Ca khúc Mẹ yêu con: Đẳng cấp tiếng hát NSND Lê Dung và chuyện ít biết về NSND Thanh Huyền
Tuy bản thu của NSND Thanh Huyền được chính tác giả thích nhất, nhưng đỉnh cao và kinh điển nhất vẫn là bản thu về sau của NSND Lê Dung.
Ca khúc kinh điển của nền nhạc cách mạng
So với nhiều nước khác trong khu vực và trên thế giới, nền âm nhạc cổ điển – thính phòng của Việt Nam còn khá non trẻ và chưa có bề dày. Tuy nhiên, chúng ta cũng có được một số tác phẩm nhạc thính phòng chất lượng. Một trong số đó là ca khúc kinh điển Mẹ yêu con.
Mẹ yêu con là một sáng tác của nhạc sĩ tài danh Nguyễn Văn Tý, tác giả của nhiều ca khúc nhạc cách mạng nổi tiếng như: Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh, Dáng đứng Bến Tre, Người đi xây hồ kẻ gỗ, Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa…
Có thể xem vị nhạc sĩ tài hoa này là một trong những trụ cột tiêu biểu của nền nhạc cách mạng Việt Nam.
Khác với nhiều nhạc sĩ cách mạng khác, Nguyễn Văn Tý chịu ảnh hưởng nhiều từ người bố ruột, là một nghệ nhân chuyên về hát bát âm của miền quê Vĩnh Phú, thạo cả hát văn, hát chèo và hát ả đào.
Bởi vậy, nhạc cách mạng của Nguyễn Văn Tý luôn mộc mạc, mềm mại, ngọt ngào với những luyến láy sử dụng chất liệu dân ca nhiều vùng miền. Và Mẹ yêu con cũng không ngoại lệ.
Mẹ yêu con được Nguyễn Văn Tý viết tặng người vợ thứ hai của mình trong niềm hạnh phúc đón cô con gái nhỏ chào đời. Bà là em gái của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Theo lời tác giả, người thứ hai của ông đẹp tuyệt vời và có đức hạnh tốt.
Cụ thể, vào năm 1956, sau khi sinh con gái, vợ chồng Nguyễn Văn Tý phải trở về quê mẹ sống một thời gian trong cảnh khó khăn, túng thiếu. Tuy hoàn cảnh gian khổ nhưng Nguyễn Văn Tý vẫn giữ cho mình một tâm hồn đầy thi ca, yêu quê hương, đất nước, yêu gia đình và con người nơi mình sống.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý
Chính vì vậy, ông đã sáng tác nên Mẹ yêu con trong cùng năm đó, lấy cảm xúc từ chính người vợ mình khi được làm mẹ, sinh con ra, chứng kiến con khóc, con cười, con nói, con lớn khôn, trưởng thành.
Tuy nhiên, Mẹ yêu con không chỉ là một ca sĩ bó hẹp trong phạm vi cá nhân, gia đình mà còn lồng ghép vào đó cả tình yêu quê hương, đất nước, tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, dựng nước, giữ nước, bảo vệ Tổ quốc.
Vì thế, ngoài tính trữ tình, ngọt ngào, ca khúc còn mang cả âm hưởng sử thi, hùng tráng, được bộc lộ một cách đầy tinh tế, khéo léo. Có thể nói, đây là một ca khúc đỉnh cao lồng ghép hoàn hảo được tính cá nhân lẫn tính cộng đồng.
Nhờ đó, dù là nhạc cách mạng, nêu cao tinh thần dựng nước, giữ nước, nhưng Mẹ yêu con vẫn gần gũi như một bài dân ca nhẹ nhàng. Từ đó, nó trở thành bài hát ru phổ biến và đại chúng, được vô vàn người mẹ thuộc và hát để ru con từ thưở nằm nôi.
Cứ như vậy, Mẹ yêu con đi qua thời ấu thơ của nhiều thế hệ người Việt, để rồi ai cũng thuộc một hoặc vài đoạn nhỏ trong ca khúc, nhớ được giai điệu của nó. Với người Việt Nam, từ già tới trẻ, ai cũng thuộc không ít thì nhiều về ca khúc này. Đây cũng là bài hát kinh điển về tình mẫu tử.
Câu chuyện thú vị về NSND Thanh Huyền
Vì được viết dưới âm hưởng dân ca nên Mẹ yêu con lần đầu tiên được thu âm bởi NSND Thanh Huyền – một nghệ sĩ hát dân ca, nhạc cách mạng nổi tiếng, người từng đứng hát trước Bác Hồ.
Với chất giọng nữ cao sáng lanh lảnh, vang như tiếng chuông khánh, kết hợp giữa lối hát cổ điển Tây phương và dân ca quan họ Bắc Bộ, với đầy đủ vang rền nền nảy, đổ hột, NSND Thanh Huyền đã thổi vào Mẹ yêu con chất dân ca đầy ngọt ngào, khoan thai. Bà hát một cách thoải mái, tự nhiên nhưng dạt dào cảm xúc.
Đây cũng là bản thu mà nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý thích nhất. Có một câu chuyện đặc biệt trong lúc thu Mẹ yêu con được chính nhạc sĩ kể lại:
” Tôi nhớ rõ chồng cô Huyền là đạo diễn. Một lần nọ, cậu ấy mách tôi rằng: “Ông ơi, vợ em nó hay quên lắm, ông đừng dạy nữa mất công”.
Mẹ yêu con – NSND Thanh Huyền Tôi liền bảo ông ấy về viết cho tôi bản nhạc trên tờ giấy to như khung cửa này, để trên đầu giường. Thế là về nhà, cậu ấy làm đúng y như lời tôi dặn, nhờ vậy mà Huyền hát mãi cũng thuộc.
Đến khi đi thu thanh, đoạn “Mẹ ngắm con cười”, cô ấy lại quên mất chữ “cười”. Tôi đứng ngoài lập tức phát hiện ra rồi nói lớn “cười”. mọi người xung quanh giật mình, không hiểu vì sao.
Còn cô Huyền thì sực nhớ ra rồi thu lại đến khoảng 3 – 4 lần. Ngày xưa, một bài phải thu nhiều lần mới xong“.
Đẳng cấp tiếng hát NSND Lê Dung
Tuy bản thu của NSND Thanh Huyền được chính tác giả thích nhất, nhưng đỉnh cao và kinh điển nhất vẫn là bản thu về sau của NSND Lê Dung.
Khác với đàn chị Thanh Huyền, NSND Lê Dung là một ca sĩ Opera được đào tạo bài bản tại Nga nên sở hữu rất nhiều kỹ thuật hát cổ điển, thính phòng phức tạp. Cô cũng được xem là cánh chim đầu đàn của nền nhạc thính phòng Việt Nam.
NSND Lê Dung
Vì thế, NSND Lê Dung đã hát Mẹ yêu con với đàn piano Tây phương chứ không sử dụng bộ nhạc cụ dân tộc như bản thu của Thanh Huyền. Từ đó, cô biến Mẹ yêu con thành một ca khúc thính phòng chuẩn mực.
Về kỹ thuật, có lẽ không ai qua mặt được Lê Dung khi hát Mẹ yêu con. Cô áp dụng hoàn thiện nghệ thuật hát đẹp Bel Canto của Opera Ý vào tiếng Việt một cách xuất sắc, với những đoạn bỏ nhỏ piano rồi tăng âm lượng chuyển đổi liên tục trong một làn hơi.
Lê Dung sử dụng toàn bộ head voice khi hát ca khúc, với những đoạn crescendo cao trào cộng hưởng vang lồng lộng, legato đẹp mịn màng như dòng suối, mezza di voce mượt mà như dải lụa đào, điều khiển hơi thở bậc thầy.
Điều đặc biệt nhất mà Lê Dung làm được là dù hát theo lối cổ điển, thính phòng, nhưng cô vẫn thổi vào những nhả chữ luyến mang màu sắc dân ca truyền thống, tạo cho bài hát sự ngọt ngào, mềm mại, dễ chịu và lay động từng tế vi cảm xúc.
Mẹ Yêu Con – NSND Lê Dung (Live)
Cách Lê Dung nhả chữ vô cùng nắn nót, nâng niu, chứa đựng biết bao tâm sự, nỗi niềm. Có thể nói, biệt tài nhả chữ, phát âm, nhấn nhá, xử lý giai điệu trên head voice của Lê Dung mới là cái khiến cô trở nên độc nhất vô nhị, không ai bắt chước được, chứ không chỉ đơn giản là kỹ thuật hát.
Phần thể hiện của Lê Dung là sự hòa quyện tuyệt vời giữa kỹ thuật và cảm xúc. Các ca sĩ sau này hầu như chỉ đạt được một trong hai yếu tố, có cảm xúc thì thiếu hụt kỹ thuật hoặc phô diễn kỹ thuật thì đánh rơi cảm xúc.
Nhờ đó, bản thu của Lê Dung đã trở thành kinh điển của nền nhạc thính phòng, chuẩn chỉ để mọi thế hệ ca sĩ Nhạc viện học theo.
Rất nhiều ca sĩ nổi tiếng, được đào tạo bài bản hát Mẹ yêu con như Anh Thơ, Lan Anh, Hồ Quỳnh Hương, Thanh Lam… nhưng có lẽ chưa một ai chạm tới giọng hát của Lê Dung.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý - từ chàng nghệ sĩ nghèo đến "cây đại thụ" của nhạc Việt
"Sinh - lão - bệnh - tử" là quy luật bất biến của tạo hóa, ai rồi cũng đến đoạn phải từ giã cõi đời. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cũng không nằm ngoài quy luật đó. Dù vậy, sự ra đi của ông vẫn khiến giới mộ điệu âm nhạc không khỏi xót xa và tiếc nuối.
Lúc sinh thời, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý không ít lần nhận được những thắc mắc từ người hâm mộ về việc nguyên quán thực sự của ông là ở đâu. Sở dĩ vậy bởi lẽ nhắc đến ông, người ta nhớ đến rất nhiều bài hát gắn với nhiều vùng quê khác nhau mà bài nào cũng tha thiết, thân thương như thể được viết nên từ nỗi lòng của người con xứ, trở thành giai điệu tự hào của người dân bản địa.
Với người dân ở quê hương Đồng Khởi, đó là ca khúc "Dáng đứng Bến Tre". Với người dân ở quê hương Thái Bình, đó là "Bài ca năm tấn". Và nhiều hơn cả là những sáng tác về vùng quê Hà Tĩnh nằm trên dải đất miền Trung đất cằn lên sỏi đá, trong đó phải kể đến hai ca khúc bất hủ "Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh" và "Người đi xây hồ Kẽ Gỗ". Không quá khi nói rằng, đây là hai sáng tác đã vẽ nên bức chân dung bằng nhạc khắc họa đúng "chất" Hà Tĩnh trên bản đồ âm nhạc đất nước - mộc mạc, dung dị nhưng cũng rất kiên cường và sâu sắc.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý thời trẻ
Kỳ thực, bảo nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý "một chốn bốn quê" kể ra cũng đúng, vì ông sinh ra ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An nhưng nguyên quán gốc gác lại ở xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Trước đó, gia đình ông từng có thời gian sống ở Vĩnh Phúc. Nửa cuộc đời về sau, ông lại gắn bó đến hơi thở cuối cùng với mảnh đất Sài thành. Có điều thú vị là dù không phải người Hà Tĩnh nhưng suốt một thời gian dài, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được bầu làm Chủ tịch hội đồng hương Hà Tĩnh tại TP.HCM. Về phần mình, ông từng nhiều lần bộc bạch rằng, tuy không phải người Hà Tĩnh song vùng đất Xô Viết lại có ân tình sâu nặng với ông chẳng khác nào quê hương. Chính ông cũng không lý giải nổi tại sao mình lại dành tình cảm nhiều đến thế cho nơi này, có lẽ tất cả giống như một mối duyên, mà đã là duyên thì rất khó cắt nghĩa.
Ít ai biết rằng khởi nguồn cho mối duyên giữa nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý với Hà Tĩnh lại là một ca khúc được ông sáng tác lấy cảm hứng từ người mẹ của mình. Bài hát đầu tiên mà ông viết về mảnh đất này có tên gọi "Đường về Hộ Đô" (Hộ Đô là một xã thuộc huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh). Khi ấy, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý vừa bước vào tuổi hai mươi thì người cha qua đời, còn lại người mẹ một mình gồng gánh nuôi đàn con đang tuổi ăn tuổi lớn. Ngày ngày nhìn mẹ dậy từ sáng sớm tinh mơ, liêu xiêu đi về phía biển gánh từng gánhmuối về bán kiếm tiền nuôi con, ông đã viết nên những câu hát chất chứa tình yêu, sự xót xa và cả lòng biết ơn vô hạn với người mẹ của mình: " Ngày xưa Mẹ đi về Hộ Độ/ Mua được muối mang về không đi bằng đường bộ mà phải theo đò vượt biển khơi sóng vỗ/ Bao đêm mất ngủ, mới đưa được muối về/ Ôi con đường xưa sao mà trắc trở, cũng vì con nhỏ bao gian khổ cũng không nề...".
Có lẽ chính những cảm xúc từ tình mẫu tử thiêng liêng ấy, những gánh muối đã nuôi sống gia đình ông lúc bấy giờ đã nuôi dưỡng trong ông tình cảm đậm sâu với vùng đất dân ca ví dặm mặn mòi. Trong đó, ca khúc "Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh" còn được xem như "Hà Tĩnh ca" của người dân nơi này. Bài hát này cũng được ông viết khi đang tuổi đôi mươi từ tình cảm trong sáng và cũng chất chứa nỗi niềm day dứt với một người con gái ở vùng quê Hà Tĩnh.
Tiết lộ về hoàn cảnh viết nên ca khúc này, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý từng kể, khi ấy ông chỉ là anh chàng nghèo mê ca hát, ngày ngày vẫn ôm đàn guitar gảy trên căn gác nhỏ. Tiếng đàn làm say lòng cô gái nhà bên cạnh, còn chàng nghệ sĩ nghèo cũng đem lòng thầm thương trộm nhớ cô gái có gương mặt hiền lành, thánh thiện. Có điều, tình cảm vừa chớm nở đã vội vàng khép lại vì sự nghèo khó khiến ông bị cho là không "môn đăng hộ đối" với người con gái nhà bên. Không lâu sau, cô gái đi lấy chồng nhưng không quên "mai mối" cho ông một người con gái khác ở thôn quê làm nghề dệt vải. Ông cũng tìm về bến sông quê để tìm gặp người con gái nọ và cả hai "tình trong như đã, mặt ngoài còn e". Cho tới lúc ông chuyển công tác ra Hà Nội, cả hai vẫn chưa một lần ngỏ lời hay hẹn ước cùng nhau. Mặc dù vậy, mãi sau này ông mới biết, cô gái ấy vẫn đợi chờ ông suốt gần 20 năm chỉ vì một chữ "thương". Nhớ về tình cảm trong sáng mà đậm sâu ấy, ông đã viết nên những câu hát nặng chữ tình trong "Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh".
Trong sự nghiệp hoạt động nghệ thuật của mình, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý còn được nhớ đến là một trong 5 "cây đại thụ" (cùng với nhạc sĩ Văn Cao, Nguyễn Xuân Khoát, Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước) được chỉ định đứng ra thành lập Hội Nhạc sĩ Việt Nam vào năm 1957, đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng nên nền móng của nền tân nhạc Việt Nam. Lúc mới thành lập Hội, cả năm người mới phát hiện ra nhiều nhạc sĩ ta không biết chơi nhạc cụ dân tộc, thế là quyết định mua đủ loại nhạc cụ để tạo thành một dàn nhạc, giao cho mỗi người học một món rồi sau đó kết hợp lại để biểu diễn chung. Riêng ông được giao học đàn tỳ bà. Không lâu sau, trước nhu cầu phát triển khí nhạc, ông cũng viết một tác phẩm khí nhạc, tuy nhiên ông vẫn khẳng định chỉ có niềm đam mê duy nhất là sáng tác ca khúc.
Có vẻ ngoài lãng tử đẹp trai, lại tài hoa nên ngày trẻ, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý được rất nhiều cô gái đem lòng yêu mến. Chỉ tiếc là trong cuộc sống riêng, ông cũng phải trải qua không ít thăng trầm sóng gió. Duyên phận giữa ông với người vợ đầu tiên chỉ vỏn vẹn được một năm thì bà qua đời sau khi hạ sinh cho ông cô con gái đầu lòng. Gần 10 năm sau, ông mới đi bước nữa và người bạn đời thứ hai cũng chính là em gái của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương. Bằng tình cảm chân thành dành cho người vợ sau, ông đã viết nên ca khúc "Mẹ yêu con". Người vợ sau của ông qua đời cách đây nhiều năm. Giữa ông và người vợ thứ hai cũng có với nhau một cô con gái.
Rời xa cõi tạm ở tuổi 94, nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã không còn phải chiến đấu với những cơn đau, căn bệnh của tuổi già. Có lẽ ở nơi nào đó mơ hồ và xa xôi, ông lại nhẹ nhàng gảy đàn ca hát, sum vầy với những người thân, người bạn, những người đồng đội của mình. Vĩnh biệt ông - người nhạc sĩ tài hoa ra đi để lại những dư âm đẹp còn vang mãi trong nền âm nhạc Việt Nam và đọng lại trong lòng người nghe nhiều thế hệ.
Theo anninhthudo.vn
Trọng Tấn - Nguyên Thảo 'thổi lửa' đêm đông Hà Nội Hai giọng ca đẹp của làng nhạc Việt đã đem tới cho khán giả những cảm xúc đặc biệt qua các ca khúc nổi tiếng như "Giai điệu Tổ quốc", "Mẹ yêu con", "Nơi đảo xa"... Nguyên Thảo cùng với Trọng Tấn là hai nhân vật chính của đêm nhạc. Họ chính là những người đảm nhận vai trò dẫn dắt khán giả...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thượng tá Phương Anh, Tùng Dương và Soobin chung sân khấu ở Hải Phòng

Clip Võ Hạ Trâm hát bản hit 4 tỷ lượt xem trong quá khứ gây sốt trở lại

"Cha đẻ" hit 3,1 tỷ view tặng 300 bài nhạc thiếu nhi cho 7000 thầy cô giáo, lý do đằng sau ai cũng cảm động

Mối quan hệ ít ai biết của Võ Hạ Trâm và nữ ca sĩ hát bản gốc hit 4 tỷ view

Người yêu cũ Pháo: "Tôi đã ổn hơn và có bạn gái rất xinh"

HLV Rap Việt nói 1 câu cực gắt về bạn thân HIEUTHUHAI trước tranh cãi "mất chất, hát nhiều hơn rap"

"Người miền núi chất" mới làm răng sứ, còn diện vest đen như "tổng tài" - màn lột xác ngoạn mục chưa từng thấy của Quán quân Rap Việt

Bản cypher cháy nhất 2025: Quán quân Rap Việt "tàng hình", bạn thân HIEUTHUHAI cho biết thế nào là "đủ trình"

Tóm gọn Emily đứng ở vị trí đặc biệt, lùi về phía sau ủng hộ BigDaddy, đội mũ đeo kính cũng không che nổi visual xinh ngất!

Concert Rap Việt "trá hình" của đội BigDaddy: Loạt rapper hoá thần tượng chất, "trùm cuối" đu xà xuất hiện cực nghệ

Đoạn video 1 phút 48 giây nổi da gà về Hoà Minzy

3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Có thể bạn quan tâm

Thị trưởng Moskva: Phòng không chặn ít nhất 19 UAV bay về hướng thủ đô Liên bang Nga
Thế giới
05:11:20 07/05/2025
Anh trai đã ly thân với vợ từ lâu nhưng chị dâu vẫn đều đặn đăng ảnh gia đình thân mật mỗi ngày
Góc tâm tình
05:03:59 07/05/2025
Khung hình hỗn loạn nhất Baeksang 2025: 3 cực phẩm visual hội tụ, chỉ 1 hành động mà "quậy banh" cả sự kiện
Hậu trường phim
23:51:58 06/05/2025
Những skin CS:GO giá rẻ đáng chú ý
Mọt game
23:46:13 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025