Cả hồ nước lớn bỗng mất tích một cách bí ẩn chỉ sau một đêm
Hồ nước biến mất chỉ sau 1 đêm chỉ để lại một hố nhỏ trên nền đất khô nứt nẻ khiến người dân bàng hoàng.
Hồ nước Peschra có đường kính 200m, sâu 3m, nằm ở khu rừng làng Ostashata ở tỉnh Perm, gần núi Ural thuộc Nga. Nguyên nhân hồ Lake Peschra biến mất đột ngột hiện chưa rõ tuy nhiên nhiều người cho là do sự xuất hiện của một hố tử thần nằm dưới lòng hồ.
Hồ Peschra, Nga, đã mất tích chỉ sau một đêm.
Người dân ở đây cho biết, chỉ sau một đêm, hồ Peschra chỉ còn lại vài vũng nước và một cái hố nhỏ kỳ lạ ngay giữa hồ, đặc biệt là không còn sót lại 1 con cá nào. Sự việc xảy ra đột ngột khiến người dân địa phương hết sức lo lắng và sợ rằng hồ Lyubimov cạnh đó cũng có thể biến mất theo.
Hồ Peschra chỉ còn lại vài vũng nước giữa hồ, một cái hố nhỏ kỳ lạ và không còn một con cá nào.
Hồ Lake Lyubimov là nguồn cung cấp nước cho 3.000 hộ dân và nông trại lớn ở địa phương với hơn 1.000 con gia súc, vì vậy nếu nguồn nước này mất đi thì cuộc sống người dân nơi đây sẽ thực sự bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nguyên nhân của sự biến mất đột ngột này có thể do hố tử thần xuất hiện giữa lòng hồ.
Các hồ nước và các con sông lớn đang dần biến mất trên khắp thế giới, nguyên nhân được xác định là do cá vết nứt và hố tử thần xuất hiện dưới lòng sông, hồ. Trước đó, Tliapa và Tlacuapa là hai con sông khác khô cạn chỉ sau một đêm ở Mexico, nối tiếp vụ biến mất của sông Atoyac vào tháng 2 ở nước này.
Hiện chưa xác minh được nguyên nhân hồ Peschra mất tích là do đâu.
Một số người cho rằng sự biến mất của hồ Peschra có liên quan đến trận động đất mạnh 4,1 độ richter xảy ra khoảng vài tuần trước ở gần Sverdlovsk, Nga. Những người khác lại giải thích rằng do khu vực này vốn có nhiều hang động bên dưới và hố tử thần có thể là do trần của hang Zuyatskaya bị nứt.
Theo Cẩm Ly / Trí Thức Trẻ
Vùng đất bỗng dưng mọc lên hàng nghìn nấm mồ khiến các nhà khoa học đau đầu
Vẫn chưa ai tìm ra được lý do hàng nghìn nấm đất nhô lên như những bọc bong bóng khổng lồ.
Trên một vùng thảo nguyên gần thành phố Olympia, Washington, Mỹ có hàng nghìn, hàng nghìn nấm mồ nhô lên khỏi mặt đất như bong bóng. Những nắm đất này được gọi là mồ Mima.
Mồ Mima có kích thước khoảng hơn 2 mét, được phát hiện lần đầu vào năm 1841 do nhà thám hiểm người Charles Wilkes tìm thấy. Từ đó đến nay, mồ Mima trở thành bí ẩn hấp dẫn các nhà khoa học.
Hàng nghìn nấm mồ Mima nổi lên trên mặt đất.
Ban đầu, Wilkes nghĩ rằng đây là mộ của người Ấn Độ cổ xưa. Tuy nhiên, khi đào lên, bên trong lại chẳng có gì. Những nấm mồ Mima này đã có tuổi đời hàng nghìn năm nhưng không ai có thể xác định nguyên nhân xuất hiện số lượng lớn nấm mồ này. Đã có rất nhiều giả thiết đưa ra như động đất, sông băng hay cả người ngoài hành tinh, tuy nhiên chưa có giải thiết nào thuyết phục được đa số.
Mồ Mima xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới. Có nơi gọi là gò đồng cỏ, có nơi gọi là gò mum hay đồi nhỏ,...Hình dạng và kích thước những gò đất này cũng khác nhau tùy từng khu vực. Có nơi, trong gò đất còn lẫn cả than, chất hữu cơ,...
Ban đầu, mồ Mima tại Washington có gần 900.000 cái, một con số quá khủng khiếp. Tuy nhiên, theo sự phát triển của xã hội, số lượng gò ngày càng giảm và đang cần được sự bảo vệ từ chính quyền để hình thái độc đáo này không bị mai một và biến mất.
Cận cạnh một nấm mồ Mima. Đến nay vẫn chưa có ai giải đáp được bí ẩn về mồ Mima.
Mồ Mima thường có đường kính 2m hoặc hơn, bên trong chủ yếu là đất bình thường, không có gì đặc biệt.
Mồ Mima đã có tuổi đời hàng nghìn năm.
Một con sông chảy qua khu mồ Mima ở Washington, Mỹ.
Mồ Mima vào muà hoa.
Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ
Bí ẩn hiện tượng thiên nhiên kì thú: Đom đóm phát sáng cùng một nhịp Vẫn chưa có lời lý giải thỏa đáng cho hiện tượng đom đóm phát sáng đồng bộ này. Trong những tuần đầu tiên của tháng 6, du khách tham quan dãy núi Great Smokey nằm ở phía Đông Tennessee, Mỹ sẽ được chiêm ngưỡng một kì quan thiên nhiên hiếm có, đó là cảnh hàng ngàn các con đom đóm cùng phát sáng...