Ca khó nhất trong bệnh viện dã chiến giả định 30 nghìn người mắc Covid-19
Tại buổi diễn tập sáng nay, BV dã chiến truyền nhiễm số 1 tại khu vực Sơn Tây, Hà Nội sẵn sàng tất cả các phương án khi dịch Covid-19 ở mức cao nhất. Phẫu thuật cho sản phụ nhiễm virus là tình huống khó nhất.
XEM CLIP:
Với tình huống dịch Covid-19 bùng phát cấp độ 5 (dịch đã lây lan trong cộng đồng, hơn 3.000 đến 30.000 người mắc), Ban chỉ đạo phòng chống dịch quốc gia yêu cầu Bộ Quốc phòng triển khai BV dã chiến truyền nhiễm số 1 tại khu vực Sơn Tây để tiếp nhận các bệnh nhân mắc bệnh.
Với tình huống này, ngay sau khi nhận được mệnh lệnh của Ban chỉ đạo phòng chống dịch của Bộ Quốc phòng, Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với bệnh viện Quân y 105, Tổng cục Hậu cần triển khai BV dã chiến truyền nhiễm số 1 tại Tiểu đoàn 11, 12 Trường Sĩ quan lục quân 1.
Bệnh viện có quy mô 600 giường, sẵn sàng mở rộng thành 800 giường bệnh, tổ chức thành 11 khoa, ban chuyên môn triển khai với các nhiệm vụ chính, gồm:
Tiếp nhận, điều trị cho bộ đội và nhân dân mắc bệnh.
Điều trị đến khi ổn định, không còn khả năng lây nhiễm hoặc đến khỏi cho tất cả các bệnh nhân.
Tổ chức các tổ cấp cứu cơ động sẵn sàng tăng cường cho khu vực trọng điểm trong vùng dịch hoặc các bệnh viện dã chiến truyền nhiễm khác khi có lệnh.
Tổ chức lực lượng canh gác, bảo vệ nhằm bảo đảm an ninh, an toàn cho bệnh viện và áp dụng các biện pháp cách ly triệt để chống dịch lây lan trong bệnh viện và ra khu vực xung quanh bệnh viện.
Đây là loại hình tổ chức đặc biệt của ngành quân y được điều động trong thời bình.
Bệnh viện là đơn vị quân y lâm thời của quân đội, đóng vai trò hết sức quan trọng khi tình huống dịch bệnh bùng phát ở cấp độ cao nhất.
Theo tình huống diễn tập, BV dã chiến truyền nhiễm số 1 nhận được điện thoại thông báo có 3 người bệnh diễn biến nặng với triệu chứng khó thở và 8 người có triệu chứng viêm đường hô hấp, sốt cao, mệt mỏi sẽ được đưa đến bệnh viện
Xe cấp cứu được phun tẩy kỹ lưỡng từ cổng bệnh viện.
Kiểm tra chặt chẽ ngay từ vọng gác
Ngay tại khoa Khám bệnh, người bệnh được tiếp nhận và phân loại
Đối với những bệnh nhân nặng, việc thăm khám, phân loại được thực hiện khẩn trương ngay tại xe cấp cứu. Sau đó, bệnh nhân được chuyển vào khoa Hồi sức cấp cứu
Những người bệnh không có diễn biến nặng sẽ được đưa vào phòng khám, phân loại tại các giường
Buồng bệnh của khoa Khám bệnh được bố trí các phương tiện cần thiết phục vụ công tác cấp cứu trong trường hợp người bệnh có thể diễn biến nặng ngay trong quá trình khám
Phòng chụp X-quang
Sau khi lấy mẫu, bệnh phẩm được đóng gói và gửi đến nơi làm xét nghiệm
Việc xét nghiệm phát hiện Covid-19 được thực hiện trong xe xét nghiệm chuyên dụng. Đây là một dạng của phòng xét nghiệm di động được trang bị hiện đại và tinh giản, đáp ứng với điều kiện thực tế ở bệnh viện dã chiến
Tình huống sản phụ 39 tuần nhập viện điều trị do nhiễm Covid-19 được chỉ định phẫu thuật do suy thai cấp (tim thai nhanh)
Đây là tình huống khó khăn nhất
Các bác sĩ mổ lấy thai
Thông qua diễn tập lần này, các bộ phận của bệnh viện dã chiến truyền nhiễm số 1 đã thực hiện thuần thục các biện pháp nghiệp vụ đảm bảo điều trị các bệnh nhân mắc Covid-19, đồng thời ngăn chặn tình trạng lây chéo trong quá trình điều trị. Anh chụp tại trung tâm chỉ huy
Phạm Hải
Theo vietnamnet
Việt Nam chuẩn bị sản xuất đại trà bộ kit test nhanh Covid-19
Bộ Y tế đã nhận được kết quả nghiên cứu, thử nghiệm thành công bộ kit test nhanh Covid-19 của nhóm nghiên cứu Học viện Quân y. Bộ Y tế đang tiến hành nghiệm thu, đánh giá lần cuối để sớm cấp phép.
"Thông tin này được được Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long thông tin tại Diễn tập trực tuyến toàn quân phòng, chống dịch Covid-19 do Bộ Quốc phòng tổ chức vào sáng nay 4/3", báo Sài gòn Giải phóng thông tin.
Việt Nam chuẩn bị sản xuất đại trà bộ kit test nhanh Covid-19. Ảnh minh họa.
Thứ trưởng Long cũng cho hay, đây là một kết quả đáng mừng đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam hiện nay.
Hội đồng đánh giá gồm 8 nhà khoa học của Bộ KH-CN và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã đánh giá cao và công nhận những kết quả thử nghiệm sinh phẩm của bộ kit test nhanh do Học viện Quân y và các đối tác triển khai nghiên cứu, thử nghiệm.
Bộ Y tế đang tiến hành nghiệm thu, đánh giá lần cuối để sớm cấp phép; trước khi đăng ký sinh phẩm với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức liên quan. Tiếp đó sẽ tiến hành sản xuất đại trà để phục vụ công tác phòng chống dịch Covid-19 hiệu quả.
Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một sinh phẩm được đăng ký quốc tế ngay khi bệnh dịch đang bùng phát mạnh mẽ trên quy mô thế giới và được WHO cảnh báo mối nguy hiểm "mức rất cao ở cấp độ toàn cầu".
Trước đó tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Trung ương phòng chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona gây ra (COVID-19) diễn ra vào sáng 2/3, Ban Chỉ đạo đã nghe báo cáo kết quả bước đầu đánh giá bộ sinh phẩm xét nghiệm (test kit) nhiễm SARS-CoV-2 của Học viện Quân y phối hợp với Công ty Việt Á.
Bộ test kit của Học viện Quân y phối hợp với Công ty Việt Á nghiên cứu đã được Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương đánh giá về: Độ nhạy (xác định ngưỡng phát hiện tối thiểu thông qua số bản copy của virus SARS-CoV-2); độ đặc hiệu (xác định phản ứng chéo của sinh phẩm với các virus gây viêm đường hô hấp cấp: SARS-CoV, Cúm A/H1pdm09, A/H3, A/H5, B và các mẫu âm tính khác); độ ổn định (xác định tính tương thích của sinh phẩm với các hệ thống máy Realtime PCR: ABI-7500 fast, Lifecycle (Roche), CFX-96 (Biorad), Rotorgen (Qiagen)); các thử nghiệm đánh giá được lặp lại 3 lần/ bộ sinh phẩm.
Kết quả đánh giá bước đầu cho thấy 5 bộ kit test của Học viện Quân y có độ nhạy ổn định sau 3 lần lặp lại, có thể phát hiện SARS-CoV-2 (ở 1x105) bản copy.
Đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, các bộ kit test của Học viện Quân y hợp tác với Công ty cổ phần Việt Á nghiên cứu về cơ bản rất tốt, giải pháp khả thi.
Tại cuộc họp này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương làm việc với các đơn vị liên quan, Bộ Khoa học và Công nghệ để hoàn thiện các thủ tục để tiến hành sản xuất phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh.
Được biết, ngay sau khi có thông tin diễn biến phức tạp của chủng virus corona mới, Bộ Khoa học Công nghệ đã khẩn trương họp bàn với các nhà khoa học để đưa ra giải pháp tối ưu, một trong những vấn đề được đặt ra là nhanh chóng có bộ test kit. Sau khi họp bàn, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh đã trực tiếp giao đề tài nghiên cứu chế tạo Bộ Sinh phẩm RT-PCR và Realtime RT-PCR phát hiện chủng mới của virus corona mới (COVID-19) cho Học viện Quân y chủ trì, phối hợp với Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á.
Nhiệm vụ của đề tài nghiên là định hướng mục tiêu thiết lập được chứng dương cho bộ sinh phẩm phát hiện chủng 2019-nCoV bằng kỹ thuật RT-PCR; thiết lập được chứng dương cho bộ sinh phẩm phát hiện chủng 2019-nCoV bằng kỹ thuật Realtime RT-PCR; đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu và hiệu quả tiền lâm sàng của bộ sinh phẩm phát hiện chủng 2019-nCoV; ứng dụng bộ sinh phẩm trong thử nghiệm lâm sàng.
Yêu cầu đối với đề tài nghiên cứu này là chế tạo ít nhất 10.000 test mỗi loại đạt tiêu chuẩn cơ sở (50 test/bộ); Báo cáo nhanh độ nhạy, độ đặc hiệu của các bộ sinh phẩm phát hiện chủng 2019-nCoV; Bộ sinh phẩm Realtime RT-PCR đạt độ nhạy
Như vậy sau khoảng 1 tháng được giao nhiệm vụ, Học viện Quân y và Công ty Cổ phần công nghệ Việt Á đã xuất sắc hoàn thành giai đoạn đầu của đề tài nghiên cứu.
Theo Nguyễn Hùng (Dân Trí)
Sớm sản xuất 10.000 test kit/ngày xét nghiệm virus corona Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 ngày 2/3, đại diện Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, các bộ test kit thử virus corona gây dịch Covid-19 của Học viện Quân y hợp tác với Công ty cổ phần Việt Á nghiên cứu về cơ bản rất tốt, giải pháp khả thi. Đơn vị này...