Cá heo ôm xác con đẩy lên mặt nước trong tuyệt vọng: Câu chuyện buồn chứng minh tình mẫu tử ở động vật là có thật
Bà mẹ cá heo cố gắng trong tuyệt vọng, nhằm giữ lại một tia hy vọng nhỏ nhoi. Câu chuyện đã chứng minh đau buồn và tình mẫu tử không phải là cảm nhận độc quyền của con người.
Các nhà khoa học từ lâu đã có tranh cãi về việc liệu “tình mẫu tử” và khả năng cảm nhận đau buồn có thực sự tồn tại trong các loài động vật hay không. Nhiều nhà khoa học tin rằng đó là một khái niệm xa xỉ, vì điều đó thể hiện khả năng tư duy ở trình độ cao. Nhưng rồi cũng chẳng ai giải thích được những câu chuyện như voi rống lên khi mất con, hay chuyện cô cá voi sát thủ Tahlequah ôm xác con đi khắp đại dương trong suốt nửa tháng hồi tháng 8/2018.
Cá voi sát thủ ôm xác con đi khắp đại dương trong hơn nửa tháng trời, và khoa học đang hết sức lo lắng
Và mới đây, chúng ta lại có thêm một trường hợp đầy đau xót, nhưng góp phần chứng minh tình mẫu tử và sự đau buồn không phải là đặc quyền của con người.
Đó là một đoạn video được đăng trên Twitter của một công ty sản xuất thuyền tại Florida – See Through Canoe, với nội dung là cảnh một cô cá heo đang đẩy xác con mình lên mặt nước trong tuyệt vọng.
Đẩy lên rồi lại chìm xuống, cá mẹ không chần chừ lặn ngay lập tức để tiếp tục việc của mình. Một con non khác đang bơi bên cạnh, sẵn sàng giúp đỡ mẹ nếu xác của người anh em xấu số chìm xuống quá lâu.
Theo thông tin mô tả, câu chuyện đau buồn này xảy ra ở vùng biển của thị trấn Indian Shores (Florida, Hoa Kỳ). Được biết, các loài cá thuộc lớp biển (cá voi, cá heo, cá voi sát thủ…) thở bằng phổi, nhưng sinh con dưới nước. Vậy nên khi con non ra đời, cá mẹ sẽ phải đẩy nó lên mặt nước để giúp con thở và sống sót.
Buồn thay, đứa con đã không thể qua khỏi, và dường như cá mẹ cũng không thể vượt qua được chuyện đó. Bà mẹ đáng thương liên tục đẩy xác con mình lên, cố gắng níu kéo một tia hy vọng dù là không thể có.
Video đang HOT
Tình mẫu tử là có thật ở động vật?
Đây không phải là lần đầu tiên người ta ghi nhận hành vi này ở một sinh vật có trí thông minh bậc cao như cá heo. Các nhà khoa học cho biết, hình ảnh này là một bằng chứng khác cho thấy cũng giống như chúng ta, nhiều loài vật có thể cảm thấy đau buồn khi con mình hoặc đồng loại tử vong.
Các bằng chứng tương tự đã được ghi nhận trong nhiều năm qua. Theo báo cáo đăng tải trên tạp chí Zoology, có khoảng 78 trường hợp thuộc họ cá voi và cá heo có hành vi này. Trong đó, tỷ lệ xảy ra ở cá heo cao hơn đến 18 lần.
“Cá heo mẹ chưa sẵn sàng để từ bỏ con mình, liên tục đẩy con lên mặt nước để cứu nó.” – trích đoạn tweet của See Through Canoe.
“Hiện không rõ nguyên nhân gây ra cái chết vì chưa khám nghiệm cụ thể, nhưng có khả năng con non đã va phải một con tàu,”
“Đừng bao giờ nghĩ rằng cá heo bơi nhanh nên bạn không thể va vào chúng. Những vụ va chạm là có thật đấy.” - tác giả bình luận một cách phẫn nộ.
Theo TTVN
Sự thật tàn khốc đằng sau vùng biển cứ đến tháng 8 hàng năm lại chuyển sang màu đỏ tươi rùng rợn như phim kinh dị
Tháng 8 hàng năm, người dân sinh sống tại quần đảo Faroe, vùng lãnh thổ tự trị thuộc Đan Mạch lại chứng kiến cảnh vùng biển bỗng chuyển sang màu đỏ tươi kinh dị.
Theo trang Daily Mail, cứ đến ngày 16/8 hàng năm, trên quần đảo Faroe lại diễn ra lễ hội săn bắt cá voi và cá heo, một truyền thống tồn tại từ thế kỷ thứ 16.
Người dân trong vùng sẽ dùng những con thuyền lùa đàn cá voi và cá heo vào trong vùng nước nông sau đó giết chúng để lấy thịt và mỡ. Số lượng cá bị tàn sát lớn đến nỗi đủ nhuộm đỏ cả một vùng biển rộng lớn.
Vào mùa săn bắt năm 2017, 1194 con cá voi và 488 cá heo đã bị giết hại. Ngay cả những con cá voi đang mang thai cũng bị không thể chạy thoát khỏi cuộc tàn sát đẫm máu này.
Một góc biển bị nhuộm đỏ từ việc săn bắt cá ở quần đảo Faroe.
Người dân địa phương đưa con cái của họ chứng kiến việc săn bắt và thậm chí chụp hình bên cạnh những con cá đã bị giết hại được coi là một điều bình thường ở nơi đây. Trong khi đó, những du khách viếng thăm quần đảo Faroe lại bị sốc và sợ hãi.
Lễ hội săn bắt cá voi và cá heo nói trên từ lâu đã bị các nhà hoạt động bảo vệ động vật chỉ trích vì cho rằng nó quá tàn nhẫn và không cần thiết. Tuy nhiên, chính quyền Faroe cho rằng lễ hội săn bắt cá voi và cá heo cũng giống như việc chăn nuôi gia súc rồi lấy thịt.
Những người dân địa phương cho hay, thịt và mỡ của cá heo, cá voi là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của họ. Họ không phải lãng phí tiền của và tài nguyên thiên nhiên để nhập khẩu thực phẩm từ nước ngoài.
Một dụng cụ được người dân sử dụng để giết cá heo và cá voi.
Ngay cả những con cá đang mang thai cũng không thể chạy thoát khỏi số phận.
Thịt và mỡ cá là nguồn thực phẩm chính của người dân nơi đây.
Nhiều cha mẹ thoải mái cho con em tạo dáng chụp ảnh bên những con cá chết.
Bất chấp sự phản đối của các nhà hoạt động bảo vệ động vật, chính quyền Faroe cho hay họ sẽ kiên quyết bảo vệ truyền thống săn bắt này và khẳng định: " Người dân Faroe có quyền sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ".
Nguồn: Tổng hợp
Theo Helino
Bắt được cá khủng nghi là cá heo chuột trên sông Cổ Chiên Trong lúc thả lưới trên sông Cổ Chiên, người dân bắt được con cá nặng khoảng 150 kg, nghi là cá heo chuột. Theo thanh niên