Cá không “bơi” được ra nước ngoài vì… vướng thủ tục
Khi năng lực sản xuất trong nước còn hạn chế, đường ra thị trường thế giới của cá cảnh Việt Nam vẫn còn không ít chông gai. Một giải pháp tổng thể đặt ra đòi hỏi nỗ lực của nhiều cấp nhiều ngành nhằm đặt lại giá trị của cá cảnh ở đúng vị thế tương xứng.
Tại hội chợ Nông nghiệp công nghệ cao Hiteck Agro 2017 vừa tổ chức ở TP.HCM, triển lãm cá cảnh lần thứ 2 tiếp tục là điểm tham quan hấp dẫn thu hút hàng trăm ngàn lượt khách, kể cả du khách nước ngoài.
Mệt mỏi vì… sự hứa hẹn
Nghệ nhân Nguyễn Văn Lãng kiểm tra cá dĩa ở trại nuôi tại phường 10, quận 5, TP.HCM. Ảnh: Nguyên Vỹ
Công thức giá trị 10 – 90
Theo TS Vũ Cẩm Lương, việc xúc tiến thương mại cũng phải tìm hiểu đầy đủ về thị trường cá cảnh. Trong công thức 10 – 90, con cá chỉ chiếm 10% giá trị, 90% còn lại thuộc về ý tưởng thiết kế, vật tư trang trí, thức ăn, dịch vụ, chăm sóc… Mỗi năm, TP.HCM xuất đi 10% lượng cá sản xuất nhưng bản thân con cá chỉ chiếm 10% trong giá trị thủy sinh vật cảnh. Trong 10% đó, giá xuất đi rất thấp mà giá thành phẩm của thế giới lại rất cao. Vì vậy phải sớm hình thành một siêu thị hoặc chợ đầu mối sinh vật cảnh để khép kín quy trình giá trị gia tăng, trong đó cá cảnh là một thành tố.
Ông Tống Hữu Châu – chủ trại cá cảnh Châu Tống (quận 12, TP.HCM) kể, một nhóm du khách Hàn Quốc rất mê cá 7 màu của ông nhưng không thể mua được vì nước họ yêu cầu về giấy phép kiểm dịch NAFI rất gắt gao. Đài Loan cũng có nhiều rào cản về kỹ thuật khiến việc xuất khẩu cá cảnh sang lãnh thổ này gặp nhiều khó khăn.
Với năng lực sản xuất 1.000 – 5.000 con tép các loại mỗi tháng, ông Phan Minh Khánh – Giám đốc Green Chapter nhận định, phong trào chơi tép cảnh trong nước đang khá mạnh nhưng vẫn chưa khai thác hết tiềm năng.
“Việc xuất khẩu bị hạn chế do vướng nhiều thủ tục nên chưa khai thác được các thị trường nước ngoài” – ông Khánh nói.
Quá thấm thía “nỗi khổ đề xuất”, ông Lê Hữu Thiện – thành viên Hiệp hội Cá cảnh thế giới OFI ngao ngán khi cứ hội thảo lại “hy vọng sau 5 năm nữa…”, vì năm nào cũng nói mà chính sách không cho xuất khẩu. Ông Thiện kể, 10 năm trước, cá cảnh đi châu Âu đều qua Singapore. 5 năm trở lại đây, thị trường nước này tụt giảm chỉ còn 30 – 40%.
Video đang HOT
Châu Âu là thị trường khó tính và nhiều rào cản kỹ thuật phức tạp. Đơn cử như bệnh KHV trên cá chép bị kiểm soát gắt gao. Từ năm 2005 đến nay, Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia xuất khẩu cá chép phải có điều kiện. Doanh nghiệp cũng không thể biết được đến lúc nào mới xuất được cá chép đi châu Âu.
Nguồn giống cá trong nước cũng thiếu đa dạng và chỉ tập trung vào vài loại đã có thương hiệu. Trong khi còn rất nhiều dòng sản phẩm có thể sinh sản tốt nhưng việc nhập giống để cải thiện lại bị hạn chế. Cụ thể là danh mục nhập khẩu cá cảnh theo Quyết định số 57/2008 QĐ-BNN còn chậm bổ sung, cập nhật.
Yếu tố nhân tạo và bản địa
Ở góc độ nghiên cứu giống, ông Thiện cũng không quên nhấn mạnh đến trách nhiệm của các nhà khoa học. Nhiều nghệ nhân yêu cầu nhập giống về để cải thiện và đa dạng kiểu hình, màu sắc cá cảnh. “Nhưng bản thân chúng ta cần tự tạo ra giá trị chứ không phải chỉ hưởng thành quả của nước ngoài. Thực tế là cá cảnh vẫn chưa được quan tâm và ưu tiên cao trong lĩnh vực thủy sản, các nhà khoa học tham gia còn ít” – ông Thiện nhận định.
Bà Vũ Thị Thanh Hương – Phó Trưởng phòng Công nghệ sinh học thủy sản – Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM cho biết, chủng loại cá cảnh nước ngọt xuất khẩu trong nước có hơn 70 loài khác nhau (50 loài nuôi sinh sản nhân tạo và 20 loài khai thác tự nhiên thuần dưỡng).
“Con số này không tăng so với năm 2010. Nhu cầu phát triển các loài cá cảnh mới, lạ và có giá trị kinh tế là đòi hỏi rất cần thiết. Trong đó, chuyển gen tạo cá phát sáng huỳnh quang là một giải pháp mới đang được áp dụng trên thế giới hiện nay” – bà Hương nói.
Ở Việt Nam, năm 2015, Trung tâm Công nghệ sinh học cũng đã nghiệm thu thành công đề tài Ứng dụng di truyền phân tử tạo cá sóc chuyên gen phát sáng huỳnh quang, làm tiền đề phục vụ chương trình phát triển cá cảnh của thành phố.
Thế nhưng, xét về tính bền vững, PGS-TS Vũ Cẩm Lương (Trường ĐH Nông Lâm) đề nghị các giống cá nhân tạo này cần phải được kiểm soát kỹ vì trong nước vẫn chưa có cơ sở pháp lý nào liên quan. Nếu đi quá đà, những can thiệp nhân tạo này có thể tạo hình ảnh không tốt về thương hiệu cá cảnh Việt Nam.
Cụ thể, trường hợp cá la hán là sản phẩm lai đến nay vẫn không mấy người biết công thức lai cũng như cá thể lai nào là loài bố mẹ. Cá la hán đã từng tạo cơn sốt ở thị trường châu Á nhưng lại bị các nước Âu, Mỹ tẩy chay do họ không chấp nhận việc lai tạo không rõ nguồn gốc.
Thị hiếu thế giới rất quan tâm yếu tố tự nhiên. “Cần cân bằng cả yếu tố xuất khẩu và nội địa. Giải pháp về quản lý nhà nước cũng phải tăng cường tính quy phạm vì nó đại diện cho tính minh bạch trong truy xuất nguồn gốc, tính khoa học trong sản xuất của lĩnh vực mà ta tưởng chỉ là thú tiêu khiển” – TS Lương đề nghị.
Theo Danviet
Kinh doanh cá cảnh "siêu lãi": Tìm cách phá thế rượt đuổi
Đến năm 2020, TP.HCM đặt mục tiêu sản xuất cá cảnh đạt sản lượng 150 - 180 triệu con. Để đạt được con số này, những người trong nghề cho rằng định hướng lại khâu sản xuất là việc cấp thiết trước khi tính đến mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đông nhưng không mạnh
Đã từng nuôi đủ loại, nhưng hiện tại ông Phạm Điền Trang (huyện Bình Chánh) chỉ gom lại 2 loại chính là cá phướn và cá bảy màu. Ông Trang kể, 1 cặp cá 7 màu xuất bán tại ao 1.200 - 2.000 đồng nhưng tại châu Âu, người ta có thể bán trung bình 3 USD/cặp.
Ngày hội cá cảnh TP.HCM ngày càng thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Nguyên Vỹ
"Do tốc độ đô thị hóa và tính đặc thù mà cá cảnh sử dụng diện tích đất ít hơn các ngành nông nghiệp truyền thống. TP.HCM chủ yếu làm mạnh về xuất khẩu nên khâu tổ chức sản xuất qua vệ tinh là một hướng đi thích hợp chứ không nhất thiết phải sản xuất ngay trên địa bàn". Bà Võ Thị Mộng Thu -
Chi cục trưởng Chi cục
Thủy sản TP.HCM
Ông Trang bảo sản xuất như thế là tạm đủ chứ không muốn mở rộng diện tích hay ký thêm các hợp đồng lớn. Theo lời ông, khâu chăn nuôi hiện còn manh mún, việc thu mua xuất khẩu còn bấp bênh theo mùa. Kể cả các hộ nuôi quanh Bình Chánh cũng chỉ dừng lại ở quy mô sản xuất cầm chừng và ký kết các hợp đồng mua bán bằng miệng.
Tương tự, ông Lê Thiên Phú, chủ trại cá Phú Khang (quận 12) thừa nhận vì là cơ sở nhỏ nên những đơn hàng cỡ 300 con cá dĩa trở lên là không đủ khả năng cung cấp.
"Thực trạng của chúng ta hiện nay là sản xuất từ nhỏ đến siêu nhỏ. Lực lượng sản xuất đông nhưng không mạnh. Trước khi mở rộng thị trường, phải mở rộng sản xuất trước đã, vì chúng ta chỉ quan tâm số lượng cá xuất đi chứ chưa để ý chất lượng con cá" - ông Phú nói.
Theo PGS-TS Vũ Cẩm Lương (khoa Thủy sản, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM), cũng vì quy mô nhỏ nên hoạt động cách ly cho cá cảnh chưa đồng bộ dẫn đến tần xuất sinh bệnh cao. Trong tổng số 72 trại cá được khảo sát, việc xử lý nước thải chỉ được thực hiện ở 4 trại.
Do không có quỹ đất tập trung, nhiều nghệ nhân phải tự đi tìm nơi sản xuất, thậm chí đan cài trong khu dân cư hoặc ở rất xa. Ngay các đơn vị lớn như HTX Sinh vật cảnh Sài Gòn (huyện Củ Chi) hiện có 50 hộ dân sản xuất và cung cấp cá cảnh xuất đi nước ngoài cũng gặp khó khăn do đường giao thông, chi phí vận chuyển xuất khẩu chiếm hơn 50% doanh thu.
Ở Thái Lan cũng không có nhiều trại cá lớn nhưng tính chuyên nghiệp cao và hướng tới chuẩn thị trường. Hầu hết các trại nuôi cá cảnh trong nước chưa đầu tư đúng mức và phù hợp về cơ sở hạ tầng. Kiến thức sản xuất còn mang tính truyền thống là một trong những biểu hiện cụ thể.
"Nhiều nghệ nhân bảo không cần đo đạc nguồn nước theo các chỉ tiêu mà vẫn nuôi cá tốt. Nhưng hiện nay, nguồn nước cấp bị ô nhiễm vượt qua mức kinh nghiệm bản thân. Việc kiểm soát quan trắc bằng khoa học đòi hỏi quy hoạch bài bản hơn" - TS Lương nói.
Cái "tôi" còn lớn
Thị trường Việt Nam phát triển sau và chậm, lúc nào cũng trong thế rượt đuổi. Ảnh: N.V
Với kinh nghiệm 20 năm xuất khẩu cá cảnh ra nước ngoài, ông Lê Hữu Thiện đánh giá nguồn cá dĩa vẫn đang thiếu khoảng 50 - 70%, dẫn đến các thương lái tranh nhau mua, làm tăng giá. Với thị trường châu Âu, ông Thiện cho rằng sức sản xuất hiện tại rất ít cơ sở đủ sức xuất khẩu khi đa phần nuôi cá dĩa ở diện tích 200 - 500 m2. Các trại này cũng rất khó xuất trực tiếp mà phải qua trung gian.
Thị trường Việt Nam phát triển sau và chậm, lúc nào cũng trong thế rượt đuổi. Indonesia hiện thuần dưỡng được rất nhiều loại, đẹp và rẻ. Cá dĩa Thái Lan chỉ bằng 1/3 giá doanh nghiệp trong nước chào bán. Ông Thiện khẳng định tay nghề của người nuôi trong nước không kém trình độ thế giới. Phải nghĩ đến chuyện sản xuất, chứ chỉ làm thương mại như hiện nay vẫn còn mang tính nhất thời.
"Quy hoạch vùng nhưng không nhất thiết phải tập trung hết vào một chỗ. Kết nối tour du lịch của khách nước ngoài đến được với 1 số doanh nghiệp có tiềm năng xuất khẩu nhằm giới thiệu sản phẩm trực tiếp cũng là một cách hiệu quả để truyền bá thông tin về thị trường"- ông Thiện đề xuất.
Nghệ nhân Tống Hữu Châu lại cho rằng hãy bằng lòng thực trạng để tổ chức lại sản xuất cho tốt thay vì xin đất làm khu tập trung. Việc khó hiện là cái tôi cá nhân của người nuôi cá còn lớn, ai cũng nghĩ mình tự chiến đấu được nên việc liên kết không dễ. Kể cả việc kêu gọi người khác làm vệ tinh sản xuất và cung cấp cho mình.
Thực hiện hình thức phát triển vệ tinh lâu nay, ông Châu vẫn tin tưởng cách làm này sẽ khả thi trong vòng 5 năm nữa. "Vì lực mình yếu nên phải tìm cách liệu cơm gắp mắm. Các vệ tinh với tôi thậm chí không biết mặt nhau nhưng có ràng buộc điều kiện, đôi bên cùng có lợi. Mô hình này rất dễ lan rộng. Theo tôi, đó vẫn là cách mở rộng sản xuất tốt nhất hiện nay" - ông Châu chia sẻ.
Theo Danviet
Đến thủy cung xem những loài cá kỳ dị nhất chưa từng xuất hiện Thủy cung tiếp tục là điểm tham quan thu hút và được chờ đợi nhất trong Ngày hội cá cảnh TP.HCM lần thứ 2 với rất nhiều loại cá có vẻ đẹp mĩ miều cho đến kỳ dị. Tiếp nối thành công ở lần thứ nhất năm 2016, Ngày hội cá cảnh TP.HCM lần thứ 2 nằm trong khuôn khổ Hội chợ triển...