Cá kho tộ đậm đà hương vị miệt vườn
Nếu miền Bắc có canh rau đay cua đồng với cà pháo mắm tôm đặc trưng; miền Trung có cơm hến, bún bò Huế thì miền Nam nổi tiếng với cá kho tộ trứ danh.
Cá kho tộ là món ăn quen thuộc của nhiều gia đình Nam Bộ. Vị tươi ngọt của cá mới bắt ở ruộng, hòa quyện với vị cay, ngọt, mặn của gia vị một cách tinh tế tạo nên một món ăn vô cùng hấp dẫn. Cũng chính món cá kho tộ đã giúp cô gái Việt trở thành Vua đầu bếp Mỹ khi chinh phục những vị giám khảo khó tính nhất của chương trình Masterchef US.
Cá kho tộ, món ăn yêu thích của nhiều gia đình Việt. Ảnh: Giadinh.
Để làm được món này, đầu tiên cần một cái tộ (tô đất hay nồi đất). Do lối sống đang dần thay đổi nên nhiều người dùng nồi kim loại thay chiếc tộ đất, song bà con địa phương khẳng định chỉ có kho trong tộ đất thì cá mới ngon, mới mang hương vị “nguyên chất” mà không một loại nồi, niêu, xoong chảo nào thay thế được.
Các loại cá dùng để kho tộ có rất nhiều như cá bông lau, cá lóc, cá trê vàng, cá rô, hay cá kèo. Món này ăn với cơm nóng sẽ rất ngon, không chán, nhất là vào những ngày mát mẻ hay những buổi chiều mưa, ngồi bên mâm cơm có đĩa cá kho tộ thơm nức, vị cay cay, mằn mặn, ăn kèm với canh chua, rau sống là ngon không gì bằng.
Cách nấu món cá kho tộ
1. Nguyên liệu:
- 1 kg cá (có thể dùng cá lóc, cá trê hay cá rô).
- 200 g thịt ba chỉ.
Video đang HOT
- Nước dừa lấy từ một quả dừa.
- Tỏi, nước hàng, hạt nêm, nước mắm.
2. Thực hiện:
- Cá lóc đánh vảy, làm sạch, cắt khúc. Có thể kho cả con hoặc chỉ lấy phần thân để làm món cá kho tộ, còn phần đầu và đuôi dùng nấu canh.
- Thịt ba chỉ cắt miếng vừa ăn.
- Ướp cá với 2 muỗng cafe nước hàng, một muỗng canh nước mắm, 2 muỗng cà phê hạt nêm trong khoảng 15-30 phút.
- Tỏi bóc vỏ, đập dập. Làm nóng nồi với chút dầu ăn rồi phi thơm tỏi. Khi tỏi thơm trút thịt vào. Đảo đều tay với lửa to để thịt ra bớt mỡ và hơi xém cạnh thì tắt bếp.
- Xếp từng lát cá vào nồi vừa đảo thịt. Thịt ở dưới, cá ở trên, rưới cả phần nước ướp cá lên rồi bật lại bếp. Trút nước dừa vào nồi cá, vặn lửa to, đun sôi. Khi nồi cá sôi, vặn lửa nhỏ, đun tới khi nồi cá gần cạn nước thì nêm nếm lại cho vừa ăn rồi đun tiếp.
- Khi nồi cá cạn nước bạn rắc thêm ớt, tiêu và trang trí với hành lá chẻ tùy thích.
Lưu ý: Nếu không mua được nước hàng chế biến ngoài tiệm, bạn có thể tự làm theo công thức sau:
- Dùng 120 ml nước lọc và 190 g đường vào một chiếc nồi nhỏ, đun sôi khoảng 15 phút cho đến khi có được hỗn hợp màu nâu sậm thì tắt bếp.
- Dùng 120 ml nước đun sôi lên rồi đổ vào hỗn hợp phía trên. Để tránh làm cho đường vón cục, tốt nhất khi hỗn hợp đường bắt đầu bốc khói thì tắt bếp ngay, khuấy nhẹ cho đường nguội bớt rồi đổ phần nước sôi vào. Khuấy nhẹ để đường tan hết hoàn toàn và để nguội trước khi dùng.
Ngọc Trâm
Theo VNE
[Chế biến] - Rau củ ngâm chua ngọt
Mùa hè nóng bức, món rau củ ngâm chua ngọt sẽ giúp bữa cơm gia đình giảm nhiệt và thêm phần hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- Củ kiệu: 50g
- Cà rốt: 50g
- Dưa leo baby: 50g
- 50g củ sen, 50g củ cai trang, 1 miếng thơm, 200ml giấm trắng, 50ml nước, 100g đường cát, 30g muối, 1 thìa súp vôi trắng, 1 thìa súp phèn chua.
Món rau củ ngâm chua ngọt
Thực hiện:
- Củ kiệu cắt gốc, nhặt bỏ hết phần vỏ bên ngoài, rửa sạch. Lấy một ít muối hòa với nước cho tan (chừa lại khoảng thìa cà phê), cho củ kiệu đã làm sạch vào ngâm qua đêm. Sáng ra, vớt củ kiệu cho vào rổ thưa, xả nước sạch, để ráo nước.
- Vôi hòa với nước, lược bỏ cặn. Phèn hòa với một ít nước, cho củ kiệu vào ngâm khoảng 4 tiếng, vớt ra, xả sạch với nước lạnh. Phơi củ kiệu trong bóng râm để củ kiệu hơi héo. Cho củ kiệu vào nước vôi, ngâm thêm khoảng 2 tiếng nữa, vớt ra xả sạch, để thật ráo nước. Tiếp tục phơi củ kiệu cho héo trở lại.
- Cà rốt, củ cải bào vỏ, xắt thỏi. Ướp cà rốt, củ cải với một ít muối, để khoảng 15-20 phút cho ra nước, vắt nhẹ, bỏ nước.
- Củ sen gọt vỏ, thái lát mỏng, ngâm nước đá. Thơm thái khoanh vừa.
- Hòa giấm trắng, đường cát, nước, thìa cà phê muối với nhau cho tan, đun sôi trên lửa nhỏ, để nguội.
- Xếp các loại rau củ vào hũ thủy tinh, rưới nước giấm đường vào, đậy kín nắp. Để khoảng 1 tuàn là có thể dùng được.
- Mách nhỏ: Khi ngâm chỉ nên để nước ngâm khoảng 1/3 hũ vì trong quá trình ngâm các loại rau, củ sẽ tiết ra nước. Đối với cà rốt, củ cải trắng, muốn khi ăn có độ giòn thì nên phơi héo trước khi ngâm.
Chúc các bạn thực hiện thành công món rau củ ngâm chua ngọt này nhé!
Theo Món Ngon Việt Nam
[Chế biến] - Dưa chuột nhồi cơm thập cẩm Món dưa chuột nhồi cơm thập cẩm, vừa ngon, giòn, thanh mát lại lạ miệng sẽ đem lại cảm giác thích thú khi thưởng thức. Nguyên liệu: - 2 bát cơm gạo dẻo - 1 quả dưa chuột dài, cắt làm 4 phần - 15ml dầu ăn - quả ớt chuông, thái hạt lựu - 3 ngọn măng tây, rửa sạch, thái hạt...