Ca khúc lên án nạn bạo hành phụ nữ tại Trung Quốc
Lời bài hát “ Tiểu Xuân” đề cập đến những vụ bạo hành phụ nữ có thật tại Trung Quốc và khơi dậy sự đồng cảm nơi khán giả.
Theo The New York Times , tại Trung Quốc, Tiểu Xuân là tên gọi những phụ nữ vô danh hoặc chưa xác định danh tính – tương tự Jane Doe trong văn hóa Mỹ. Cái tên được đặt làm nhan đề ca khúc mới của ca sĩ Đàm Duy Duy, viết về những nạn nhân của bạo hành gia đình.
Ca khúc về chủ đề nhạy cảm tại Trung Quốc
Ca khúc phát hành vào tháng 12, làm lay động tâm can hàng trăm phụ nữ Trung Quốc. Trên một nền tảng xem video của quốc gia tỷ dân, video ca khúc ghi nhận hơn 1,1 triệu lượt xem.
Đàm Duy Duy biểu diễn tại Hạ Môn, Phúc Kiến (Trung Quốc) năm 2019. Ảnh: Getty Images .
Lời bài hát đề cập tới những vụ bạo hành gia đình rùng rợn từng khiến xã hội Trung Quốc rúng động những năm gần đây. Đoạn điệp khúc của bài hát gióng lên câu hỏi đầy day dứt: “Hãy nghe danh tôi mà nhớ lấy. Tới bao giờ bi kịch này mới chấm dứt?”
Tiểu Xuân nhắc lại vụ người phụ nữ Tây Tạng tên Lạp Mẫu bị chồng thiêu sống hồi tháng 9/2020, vụ một người đàn ông Thượng Hải hại vợ và giấu xác trong tủ lạnh suốt 100 ngày năm 2016, hay vụ một phần xác nữ giới được tìm thấy trong bể chứa chất thải hồi tháng 7/2020…
Dù luật chống bạo hành gia đình của Trung Quốc đã được thông qua năm 2015, nó vẫn chưa phát huy hiệu quả – nhất là tại các thành phố nhỏ hoặc vùng sâu vùng xa.
Theo thống kê của nhóm hoạt động vì quyền phụ nữ Beijing Equality, truyền thông Trung Quốc ghi nhận hơn 900 phụ nữ đã bị chồng, bạn trai hoặc bạn đời hại kể từ năm 2016 – thời điểm luật chống bạo hành được ban hành.
Đàm Duy Duy thuộc nhóm thiểu số nghệ sĩ dám trực tiếp lên tiếng về chủ đề nhạy cảm này tại Trung Quốc và nhận được sự ủng hộ từ công chúng. Quyền phụ nữ, và phong trào #MeToo không được cổ xúy tại quốc gia tỷ dân, một phần bắt nguồn từ quan niệm đây là vấn đề riêng tư, nếu lộ ra bên ngoài sẽ “bôi gio trát trấu” vào thể diện gia đình.
Ca khúc có sức lan tỏa mạnh mẽ
Trên không gian mạng Trung Quốc, ca khúc Tiểu Xuân được đông đảo người dùng chia sẻ và thảo luận kèm hashtag “Ca từ của Đàm Duy Duy thật mạnh mẽ”. Các thảo luận liên quan tới ca khúc đã thu hút hơn 360 triệu lượt đọc trên Weibo.
Video đang HOT
Một cộng tác viên từ Trung tâm Nghiên cứu phụ nữ của Đại học Sán Đầu, Trung Quốc cho biết ca khúc Tiểu Xuân đã đề cập tới thực trạng bất bình đẳng cũng như phân biệt giới tính đã ăn sâu bám rễ trong xã hội phụ quyền ở quốc gia này.
“Bài hát khiến nhiều người đồng cảm và nhiều người khác khó chịu. Đàm Duy Duy đã phơi bày những câu chuyện đầy bi kịch trước mắt khán giả thông qua lời ca. Bạn không thể phớt lờ nó, bạn phải nhìn thẳng vào vấn đề”, người này nhận xét.
Sau khi ca khúc được phát hành, trên mạng xã hội, nhiều phụ nữ bắt đầu chia sẻ câu chuyện trở thành nạn nhân bất bình đẳng giới của mình. “Ca khúc của Đàm Duy Duy đã trở thành biểu tượng và nền tảng khuyến khích mọi người giải tỏa cảm xúc, cũng như suy nghĩ của mình về bạo lực giới. Tôi cảm thấy ca khúc có sức nặng vô cùng.
Đây là lần đầu tiên một ca sĩ hát nhạc nhẹ sẵn sàng cất lời ca về bạo lực giới. Quả là một quyết định dũng cảm”, một nhà hoạt động về quyền lợi cộng đồng LGBTQ 24 tuổi tại Bắc Kinh cho biết.
Video ghi lại màn trình diễn ca khúc Tiểu Xuân của Đàm Duy Duy. Ảnh: QQ .
Tuy nhiên, bản thân Đàm Duy Duy lại không nhìn nhận ca khúc là biểu hiện dũng cảm. Cô viết trên Weibo: “Tôi không cảm thấy ca khúc thể hiện sự dũng cảm, mà giống hơn trách nhiệm với cộng đồng”.
Trong bài phỏng vấn với New Weekly , một tờ tạp chí về phong cách sống của Trung Quốc, nữ ca sĩ chia sẻ: “Với rất nhiều Tiểu Xuân, thứ bị đánh cắp khỏi họ không chỉ là danh tính mà còn là phẩm giá con người, niềm vui và nỗi buồn của đời sống cũng như quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Nhạc sĩ sáng tác ca khúc Tiểu Xuân cũng tiết lộ, trong bài phỏng vấn trên, chị viết bài hát dựa trên cảm xúc khi đọc cuốn hồi ký Know My Name của Chanel Miller – một nạn nhân từng bị xâm hại tình ái . Chị chỉ mất ba tiếng để hoàn thành ca từ của bài hát từ những suy tư và cảm xúc chất chứa trong lòng suốt nhiều năm.
'Duyên phận' - lý do hoàn hảo nhất cho mọi cuộc chia tay
Khi hết yêu và muốn chia tay, người ta thường đổ lỗi cho 'duyên phận', còn duyên thì ở, hết duyên thì đi. Tình yêu thế nào đã có số phận an bài, còn có muốn nắm giữ hay buông lại do người ta quyết định.
Một cuộc tình showbiz đổ vỡ kèm theo những lời xì xầm bàn tán, ' văn mẫu chia tay ' của nam ca sĩ nổi tiếng khiến người ta chống cằm nghĩ suy về hai từ 'duyên phận'. Không rõ những lời tâm sự ruột gan của anh chỉ để tô điểm thêm cho màn trình diễn ca khúc mới, hay có ẩn ý nhắm đến một ai?
'Chúng ta của hiện tại
Em dành cả thanh xuân cho anh
Anh dành cả thanh xuân cho em
Chúng ta dành cả thanh xuân cho nhau mà không hề nghĩ suy
Gặp nhau là duyên phận
Xa nhau cũng là hai từ duyên phận
Chẳng ai biết trước tương lai sau này
Dù sau này có nhau hay không thể bên nhau
Cũng đừng quên rằng
Chúng ta đã từng dành tất cả những điều tuyệt vời nhất cho nhau
Thương em'.
Nói thương nhau nhưng lại làm trái tim em đau.
Có lẽ bất kỳ cô gái nào sau chia tay khi nghe những lời này đều muốn tủi thân bật khóc. Đã từng 'dành cả thanh xuân cho nhau mà không hề nghĩ suy', cớ sao mọi chuyện lại thành ra thế này? Nói 'thương em' nhưng lại chia tay? À thì ra là tại 'duyên phận', hãy cứ đổ lỗi cho duyên phận đi. Còn lý do nào hợp tình hợp lý hơn lý do này nữa đâu.
Nhưng duyên phận là gì mà người ta lại cứ vin vào nó?
Người xưa có câu:
'Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ,
Vô duyên đối diện bất tương phùng'.
Nếu như đã có duyên thì dù xa cách mấy cũng sẽ gặp được nhau, còn như đã vô duyên thì có đứng ngay trước mặt cũng chẳng thể ở bên nhau. Trái Đất 7 tỷ người, tại sao ta lại gặp gỡ, yêu thương người đó mà không phải ai khác? Xác suất để hai người gặp được nhau là bao nhiêu? Xác xuất để họ kết hôn và sinh con là bao nhiêu?
Theo Ali Binazer, nếu dân số thế giới là 7 tỉ người thì xác xuất để hai người gặp nhau là 1:20.000 (= 0,00005). Xác xuất để họ yêu nhau, kết hôn và có con là 1:2000 (= 0,0005). Những con số cực nhỏ. Đủ để biết tìm được nhau khó thế nào. Để yêu nhau và chung sống đến khi đầu bạc càng không dễ dàng.
Tất cả là do duyên phận.
Người ta còn bảo kiếp trước phải ngoái đầu nhìn nhau 500 lần thì kiếp này mới có cơ may gặp lại. Tất cả chỉ để nhắc nhở những cặp đôi yêu nhau rằng gặp được nhau là điều kỳ diệu của duyên phận, vì vậy hãy biết trân trọng.
Nhưng trên thực tế, người ta gặp nhau, yêu nhau, chia tay rồi lại yêu người khác, đó là chuyện hết sức bình thường. Người ta có thể gặp gỡ, tìm hiểu, yêu đương nhiều lần với nhiều người trong cuộc đời. Thậm chí kết hôn cũng chưa phải là 'cú chốt' cuối cùng. Và khi người ta không còn yêu nhau nữa thì 'xa nhau cũng là hai từ duyên phận' .
Người ta dùng những từ mĩ miều, bay bổng để nói về tình yêu, ngay cả khi đã hết yêu, chứ ai lại huỵch toẹt ra là 'Anh chán em rồi. Anh yêu người khác rồi. Chúng ta chia tay đi.' Phải văn vở một chút để giữ lại cho nhau 'những điều tuyệt vời nhất' .
Có duyên sẽ gặp, còn duyên thì ở lại, hết duyên thì đi. Duyên và phận có song hành với nhau hay không còn tùy... hên xui. Lòng chung thủy của người phụ nữ thường được thử thách khi đàn ông không có gì trong tay. Lòng chung thủy của đàn ông lại được thử thách khi... có trà xanh xuất hiện .
Hết duyên, đôi khi chỉ là cách nói khác của câu 'có mối khác tốt hơn' mà thôi.
Bà mẹ Hàn bạo hành con nuôi có thể chịu án chung thân Nếu bị kết tội giết người, mẹ nuôi của Jung-in có thể đối mặt mức án tù chung thân hoặc nặng hơn cho những hành vi tàn ác của mình. Ngày 13/1, phiên tòa xét xử người mẹ họ Jang bạo hành con gái nuôi (bé Jung-in) nhận được sự quan tâm của đông đảo người dân Hàn Quốc. Phiên tòa được phát...