còn khoảng 3 thẻ mỗi người nhưng hiện nay, con số này đã lại sát mức 5 thẻ. Hơn một năm nay, Hàn Quốc đã phải đưa thêm biện pháp để cảnh báo người dân về cách tiêu tiền của họ.
Sự giàu sang thịnh vượng của Gangnam nói riêng và Hàn Quốc nói chung không hoàn toàn là kết quả của tăng trưởng mà còn là sản phẩm của việc vay nợ và đương nhiên là nó đi kèm với rất nhiều nguy cơ.
Tóm lại, như tờ Business Insider kết luận trong một bài viết về Gangnam Style, thay vì vung tay quá trán, chúng ta nên học cách tiêu tiền khoa học hơn.
Và hãy nhớ lời tâm sự của PSY - "Xã hội loài người thật rỗng tuếch, thậm chí cả lúc đang quay (video clip) tôi cũng thấy mình thật thảm hại. Mỗi khung hình đều trống rỗng" - để nhớ cái giá của "phong cách Gangnam".
Theo Báo Đất Việt
'Gangnam style' đã đến lúc thoái trào? Chuỗi ngày liên tục phá vỡ kỷ lục trên Youtube của hiện tượng âm nhạc đến từ xứ Hàn đang sắp đi đến hồi kết với những thay đổi mới nhất về tiêu chí xếp hạng trên trang chia sẻ video hàng đầu này. Bắt đầu từ ngày 16/10, Youtube sẽ không còn xếp hạng video theo lượt xem, thay vào đó, các...