“Cả họ làm quan” và nỗ lực “nhốt quyền lực vào lồng”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát đi một thông điệp rất quan trọng: “Phải nhốt quyền lực vào trong lồng quy chế lập pháp”.
Trưởng Ban tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính cũng khẳng định: “Dứt khoát phải kiểm soát quyền lực, giao quyền đến đâu kiểm soát đến đó”.
Để kiểm soát được quyền lực, cần phải chú ý đến phát biểu trước đó của các nhà lãnh đạo: Phải ngăn chặn những nhóm lợi ích.
Xung đột lợi ích xảy ra khi một cá nhân hoặc tổ chức có liên quan đến nhiều lợi ích, một trong số lợi ích đó có thể có thể làm hại một lợi ích khác.
Hồi năm 2011, ông Gingrich, cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bị tố cáo từng làm tư vấn cho Freddie Mac, công ty chuyên môi giới bất động sản – phá sản sau vụ thảm họa tài chính năm 2008 và bị chính phủ Mỹ mua lại, ông kiếm 1,5 triệu đô la từ năm 1999 đến 2007.
Năm 1998, ông ta đã thôi chức chủ tịch Hạ viện và có thể làm tư vấn kiếm tiền nuôi thân. Nhưng khi tranh cử Tổng thống khóa 2012-2016, ông bị báo chí lôi ra làm thịt.
Họ hỏi liệu Gingrich có phạm vào lỗi xung đột lợi ích (Conflict of Interest – COI ) hay không.
Theo họ, việc Gingrich vừa làm Chủ tịch Hạ viện vừa làm tư vấn cho tư nhân là không thể được.
Để tránh tham nhũng và lạm quyền, cần minh bạch. Muốn minh bạch, cần nhiều việc phải làm, trong đó có việc tránh xung đột lợi ích.
Đó là một trong những chìa khóa của những quốc gia thu nhập trung bình (trên 1000$/năm/người như VN hiện nay) muốn gia nhập câu lạc bộ thu nhập cao (>10.000$/năm).
Video đang HOT
Đến năm 2035, Việt Nam phấn đấu trở thành quốc gia có thu nhập trung bình ở ngưỡng 22.000 USD/người/năm.
Khi khai lý lịch (CV) để xin việc vào tổ chức quốc tế như World Bank, IMF, UN, IFC có câu hỏi “Anh/chị có ai là họ hàng hiện đang làm việc tại tổ chức này?”. Họ hàng (relatives) được hiểu là vợ, con, bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ/chồng, anh chị em, cháu…
Đây là qui định quan trọng về tránh xung đột lợi ích và bất di bất dịch trong các tổ chức quốc tế và nhiều chính phủ phương Tây.
Làm ở IFC, một bạn IT đặt mua hai cái máy in HP của một công ty. Khi duyệt, sếp hỏi “ Sao anh chọn công ty này?”. Người bạn trả lời “Đây là công ty của người bạn, tôi khá tin tưởng”. Lập tức anh bị sếp cho một bài học về cách tránh xung đột lợi ích, chút nữa mất việc.
Nếu có bố mẹ hay bất kỳ người thân đã làm trong tổ chức này thì bạn không có cơ hội xin việc nơi đó vì lý do tránh xung đột lợi ích.
Tuy vậy, có ngoại lệ dành cho vợ/chồng vì lý do đảm bảo hạnh phúc gia đình. Dẫu vậy, vợ hoặc chồng phải làm việc ở các đơn vị khác nhau, và người này không quản lý trực tiếp hay gián tiếp người kia. Chuyện bố bổ nhiệm con, chồng bổ nhiệm vợ là không thể.
Giả sử Bill Clinton đang làm tổng thống thì không thể có chuyện vợ là Hillary Clinton làm ngoại trưởng hoặc ngược lại. Hillary Clinton vào làm chủ Nhà Trắng thì dù con gái Chelsea giỏi như giời cũng không thể làm trong chính phủ.
Tại một số nước đang phát triển, thủ trưởng quyết định thăng chức cho vợ, con, cháu, anh chị em ruột…được coi hết sức bình thường. Việt Nam ta có câu “Một người làm quan, cả họ được nhờ” là do không hiểu sự tai hại của xung đột lợi ích.
Thử tưởng tượng, vợ là thủ quỹ, chồng làm giám đốc, thì liệu chi tiêu trong cơ quan có kiểm soát nổi. Hy vọng gì sự minh bạch ở một đôi vợ chồng ngồi ghế lãnh đạo, ban ngày làm tiền ở cơ quan, ban đêm làm tình trên giường.
Các chính thể ở Trung Đông lần lượt sụp đổ một phần do liên quan đến gia đình trị, mà nguyên nhân sâu xa là do vi phạm nghiêm trọng xung đột lợi ích.
Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak tham vọng đưa con trai thứ lên kế vị. Tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh tìm cách đưa anh, em, con cháu vào chính quyền.
Gadhafi cũng không ngoại lệ. Các con toàn nắm các chức vụ chủ chốt. Các chính thể Suharto, Marcos, Jean-Claude “Baby Doc” Duvalier đều mắc những lỗi lầm sơ đẳng này.
Ở nhiều nước, cha mẹ đưa con cái lên chức vụ cao lại làm cho chính sự nghiệp của họ tiêu vong. Cuối cùng, bị phế truất hoặc vong mạng.
Xung đột lợi ích có thể dẫn tới xung đột xã hội, khi xã hội không thể chịu đựng nổi kiểu gia đình trị, ngồi xổm lên các giá trị.
Khi Saddam Hussein ký quyết định cho hai con trai Uday và Qusay Hussein nắm quyền hành để cha truyền con nối, ông này không nghĩ rằng việc đó góp phần đưa ông, các con và cả chính thể đi vào…lịch sử.
Chuyện “một người làm quan cả họ được nhờ” không thể có đất sống nếu muốn quốc gia phát triển. Tránh xung đột lợi ích là chìa khóa cho sự minh bạch, trong sạch, bớt tham nhũng, lạm quyền.
(Theo Soha News)
Tổng Bí thư: Suy thoái, "tự chuyển hoá" trong nội bộ gây hậu quả khôn lường
"Tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường" - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt vấn đề, Hội nghị Trung ương Đảng lần này phải đề ra được giải pháp ngăn chặn tình trạng này.
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa XII, sáng nay, 8/10, tại trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã khai mạc Hội nghị lần thứ Tư. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.
Theo chương trình được thông qua, tại Hội nghị lần này, Trung ương sẽ thảo luận, cho ý kiến về: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Một số chủ trương, chính sách lớn nhằm đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế; Thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội trong bối cảnh Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới; Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ; và một số vấn đề quan trọng khác.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý thêm một số khía cạnh liên quan đến các nội dung và nhiệm vụ của Hội nghị, có tính chất gợi mở, nêu vấn đề, đề nghị Trung ương quan tâm trong quá trình thảo luận, xem xét, quyết định.
Hội nghị Trung ương 4 dự kiến diễn ra từ 9/10 đến hết ngày 15/10 (ảnh: TTXVN)
Về tình hình kinh tế - xã hội năm 2016, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, Tổng Bí thư nêu rõ, 2016 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, cũng có không ít khó khăn, thách thức. Tổng Bí thư đề nghị Trung ương bám sát các báo cáo, tờ trình của Bộ Chính trị và thực tế tình hình ở các ngành, lĩnh vực và địa phương để thảo luận, đánh giá khách quan, toàn diện sự phát triển kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm, dự báo đến hết năm 2016, chỉ rõ những kết quả, thành tích đã đạt được, những hạn chế, yếu kém còn tồn tại và phân tích làm rõ các nguyên nhân.
Tổng Bí thư lưu ý việc đối chiếu với những mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, nhất là mục tiêu, nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng ở mức khoảng 6,7%; phát triển văn hoá - xã hội, chăm lo đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội; bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội, giữ vững môi trường hoà bình và ổn định để phát triển đất nước.
Tổng Bí thư yêu cầu khi đánh giá tình hình cần đi sâu phân tích thấu đáo những nguyên nhân dẫn đến hạn chế, yếu kém, nhất là những nguyên nhân chủ quan, phải chăng chủ yếu là do: chưa nhận thức đúng và thống nhất về mô hình tăng trưởng mới với đầy đủ những yếu tố cấu thành động lực, nguồn lực và phương thức tạo ra sự tăng trưởng, thậm chí còn nhìn nhận giản đơn, đồng nhất mô hình tăng trưởng với mô hình phát triển?
Ngoài ra, nguyên nhân có phải do đổi mới, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN còn chậm, chưa có bước đột phá về huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực phát triển theo tín hiệu và cơ chế thị trường. Nhận thức chưa đầy đủ, tổ chức thực hiện chưa tốt ba đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế, trước hết là ba lĩnh vực trọng tâm ưu tiên tái cơ cấu mà nhiệm kỳ Khóa XI đã đề ra. Chưa tạo được sự chuyển biến rõ rệt trong cải cách căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học - công nghệ, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, công nghệ kết nối mạng. Chưa tổ chức thực hiện tốt việc phát huy những thời cơ, thuận lợi, khắc phục những khó khăn, thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế đối với nền kinh tế nói chung và đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế nói riêng?...
Về quan điểm, định hướng chủ trương, chính sách lớn, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương bám sát Nghị quyết và các Văn kiện Đại hội XII để thảo luận, cụ thể hóa, bổ sung phát triển nhằm thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội. Xác định rõ mô hình tăng trưởng cần phấn đấu xây dựng với những đổi mới so với mô hình tăng trưởng hiện nay; lộ trình, bước đi trong 5 - 10 năm tới, tầm nhìn đến năm 2030; các chủ trương, chính sách, biện pháp phát huy vai trò của khoa học - công nghệ, chuyển dịch cơ cấu và nâng cao chất lượng lao động, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã hội, đặc biệt là nguồn lực của khu vực kinh tế tư nhân; chủ trương về tích tụ, tập trung quyền sử dụng đất nông nghiệp; chính sách, biện pháp xử lý căn bản hơn vấn đề nợ xấu và các ngân hàng thương mại yếu kém...
Mức độ "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" đến đâu?
Về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Tổng Bí thư khẳng định, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng luôn là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng, với chế độ. Đại hội XII của Đảng đã đề ra 10 nhiệm vụ cơ bản để xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh; trong đó khẳng định tiếp tục kiên trì, kiên quyết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI về xây dựng Đảng.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, thực hiện Nghị quyết Đại hội XII, Ban Chấp hành Trung ương đã quyết định, Hội nghị lần này cần thảo luận, ra Nghị quyết về "Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ".
"Đây là vấn đề hệ trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách. Tại các Đại hội VIII, IX, X và XI, Đảng ta đã nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống. Đại hội XII của Đảng tiếp tục cảnh báo và đặt ra yêu cầu: "Đấu tranh, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; coi đây là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ này. Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI về xây dựng Đảng, với quyết tâm chính trị rất cao của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, chúng ta đã đạt được những kết quả bước đầu quan trọng, nhưng tình trạng suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" vẫn chưa được ngăn chặn, đẩy lùi, có mặt còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn, có thể gây ra những hậu quả khôn lường" - Tổng Bí thư phát biểu.
Tờ trình của Bộ Chính trị và các tài liệu liên quan gửi Trung ương đã nêu khá đầy đủ các nội dung của Đề án, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương cho ý kiến về tên gọi, chủ đề và phạm vi của Đề án, có gì cần bổ sung, điều chỉnh. Từ đó, đánh giá đúng tình hình và nguyên nhân; xác định rõ mục tiêu, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo và những chủ trương, biện pháp phù hợp đối với từng nội dung, vấn đề. Trên cơ sở kế thừa các nghị quyết của Trung ương trước đây, đặc biệt là Nghị quyết Trung ương 4 Khóa XI, đề nghị nghiên cứu bổ sung, làm rõ suy thoái về tư tưởng chính trị, về đạo đức, lối sống là thế nào? Những biểu hiện như đã nêu trong Tờ trình, Đề án và Dự thảo Nghị quyết đã đủ rõ chưa, cần phải nhận diện thêm vấn đề gì? "Tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ là thế nào? Mức độ đến đâu? Nguyên nhân là gì? Tác hại ra sao?
Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương đi sâu phân tích làm rõ, mổ xẻ, chỉ ra đúng căn nguyên, đề ra các biện pháp chữa trị hữu hiệu. Đề án nêu ra 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp về giáo dục chính trị tư tưởng, tự phê bình và phê bình; về cơ chế, chính sách; về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng; về phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Những nhóm giải pháp nêu trên đã chính xác, đủ mạnh và khả thi để làm chuyển biến tình hình chưa? Cần bổ sung giải pháp nào, nội dung từng nhóm giải pháp cần lưu ý thêm vấn đề gì? Những giải pháp nào chúng ta có thể tổ chức thực hiện ngay; những giải pháp cần có thêm quy định, hướng dẫn thì cách thức tổ chức thực hiện thế nào?...
Những nội dung trình Hội nghị Trung ương lần này là những vấn đề rất quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, bao gồm cả việc thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế - xã hội và việc thực hiện nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Tổng Bí thư đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, nghiên cứu, thảo luận sôi nổi, cho ý kiến để hoàn thiện các báo cáo, đề án, dự thảo các nghị quyết, kết luận của Trung ương và xem xét, quyết định vào cuối kỳ họp.
Theo chương trình, Hội nghị lần thứ Tư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII sẽ làm việc hết ngày 15/10 tới.
P.Thảo
Theo Dantri
Tổng Bí thư lần đầu tiên tham gia Đảng ủy Công an Trung ương Sáng 21/9, Lễ công bố Quyết định của Bộ Chính trị Khóa XII về việc chỉ định Đảng ủy Công an Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020 đã được tổ chức trọng thể tại Hà Nội. Đây là lần đầu tiên trong các nhiệm kỳ, Tổng Bí thư tham gia Đảng ủy và Ban thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương. Tổng Bí...