Cá kèo bị bệnh ghẻ lở tấn công, giá giảm sốc chỉ còn 40.000 đồng/kg
Buồn bã, thất vọng, lo lắng… là tâm trạng chung của nhiều người nuôi cá kèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu hiện nay. Gần 2 tháng nay, giá cá kèo thương phẩm lao dốc không phanh và không có dấu hiệu chựng lại. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh trên cá đang ngày càng diễn biến phức tạp.
Hơn 1ha ao nuôi cá kèo của gia đình ông Huỳnh Thanh Hổ (phường 2, TP. Bạc Liêu) đã đến kỳ thu hoạch gần 1 tháng nay mà không thể xuất bán. Bởi, giá cá kèo thương phẩm trên thị trường xuống quá thấp, chỉ dao động từ 40.000 – 45.000 đồng/kg, giảm gần 40.000 đồng so với đầu vụ. Mặt khác, do dội hàng nên nhiều thương lái chỉ thu mua cầm chừng mỗi ngày khoảng vài tấn cá. Nếu như xuất bán thì người nuôi coi như lỗ vốn. Còn tiếp tục neo cá trong ao chờ giá thì chi phí sẽ ngày càng tăng!
Giá cá kèo hiện chỉ đạt 40.000 – 45.000 đồng/kg, lại thêm dịch bệnh tấn công khiến nông dân vô cùng lo lắng.
Ông Huỳnh Thanh Hổ tâm sự: “Nếu như vài năm trước, cá kèo rớt giá thê thảm vì tin đồn thất thiệt “ăn cá kèo bị ung thư”, thì nay người nuôi cá kèo lại phải đối mặt với điệp khúc “cung vượt cầu”, “được mùa – mất giá”. Bên cạnh đó, dịch bệnh ghẻ lở trên cá kèo khiến cho người nuôi cá bị thiệt hại. Đây cũng là lý do để thương lái ép giá cá thấp như hiện nay”.
Đồng cảnh ngộ như ông Hổ, anh Quách Phước Lộc (phường 2, TP. Bạc Liêu) vì không thể tiếp tục chờ giá trong khi cá nuôi trong ao bị dịch bệnh nên phải xuất bán cho thương lái với giá chỉ 42.000 đồng/kg. Vụ cá này anh Lộc lỗ gần 200 triệu đồng.
Hiện nay, cá kèo giống chưa có quy trình lai giống nhân tạo, vì vậy người nuôi phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn giống khai thác từ thiên nhiên với giá khá cao (từ 270 – 320 đồng/con), và phải đi đến các tỉnh bạn như Cà Mau, Sóc Trăng… mới tìm mua được giống. Vào những tháng cao điểm thả nuôi (khoảng tháng 5, 6) nguồn con giống rất khan hiếm, người nuôi phải chen chúc, chờ đợi mấy ngày mới mua được cá giống. Thế nhưng, bao công sức, tiền của của bà con giờ coi như tan biến khi giá cá kèo tụt giảm sâu như hiện nay.
Video đang HOT
Khi cá kèo thương phẩm chưa thể xuất khẩu ra thế giới mà chỉ tiêu thụ nội địa, thì việc nuôi cá theo phong trào tự phát sẽ là một thách thức lớn đối với người nuôi. Mặt khác, dù mô hình nuôi cá kèo phát triển khá lâu, thế nhưng kiến thức nuôi và chăm sóc cá kèo của người dân vẫn còn nhiều “lỗ hổng”, rất cần sự hỗ trợ kỹ thuật của các ngành chức năng.
Ông Nguyễn Văn Hưởng, Phó trưởng phòng Kinh tế TP. Bạc Liêu, cho biết: “Sắp tới, chúng tôi sẽ phối hợp với cơ quan chức năng mở các lớp tập huấn kỹ thuật về cách nuôi, phòng ngừa và điều trị một số loại bệnh trên cá kèo cho bà con. Đồng thời giám sát cụ thể diện tích nuôi cá để khi có dịch bệnh xảy ra sẽ kịp thời hỗ trợ bà con xử lý. Qua đó giúp người nuôi yên tâm sản xuất”.
Theo Nguyễn Chí (Báo Bạc Liêu)
Dẫn dê về nuôi ở bờ vuông tôm, dễ sinh lời, mau hoàn vốn
Với sự trợ giúp về vốn của Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), nhiều hộ nông dân ở xã Hòa Thành, TP.Cà Mau (Cà Mau) đã xây dựng mô hình nuôi dê, tận dụng cây tạp mọc trên các bờ vuông tôm, dễ sinh lời, hoàn vốn.
Giúp nông dân mạnh dạn đầu tư
Dẫn chúng tôi đi thăm các mô hình nuôi dê của Tổ hợp tác nuôi dê ấp Cái Ngang, xã Hòa Thành, ông Lê Văn Tài - Chủ tịch Hội ND xã Hòa Thành cho biết, trước khi thực hiện dự án, kinh tế của nông dân gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn sản xuất, lao động nhàn rỗi còn nhiều, chưa tiếp cận được khoa học kỹ thuật, thu nhập không ổn định. Khi nông dân tiếp cận nguồn vốn Quỹ HTND đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi dê và dần ổn định sản xuất.
Phó Chủ tịch Nguyễn Hồng Lý đến thăm mô hình của Tổ hợp tác chăn nuôi dê xã Hòa Thành. ảnh: Chúc Ly
Cụ thể, 7 hộ trong Tổ hợp tác đã vay vốn để mua tổng cộng 42 con dê giống. Đến nay đàn dê đã tăng lên hơn 90 con. Ngoài ra, một số nông dân ngoài dự án thấy mô hình nuôi dê hiệu quả nên đã làm theo, nâng tổng số đàn dê trong ấp, ngoài xã lên đến hơn 500 con.
Chia sẻ với chúng tôi, anh Bùi Văn Lành, thành viên Tổ hợp tác, cho hay: "Gia đình tôi có ít đất sản xuất, trước đây nuôi tôm cũng bấp bênh, đời sống kinh tế gia đình nhiều khó khăn. Tuy nhiên, sau khi được vay vốn từ nguồn Quỹ HTND, tôi mua được 7 con dê giống. Sau hơn 1 năm chăn nuôi nay đã nâng lên 20 con.
Mô hình nhiều triển vọng
Nuôi dê là mô hình dễ thực hiện, tận dụng được nguồn thức ăn là cây tạp trên bờ vuông tôm nên chi phí sản xuất thấp, cho lợi nhuận cao hơn những mô hình chăn nuôi khác, lại ít rủi ro...".
Anh Bùi Văn Lành
Cũng theo anh Bùi Văn Lành, gia đình anh đã bán 2 con dê đực, thu được gần 5 triệu đồng. Bên cạnh đó, nhiều con dê giống sắp đến lứa bán. "Nuôi dê là mô hình dễ thực hiện, tận dụng được nguồn thức ăn là cây tạp trên bờ vuông tôm nên chi phí sản xuất thấp, cho lợi nhuận cao hơn những mô hình chăn nuôi khác, lại ít rủi ro..." - anh Lành cho hay.
Còn theo ông Ngô Văn Ký, khi mới bắt đầu nuôi dê, các tổ viên được Hội ND xã giới thiệu cho theo học các lớp tập huấn nâng cao kỹ thuật chăn nuôi. Bên cạnh đó, trong quá trình nuôi, anh em trong tổ cũng thường xuyên trao đổi lẫn nhau về kinh nghiệm, kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi dê. Mô hình này rất phù hợp với những nông dân ít vốn, sau 2 năm có thể hoàn vốn và có lãi...
Gia đình anh Bùi Văn Lành đang phát triển đàn dê ở bờ vuông tôm với tổng số hơn 20 con.
Lợi thế của mô hình là con dê rất dễ tính, ít bệnh hơn so với bò. Sau thời gian nuôi khoảng 1 năm dê cái bắt đầu sinh sản. "Mỗi lần sinh, dê mẹ đẻ từ 2-4 con. Sau khi nông dân bán hết dê con, thu hồi vốn, vẫn còn lãi những con dê mẹ" - ông Ký cho biết.
Theo UBND xã Hòa Thành, địa phương có đất sản xuất chủ yếu là nuôi tôm quảng canh. Bờ bao vuông tôm trước nay thường bị bỏ hoang, không sinh lợi nhuận. Chính vì vậy, mô hình nuôi dê là giải pháp tận dụng đất và lao động nhàn rỗi tốt. Tuy nhiên, xã Hòa Thành cũng chủ trương không mở rộng mô hình một cách ồ ạt. Các hộ dân và Hội ND cần tính đến vấn đề đầu ra, sức tiêu thụ dê giống, dê thịt của thị trường để có hướng phát triển bền vững.
Vừa qua, trong chuyến thăm mô hình nuôi dê của Tổ hợp tác, bà Nguyễn Hồng Lý - Phó Chủ tịch Hội ND Việt Nam, nhận xét: "Tôi đánh giá cao tinh thần nâng cao sản xuất của các tổ viên. Đồng thời, đây cũng là mô hình nhiều triển vọng cho nông dân vùng đồng bằng. Tuy nhiên, bà con nông dân cần theo dõi sát nhu cầu và giá cả thị trường để có hướng đầu tư hợp lý, tránh việc sản xuất ồ ạt dẫn đến dư thừa...".
Được biết, Hội ND xã Hòa Thành đã và đang làm việc với một số cơ sở giết mổ ở huyện Thới Bình để bao tiêu sản phẩm dê thịt cho các hộ nuôi dê./.
Theo Danviet
Hết thời cá kèo, bán 3 tấn cá lỗ hơn 50 triệu đồng Thời gian gần đây, giá cá kèo thương phẩm giảm mạnh, khiến nông dân bị lỗ nặng. Bên cạnh đó, nguồn con giống chưa đảm bảo cũng đang là vấn đề rất đáng lo của bà con nông dân. Giá giảm tận 20.000 đồng/kg Có mặt tại xã Tân Thành (TP.Cà Mau), nơi có diện tích cá kèo lớn của tỉnh này, nhiều...