Ca khúc chủ đề của ‘Tây du ký’ suýt bị bỏ đi
Do người đầu tiên thể hiện bài “ Xin hỏi đường ở đâu” không thành công, suýt nữa bài hát hát nổi tiếng bị đài truyền hình gạt đi. Rất may, đạo diễn Dương Khiết đã tìm được Tưởng Đại Vỹ để hát bài ca nổi tiếng này.
Nhiều thế hệ khán giả Việt Nam đã quen với ca khúc rộn rã, hào sảng trong bộ phim truyền hình về Tôn Ngộ Không 1986, nhưng ít ai biết về người đã thể hiện ca khúc này. Tưởng Đại Vy là nam ca sĩ giọng cao nổi tiếng nhất, một nghệ sĩ thâm hậu và lão luyện trên sân khấu ca nhạc đương đại Trung Quốc. Ông từng nổi lên sau ca khúc chủ đề trong bộ phim Bài ca mẫu đơn thập niên những năm 80 của thế kỷ 20.
Ca sĩ Tưởng Đại Vy thời trẻ.
Sau hơn 30 năm kể từ ngày ông tham gia biểu diễn ca nhạc, đến nay ông đã biểu diễn hàng ngàn ca khúc và hàng trăm ca khúc chủ đề trong các bộ phim truyền hình lẫn điện ảnh, đồng thời trở thành một nam ca sĩ được đông đảo các tầng lớp công chúng yêu mến và ái mộ. Dù giờ đây ông đã định cư ở nước ngoài, nhưng giọng ca hào sảng và cao vời vợi của ông vẫn sẽ mãi lưu giữ trong ký ức của mỗi thính giả yêu mến giọng hát của ông.
Tưởng Đại Vy và ca khúc bất hủ Hoa đào nơi đâu nở rộ.
Tưởng Đại Vy từng nhiều lần được tham gia lưu diễn ở các nước như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Đức, Singapore, Thái Lan… đồng thời nhận được tình cảm yêu mến của đông đảo khán giả thế giới. Ở trong nước, ông nhiều lần xuất hiện trên sân khấu chương trình nghệ thuật tổng hợp chào xuân uy tín của đài CCTV các năm 1984, 1986, 1987, 1992, 1997, 1999, 2006, 2008 và 2009. Các bài hát ông thường được yêu cầu hát tại đêm chào xuân như Xin hỏi đường ở nơi đâu trong phim Tây du ký, Nơi nào hoa đào nở rộ, Mãn viên xuân, Chiến sĩ và hoa mai…
Ca sĩ Tưởng Đại Vy của hiện tại.
Giọng ca của ông gắn với những ca khúc như Bài ca mẫu đơn, Xin hỏi đường ở nơi đâu, Nơi nào hoa đào nở rộ, Mùa xuân Bắc quốc… Đó là những bài ca có thể nói là đi cùng năm tháng, chỉ cần nhắc đến tên tuổi của Tưởng Đại Vy là người đời sẽ nghĩ ngay đến những ca khúc trên và ngược lại. Ông xứng đáng trở thành một “cây thường xanh của sân khấu ca nhạc đương đại Trung Quốc” như cách gọi của trang từ điển mở Baike lớn nhất Trung Quốc hiện nay.
Giọng nam cao là phải nam tính và không được dùng giọng giả thanh.
Bà xã của Tưởng Đại Vy là nữ diễn viên Trương Bội Quân (1950), người Thiên Tân và là diễn viên thể loại nghệ thuật dân ca của Đoàn ca múa Dân tộc Trung ương. Tên tuổi của Bội Quân gắn liền với các ca khúc như Con đường quê nhỏ bé, Chúc bạn sinh nhật vui vẻ, Hướng về biển, Ánh trăng bạc…
Sau khi kết hôn với chồng năm 1985, vì lo cho sự nghiệp của Tưởng Đại Vy, bà từ bỏ công việc hiện tại để ở nhà chăm sóc gia đình và con cái. Cô con gái Tưởng Di hiện tại mang quốc tịch Canada, làm việc trong một công ty chuyên kinh doanh đồ mỹ phẩm nổi tiếng ở Canada.
Tưởng Đại Vy và ca khúc chủ đề phim “Tây du ký”
Ca khúc chủ đề bộ phim truyền hình Tây du ký (1986) của nữ đạo diễn Dương Khiết mang tên Xin hỏi đường ở nơi đâu, với phần nhạc hào sảng, trầm hùng cùng nội dung miêu ta hành trình đi thỉnh kinh của bốn thầy trò Đường Tăng, vượt qua bao vất vả gian nan, băng đèo lội suối, chiến thắng bao yêu ma quỷ quái dọc đường đi và cuối cùng đắc đạo thành Phật khi lấy được chân kinh nơi đất Phật cõi Tây Trúc.
Hình ảnh và ca khúc Xin hỏi đường ở nơi đâu của Tây du ký.
Xin hỏi đường ở nơi đâu do Tưởng Đại Vy trình bày tại buổi gặp mặt Tề Thiên Lạc của đoàn Tây du ký xuân 1987.
Xin hỏi đường ở nơi đâu do nhạc sĩ Hứa Kính Thanh soạn nhạc, nhạc sĩ Diêm Túc viết lời và hoàn thành vào tháng 1/1984. Ban đầu đạo diễn Dương Khiết giao cho ca sĩ Trương Bạo Mặc thể hiện. Thế nhưng vì cách thể hiện ca khúc làm không làm tôn lên vẻ hào sảng như yêu cầu, Trương Bạo Mặc suýt chút nữa khiến lãnh đạo đài truyền hình Trung ương khi đó gạt phăng ca khúc này và có ý định tìm một bài hát mới. Tuy nhiên, với sự kiên quyết của đạo diễn Dương Khiết, bà đã bảo vệ đến cùng ca khúc này khi yêu cầu lãnh đạo đài giữ nguyên Xin hỏi đường ở nơi đâu làm ca khúc chủ đề, đồng thời mời Tưởng Đại Vy làm ca sĩ thể hiện ca khúc trên.
Video đang HOT
Khi ca khúc qua sự thể hiện của giọng nam cao lừng danh nhất Trung Quốc thể hiện, hẳn nhiên khán giả yêu mến Tây du ký khi nghe thấy ca khúc này ai cũng lẩm nhẩm hát theo. Điều đó cho thấy, sức sống mãnh liệt của ca khúc không phải chỉ ở giai điệu, ca từ mà cái chính là giọng ca của người ca sĩ đã thổi hồn vào ca khúc, làm sống một tác phẩm âm nhạc được coi là kinh điển. Xin hỏi đường ở nơi đâuvì vậy đã gắn liền với tên tuổi nam danh ca Tưởng Đại Vy. Nhiều khán thính giả đặc biệt ấn tượng và có cảm tình sâu sắc với một câu cuối trong ca khúc: “Đường đi ở ngay dưới chân ta”.
Tưởng Đại Vy (trái) cùng 4 thầy trò Đường Tăng ngoài đời (từ trái qua): Trì Trọng Thụy, Lục Tiểu Linh Đồng, Mã Đức Hoa và Diêm Hoài Lễ phỏng vấn với Sina năm 2006.
Chia sẻ về ca khúc từng thể hiện thành công, ca sĩ Tưởng Đại Vy tâm sự, Xin hỏi đường ở nơi đâu giờ đây đã trở thành một bài hát kinh điển trong dân nhạc Trung Quốc. Nó không chỉ đơn thuần là một ca khúc chủ đề của bộ phim Tây du ký. Lý do nam danh ca nhận định được ông giải thích: “Bởi ca khúc này theo cách hiểu của tôi như sau, vì sao bài hát này lại nhận được sự yêu mến của đông đảo người hâm mộ đến vậy? Bài hát không chỉ thể hiện được sự truân chuyên, nỗi gian khổ của bốn thầy trò trong Tây du ký, vượt qua 81 nạn, vào sinh ra tử mà nó còn là một khúc ca ca ngợi cái đẹp của cuộc sống con người, ‘xin hỏi đường ở nơi đâu, đường ở ngay dưới chân ta’ chính là con đường đi của mỗi người trên cuộc đời này. Trong những lúc khó khăn, đã có nhiều doanh nghiệp nói họ muốn hát ca khúc Quốc tế ca hay Xin hỏi đường ở nơi đâu chẳng phải là một lời ngợi khen đối với cuộc đời hay sao?”.
Theo nhận xét của Tưởng Đại Vy, ca khúc trên mặc dù được viết cho một bộ phim nên sẽ vấp phải những giới hạn nhất định, tuy nhiên với Xin hỏi đường ở nơi đâuvề mặt ca từ cũng như nhạc điệu đều được nhạc sĩ Hứa Kính Thanh và Diêm Túc thể hiện một cách hết sức tài tình. Diêm Túc đã từ tình tiết câu chuyện trong phim để nói rộng ra, phạm vi không còn dừng lại chủ đề trong phim mà là cả một vấn đề nhân sinh. Đó chính là cái tinh, cái sâu của ca khúc, vì vậy mới lưu truyền được đến tận ngày nay.
Nhờ con gái dạy hát ca khúc của “Tây du ký”
Năm 1984, sau khi Dương Khiết phân công cho Hứa Kính Thanh soạn nhạc cho ca khúc chủ đề của phim. Sau khi hoàn thành cùng nhạc sĩ Diêm Túc, ca sĩ Trương Bạo Mặc được chọn làm người thể hiện. Thời gian này, ca khúc vẫn chưa được chọn là bài hát chủ đề của phim mà chỉ được chọn là ca khúc được phát ở cuối một vài tập phim.
Thế nhưng sau khi Tây du ký được phát sóng, kèm theo đó là ca khúc Xin hỏi đường ở nơi đâu đã nhận được sự hưởng ứng và cổ vũ nhiệt tình của đông đào khán giả truyền hình khắp Trung Quốc.
Tưởng Đại Vy biểu diễn cùng 4 thầy trò Đường Tăng trên sân khấu.
Khi đó đạo diễn Dương Khiết liền nói với nhạc sĩ Kính Thanh, ca khúc sẽ được chọn làm bài hát duy nhất phát ở cuối mỗi tập phim Tây du ký. Tuy nhiên, thay vì sử dụng ca khúc ban đầu do Trương Bạo Mặc thể hiện, vốn bị lãnh đạo đài chê là không phù hợp. Đạo diễn Dương Khiết trong thời gian tìm diễn viên cho phim may sao lại gặp được Tưởng Đại Vy. Có điều thú vị ở chỗ, Tưởng Đại Vy khi biết sẽ được mời thể hiện ca khúc Xin hỏi đường ở nơi đâu đã cười và cho biết, con gái ông đã thuộc ca khúc này từ lâu.
Do đó khi được mời hát, Tưởng Đại Vy sẽ nhờ đến cô con gái rượu dạy cho “vài đường cơ bản”. Kết quả là Tưởng Đại Vy lại là người thể hiện thành công nhất ca khúc Xin hỏi đường ở nơi đâu, từ đó bài hát này cũng được định hình và trở thành thương hiệu riêng của Tưởng Đại Vy.
Nhạc sĩ Hứa Kính Thanh.
Mới đây, nhạc sĩ Hứa Kính Thanh có gặp ca sĩ Tưởng Đại Vy tại một phòng thu. Nhạc sĩ 70 tuổi có hỏi nam danh câu hỏi hơi riêng tư về cát-xê mỗi khi ông biểu diễn. Mỗi khi biểu diễn, ông thường chọn 2 ca khúc “tủ” là Hoa đào nơi đâu nở rộvà Xin hỏi đường ở nơi đâu. Nam ca sĩ không ngần ngại khi cho biết, mỗi lần biểu diễn ông nhận được 250.000 NDT (854 triệu đồng). Hứa Kính Thanh tính nhẩm, mỗi tháng ít nhất Tưởng Đại Vy biểu diễn khoảng 20 show. Nghĩ lại ông thấy tủi thân khi bản thân nhạc sĩ không được nhận đồng bản quyền nào từ ca sĩ thể hiện.
Có luật sư nói với Kính Thanh sẽ giúp ông dùng luật pháp để có tiền bản quyền. Tuy nhiên Hứa Kính Thanh đã gạt phăng khi nhận thấy Tưởng Đại Vy giờ đã ngoài 60, bản thân Hứa Kính Thanh cũng sống gần trọn đời người, để người đời rèm pha chuyện tiền nong khiến ông không thấy ổn. Hơn nữa,giữa hai người lại là chỗ tâm giao lâu năm, chuyện này chắc chắn sẽ khiến mất tình cảm. Vì vậy ông quyết định sẽ tìm gặp nói chuyện với Tưởng Đại Vy để cùng bàn bạc tìm ra cách giải quyết hợp lý nhất.
Theo Khám phá
Tây Du Ký - ngôi nhà chung của diễn viên
Đoàn phim "Tây Du Ký" không chỉ là nơi quy tụ các diễn viên, nhân viên khắp Trung Quốc, đồng thời là ngôi nhà chung chứa đựng bao tình cảm đối với các thành viên đoàn.
Bài học cảnh cáo cho người đến muộn
Thời gian ở Hàng Châu khởi quay tập Lấy kinh ở Nữ Nhi quốc, trong kịch bản có nhân vật Mão Nhật Tinh Quan vốn là một con gà trống. Mặc dù kịch bản không nhiều, thế nhưng vẫn cần phải tìm diễn viên có ngoại hình đặc biệt một chút cho vai diễn này. Trước đó, đạo diễn Dương Khiết đã nhận lời với một diễn viên ở Bắc Kinh cho vai diễn trên.
Hai bên đã định sẵn ngày nào tháng nào có mặt ở Hàng Châu để tiến hành quay, nhất định không được phép sai hẹn. Diễn viên này khi đó đã đồng ý nhưng đến ngày hẹn lại không thấy anh này xuất hiện.
Từ Quán Xuân đã được thay thế kịp thời cho vai Mão Nhật Tinh Quan.
Ngay trong tối trước ngày khởi quay cảnh có nhân vật Mão Nhật Tinh Quan,Dương Khiết đã cảm thấy lo lắng và định liệu trước, ngộ nhỡ diễn viên đó không đến thì phải làm sao? Việc trước tiên phải làm là tìm diễn viên thay thế dự trù trước phòng trường hợp xấu nhất xảy ra. Cái khó ở chỗ, tìm đâu cho ra diễn viên có ngoại hình đặc biệt như Dương Khiết đã hẹn ở Bắc Kinh trước đó.
Cũng may khi đó Kim Lai/Lục Tiểu Linh Đồng đã giới thiệu một người là Từ Quán Xuân (1930), diễn viên đoàn kịch ở Hàng Châu. Ngay trong tối ngày hôm đó, Quán Xuân đã được mời đến đoàn phim để gặp gỡ Dương Khiết. Vừa gặp, đạo diễn Dương đã cảm thấy ngoại hình của Từ Quán Xuân thực sự phù hợp với yêu cầu với vai diễn mà bà đang cần. Vậy là Dương Khiết đã yên tâm, bà cho phép Từ chuẩn bị tập rượt kịch bản cho cảnh quay ngày hôm sau.
Qua sáng ngày hôm sau, đúng như dự đoán của đạo diễn Dương, diễn viên được bà hẹn đóng vai Mão Nhật Tinh Quan không đến thật. Vì vậy, Từ Quán Xuân được huy động luôn cho vai diễn trên, đồng thời ngay trong buổi chiều hôm đó, Từ Quán Xuân đã giúp đoàn hoàn thành cảnh quay mà không gặp tình trạng bị thiếu mất diễn viên. Bản thân Quán Xuân từng là một diễn viên Kinh kịch. Từ năm 1977, ông phục vụ trong ngành giáo dục về đào tạo nghệ thuật. Ông qua đời năm 2001 do bệnh tuổi già, hưởng thọ 71 tuổi.
Vai Mão Nhật Tinh Quan (phải) của Từ Quán Xuân đã cứu cháy cho đoàn Tây Du Ký.
Mãi đến ngày thứ tư, khi đoàn đã hoàn thành cảnh quay có Mão Nhật Tinh Quan từ hôm hai hôm trước, diễn viên được chọn đóng vai này mới từ Bắc Kinh mò đến. Dường như anh này không cảm thấy mình là người đến muộn, mặt vẫn tỉnh bơ, tươi cười hớn hở nói với đạo diễn Dương về sự có mặt của mình: "Đạo diễn, tôi đến rồi đây. Khi nào thì tiến hành quay đây?".
Dương Khiết nhìn chằm chằm vào anh này và hỏi: "Anh đến rồi đấy hả? Biết hôm nay là ngày bao nhiêu rồi không?". Tuy nhiên diễn viên nọ vẫn hồn nhiên đáp: "Tôi xin lỗi, tôi đến muộn có hai ngày, không bị lỡ việc đấy chứ?". Dương Khiết bèn cho anh này biết là đã đến quá muộn, cảnh quay có vai diễn của anh cũng đã quay xong rồi. Nghe vậy, anh này liền sừng cồ: "Không thể nào, mới có hai ngày!". Đạo diễn Dương quay ngoắt lại, mặt biến sắc và nói một hơi: "Thời gian của đoàn chúng tôi đều được sắp xếp hết cả rồi, anh không đến suýt nữa làm chậm tiến độ kế hoạch của cả đoàn. Giờ thì anh có thể về được rồi!".
Thấy thái độ của nữ đạo diễn như vậy, diễn viên nọ không còn nghi ngờ đây là trò đùa nữa, chỉ còn biết thú nhận đây là lần đầu anh gặp một đoàn phim như Tây Du Ký, mới chỉ qua hai ngày mà đã quay xong cảnh quay của anh rồi. Anh ta trình bày lý do đến muộn vì đưa cô cháu gái đi cùng và tranh thủ cho đi chơi, đồng thời hỏi xem Dương Khiết còn vai diễn nào khác có thể cho anh này diễn bổ sung hay không.
Nữ đạo diễn biết ý của anh ta là muốn nói đến xin tiền lộ phí, bà nhìn vẻ lấn cấn liền hiểu ý trong người không còn đồng nào, vì thương tình nên đành đồng ý cấp lộ phí. Còn về cô "cháu gái" mà diễn viên này mang theo, Dương Khiết nhất định không cho thêm tiền vì đó là việc riêng của anh ta. Hơn nữa, nhiệm vụ đi đóng phim thì anh lại dẫn cháu gái đi chơi khiến đoàn phải lo quýnh. Đây cũng coi như là bài học mà đạo diễn Dương muốn cảnh tỉnh cho diễn viên nọ về thái độ và quy cách làm việc tập thể.
Hoạt động tập thể của đoàn Tây Du Ký
Rằm Trung Thu, thành viên đoàn Tây Du Ký tặng quà cho nhau. Có thể nhận thấy đạo diễn Dương Khiết và thư ký Vu Hồng trong hình này.
Vì thời gian theo đoàn Tây Du Ký khá trường kỳ, vì vậy mọi thành viên trong đoàn đều không có ngày nghỉ, không được phép về thăm nhà. Ngay đến Chủ Nhật cũng coi như không có, lúc nào cũng tranh thủ thời gian, quay cho kịp tiến độ và kế hoạch đã đề ra nên ai cũng quay như chong chóng.
Có lần vào dịp Tết Âm, đội nhân viên mỹ thuật là Trịnh Việt Tường, Lý Hướng Phong phải ở lại Tuyền Châu, Phúc Kiến để lo dựng cảnh cho tập 23 - Truyền nghệ Ngọc Hoa Châu. Vì công việc quá bận rộn nên cả hai đều không kịp về quê đón Tết. Thời gian này, đạo diễn Dương đang ở Bắc Kinh lo phần hậu kỳ, khi biết chuyện bà liền gọi điện an ủi và dặn dò anh em nghỉ ngơi, mua chút đồ ăn với rượu cho có không khí Tết. Nào ngờ hai người nói lại tình hình khiến bà cảm thấy cay cay sống mũi: "Không có đồ ăn rau củ gì, ngay cả quán cơm cũng không có, ai nấy đều nghỉ Tết hết cả. Chúng tôi ăn bánh bao, dưa muối cũng đủ no rồi".
Mỗi bận đến dịp lễ tết, do thành viên trong đoàn đều không được nghỉ, Dương Khiết thường cố gắng tập hợp anh chị em trong đoàn, tổ chức liên hoan, văn nghệ, cùng mọi người hát hò, nhảy múa và có chút bánh kẹo để gia tăng tình đoàn kết cũng như không khí vui vẻ tập thể trong đoàn.
Lý Linh Ngọc xúc động vì lần đầu trong đời cô có một sinh nhật được nhận nhiều lời chúc mừng đến vậy.
Thời gian đoàn Tây Du Ký khởi quay ở Thạch Lâm, tỉnh Vân Nam. Ngày thứ hai khi đoàn tới nơi cũng là thời điểm rằm Trung Thu, lại là lúc cả đoàn lo chuẩn bị công việc hậu cần để khởi quay. Đúng ngày hôm đó, đạo diễn Dương tổ chức một buổi liên hoan trong khu tập thể của cả đoàn. Bà cấp tiền cho mọi người mua chút hoa tươi, ít bánh kẹo và cử nhạc cùng anh em trong đoàn nhảy múa, vừa hát vừa nhâm nhi chút kẹo, vừa nói chuyện tán gẫu cho đến hết đêm rằm.
Dịp Tết, nữ đạo diễn cùng bộ phận sản xuất tổ chức một vài hoạt động đón Tết, mọi người trong đoàn cùng tặng quà cho nhau. Có lẽ Lý Linh Ngọc (vai công chúa Thiên Trúc) là người hạnh phúc và cảm thấy vui vẻ nhất khi dịp Tết năm đó, thời gian này trùng với dịp sinh nhật của cô. Mọi người trong đoàn đều chúc mừng sinh nhật Lý Linh Ngọc, nhiều người hát tặng góp vui, cả đoàn reo hò, vỗ tay khi cô thổi nến... Không biết vì vui hay cảm động, Lý Linh Ngọc rơm rớm nước mắt và chia sẻ, đây là lần đầu tiên trong đời cô có một sinh nhật được nhiều người chúc mừng và tham dự đến vậy.
Hai người đẹp của đạo diễn Dương Khiết
Hai "đệ tử" thân cận của Dương Khiết là Vu Hồng và Mã Lệ Châu (khoanh tròn) chụp lưu niệm cùng đoàn ở Vân Nam (thời gian quay tập 11 -Cầu viện Mỹ Hầu Vương).
Thành viên đoàn Tây Du Ký còn hai nhân viên được đạo diễn Dương Khiết đặc biệt quý mến, đó là hai thư ký trường quay Mã Lệ Châu và Vu Hồng. Hai trợ thủ đặc lực của Dương Khiết, đồng thời cũng là hai người đẹp trong đoàn.
Vu Hồng đến từ Đoàn văn công Nhị Bào, từng có kinh nghiệm làm thư ký của đoàn, vì vậy khi được nhận vào đoàn Tây Du Ký, Vu Hồng được cử thay thế vị trí của Thẩm Tuệ Phân mới vừa rời đi. Nào ngờ, Vu Hồng vừa gia nhập đoàn đã bị "anh khỉ" Chương Kim Lai/Lục Tiểu Linh Đồng để mắt tới.
Vu Hồng và Chương Kim Lai/Lục Tiểu Linh Đồng hạnh phúc ngoài đời.
Khi yêu nhau, trong đoàn không một ai biết Vu Hồng và Lục Tiểu Linh Đồng đang hẹn hò.
Kim Lai đã sử dụng đủ "chiêu trò", "bài vở" để tán tỉnh Vu Hồng. Không lâu sau thì cả hai đã tình trong như đã, thế nhưng Vu Hồng và Kim Lai luôn giữ bí mật và kín miệng đến nỗi trong đoàn không hề ai hay biết giữa hai người có chuyện tình cảm. Chỉ đến khi bộ phim hoàn thành thì thấy hai người tuyên bố kết hôn. Dương Khiết nghĩ lại mới thấy lý do vì sao Kim Lai lại giấu kín chuyện hẹn hò, tán tỉnh Vu Hồng đến vậy. Bà từng ra quy định, trong thời gian quay phim, không một ai được phép dính đến chuyện tình cảm yêu đương, nếu không sẽ làm ảnh hưởng đến đoàn phim. Thực tế thì "anh khỉ" đã làm tròn cả hai công việc là hoàn thành vai Ngộ Không và "rinh" được Vu Hồng về làm vợ.
Vợ chồng "anh khỉ" thăm đạo diễn Dương Khiết sau hơn 20 năm hoàn thành Tây Du Ký.
Người thứ hai là Mã Lệ Châu, là bạn của nhân viên Mễ Mễ giới thiệu đến. Lệ Châu từng có thời gian đảm nhiệm vị trí thư ký trường quay, dù kinh nghiệm không nhiều. Đổi lại, khi tham gia đoàn Tây Du Ký, Lệ Châu quen việc rất nhanh, hơn nữa lại khá chỉn chu, cẩn thận và ít khi để xảy ra sai sót. Cho dù công việc có nhiều hay ít thì thái độ làm việc của Mã Lệ Châu luôn khiến đạo diễn Dương hài lòng. Ngoài vai trò thư ký trường quay, Lệ Châu còn kiêm thư ký riêng của Dương Khiết.
Một đặc điểm của cô thư ký khiến nữ đạo diễn Dương cảm thấy ưng ý và vừa lòng nhất đó là có thể "dịch" được chữ trên bản thảo kịch bản mà Dương Khiết viết, chỉnh sửa. Vốn chữ của bà khá "láu" và khó đọc, hiếm người có thể đọc nổi trọn vẹn một bức thư mà bà viết cho. Thường những gì trong kịch bản Dương Khiết viết ra cũng đã khá lâu, vì vậy khi xem lại hầu như không nhớ là viết gì. May nhờ có Mã Lệ Châu giúp sức và "dịch" được những gì bà viết. Nhờ viết chữ đẹp, vì vậy đoạn kịch bản cần sửa, thông báo, báo cáo hay thư gửi cho lãnh đạo đài đều được bà giao cho Lệ Châu viết.
Mã Lệ Châu (váy xanh) ngồi cạnh Dương Khiết chụp ảnh cùng đoàn trong lần đi tìm bối cảnh quay ở Hàng Châu.
Hay bị sai vặt nên công việc của Lệ Châu lại càng bận rộn, Dương Khiết cảm thấy vô cùng cảm kích và quý mến cô thư ký chịu khó bên cạnh. Về tính cách, Lệ Châu là người khá mềm yếu, có phần giống với đạo diễn Dương là dù làm vất vả cũng không hề kêu ca, ca thán. Chỉ có điểm khác là khi gặp chuyện thương tâm, Dương Khiết thường nổi cơn tam bành, trong khi Mã Lệ Châu lại nước mắt ngắn nước mắt dài. Hiện tại Mã Lệ Châu là đạo diễn của Trung tâm Truyền hình của đài CCTV.
Theo Khampha.vn
Diễn viên 'Tây du ký' bị cấm chạy show Để đảm bảo tiến độ quay, đạo diễn Dương Khiết đã ra "thiết quân luật" đối với các diễn viên đoàn "Tây du ký", không ai được phép "bắt cá hai tay" trong suốt nhiều năm liền. Thời gian đoàn phim Tây du ký từ lúc khởi quay cho đến khi hoàn thành không phải là trong một chốc một lát là xong....