Cá hô lớn dính câu, thương lái mua ngay, chính quyền không kịp trở tay
Mới đây, người dân khu vực xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang xôn xao vì một ngư dân bắt được con cá hô nặng 36kg, được thương lái thu mua hơn 13 triệu đồng.
Đây là loài cá nằm trong sách đỏ, cấm khai thác, đánh bắt.
Một người dân hiếu kỳ đã nằm xuống đo kích thước cùng con cá hô vừa bị bắt – Ảnh: Mary Khéo
Anh Nguyễn Tri P. – ngụ xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang – bắt được con cá này vào khoảng 20h ngày 23-12.
Chị gái của anh P. có tài khoản Facebook là Mary Khéo chia sẻ hình ảnh con cá lên mạng xã hội lập tức thu hút nhiều người quan tâm. “Hiện em trai tôi đã bán con cá cho một thương lái với giá hơn 300.000 đồng/kg, hơn 13 triệu đồng”, chị Mary Khéo cho biết.
Ông Trần Anh Dũng – chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh An Giang – cho biết cá cân nặng 36kg trong thiên nhiên không phải là hiếm, nhưng đây là loài cá nằm trong sách đỏ.
“Khi ngư dân bắt được phải trình báo với địa phương để có hướng xử lý, hoặc là thả ra thiên nhiên. Nếu người dân cố tình giữ lại để cá chết sẽ bị xử phạt, vì đây là loài cá cấm khai thác và mua bán”, ông Dũng nói.
Ông Nguyễn Hùng Cường – phó chủ tịch UBND xã An Hòa – xác nhận có việc ngư dân địa phương bắt được con cá hô 36kg.
“Lâu lắm rồi tôi chưa nghe bắt được con cá nào to như vậy. Tuy nhiên, do ngư dân bắt được không trình báo nên địa phương rất khó có phương án xử lý”, ông Cường nói.
Giá heo hơi hôm nay 13.7.2022: Đồng loạt tăng cao
Giá heo hơi đã bắt đầu tăng mạnh sau một thời gian dài trầm lắng. Vấn đề kiểm soát dịch bệnh, an toàn thực phẩm và giá bán đang được các cơ quan quản lý quan tâm.
Tại khu vực miền Bắc, heo hơi tăng từ 1.000 đến 3.000 đồng/kg, thương lái tại Yên Bái, Lào Cai và Phú Thọ đang thu mua heo hơi với giá 65.000 đồng/kg và 67.000 đồng/kg. Các tỉnh thành gồm Bắc Giang, Nam Định, Hưng Yên, Tuyên Quang và Hà Nội tăng 2.000 đồng/kg lên khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg. Hai tỉnh Hà Nam và Vĩnh Phúc cùng điều chỉnh giao dịch lên mức 69.000 đồng/kg, tăng cao nhất 3.000 đồng/kg.
Giá thịt heo tăng lên giảm bớt thua lỗ cho người chăn nuôi nhưng cũng đặt ra bài toán kiềm chế lạm phát cho cơ quan quản lý. Ảnh ĐINH ĐANG
Khu vực miền Trung, Tây nguyên tăng 1.000 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua. Theo đó, tỉnh Lâm Đồng tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 63.000 đồng/kg, ngang bằng với Nghệ An. Thương lái tại tỉnh Bình Thuận đang giao dịch heo hơi với giá cao nhất khu vực, ngang bằng với tỉnh Thanh Hóa là 64.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá heo hơi cũng điều chỉnh tăng, các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai, Long An, Hậu Giang và Bạc Liêu thu mua heo hơi từ 58.000 đến 64.000 đồng/kg. Thương lái tại Sóc Trăng và Vũng Tàu lần lượt giao dịch với giá 61.000 đồng/kg và 65.000 đồng/kg sau khi tăng 2.000 đồng/kg. Tỉnh Bến Tre tăng cao nhất 3.000 đồng/kg, hiện thu mua tại mức 64.000 đồng/kg.
Trên thị trường bán lẻ, giá thịt heo mảnh và thịt heo pha lóc của hệ thống Porkshop (Công ty chăn nuôi C.P Việt Nam) cũng được điều chỉnh tăng từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.
Ngày 12.7, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm. Theo ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi, giá thức ăn chăn nuôi đã tăng từ tháng 3 đến tháng 5 vừa qua với nhiều nguyên nhân, trong đó có đứt gãy hệ thống cung cấp thức ăn chăn nuôi và hệ quả từ xung đột giữa Ukraine và Nga. Tuy nhiên, tình hình thực tế và dự báo từ các quốc gia xuất khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cho Việt Nam thì từ giờ đến cuối năm giá thức ăn chăn nuôi sẽ duy trì ở mức độ này, không có biến động lớn.
Trong khi đó, sau một thời gian dài dưới giá thành, đặc biệt ở khu vực nông hộ, hiện nay giá bán các sản phẩm chăn nuôi đã bắt đầu có lãi. Ông Tống Xuân Chính cho biết, giá heo hơi bán ra có nơi đã đạt 68.000 đồng/kg, trong khi giá thành ở mức 55.000 - 57.000 đồng/kg. Điều này cho thấy, nhu cầu tiêu thụ trong nước đã tăng trở lại sau khi kiểm soát tốt dịch Covid-19, nhu cầu từ các bếp ăn, căn tin, nhà hàng, khách sạn hồi phục.
Việc giá bán sản phẩm chăn nuôi tăng là tín hiệu mừng cho bà con nông dân, tuy nhiên cần có cái nhìn tổng thể hơn, cân nhắc thêm nhiều yếu tố khác như nguyên, nhiên liệu đầu vào khác để duy trì được chỉ số CPI dưới 4%.
Ở góc độ quản lý, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, Cục sẽ tiếp tục chỉ đạo sản xuất, ứng dụng kỹ thuật và phát triển sản phẩm chăn nuôi trong 6 tháng cuối năm để đạt mục tiêu tăng trưởng 5 - 5,5% và tổng sản lượng thịt vào cuối năm 2022 sẽ đạt khoảng 6,95 triệu tấn.
Vì sao Việt Nam vẫn kiểm soát được lạm phát?
Liên quan vấn đề nhu cầu tiêu thụ tăng cao vào những tháng cuối năm, ông Tống Xuân Chinh cho biết với nguồn cung và tình hình phát triển đàn hiện tại thì hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Để đáp ứng mục tiêu đó, đại diện Cục Chăn nuôi nhấn mạnh vấn đề đảm bảo an toàn sinh học để tăng đàn với heo và gia cầm, bên cạnh đó là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như đối phó với nguy cơ dịch bệnh.
Quảng Nam: Ngư dân đảo Cù Lao Chàm bắt được cá đuối 'khủng' dài hơn 2m Ngư dân đảo Cù Lao Chàm (Quảng Nam) vừa thả lưới, bắt được một con cá đuối 'khủng' nặng hơn 80 kg và dài hơn 2m. Chiều 3.7, một lãnh đạo UBND xã đảo Tân Hiệp (TP.Hội An, Quảng Nam) cho biết một ngư dân trên đảo Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp) vừa bắt được một con cá đuối "khủng" với...