Cá heo chết trước sóng thần sự trùng hợp ngẫu nhiên?
Trong các thảm họa thiên nhiên con người từng hứng chịu và có ghi chép về sự thay đổi trước và sau thảm họa thì sự thay đổi của các động vật tại nơi xảy ra thảm họa được quan tâm rất nhiều.
“Nếu cá heo có khả năng dự báo trước các hiện tượng sóng thần thì trên khắp thế giới hiện tượng này đã được cảnh báo. Do vậy, việc cá heo chết có thể chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi”, ông Vũ Việt Hà (Trưởng phòng Nguồn lợi, viện Nghiên cứu Hải Sản) đã nói như vậy với PV khi được hỏi về việc cá heo nhảy lên bờ chết la liệt ở Nhật Bản hôm 10/4 vừa qua khiến người ta lo sợ về nguy cơ xảy ra trận “đại hồng thủy”.
Nhiều động vật có khả năng đặc biệt
Ông Vũ Việt Hà cho biết: Trước hết, chúng ta cần hiểu cá heo là gì? Cá heo là tên gọi chỉ một nhóm loài động vật có vú thuộc bộ cá voi (Catacea) sống ở nước. Trên thế giới hiện nay có khoảng 40 loài phân bố chủ yếu ở các đại dương và một số con sông lớn trên thế giới.
Cá heo chết được người dân Nhật bản đưa đi chôn cất.
Cá heo có một đặc điểm sinh học mà ít loài cá hay động vật nào có đó là khả năng cảm nhận và phát ra những sóng âm, sóng siêu âm. Nghĩa là những dao động nhỏ trong nước mà con người hoặc những động vật khác có thể không nghe được nhưng cá heo có thể cảm nhận được. Đó cũng chính là vũ khí khi cá heo đi săn hoặc là ngôn ngữ để chúng liên lạc với nhau qua sóng âm.
Như vậy, có thể thấy, động đất và sóng thần là các hiện tượng thiên nhiên thường xuyên xảy ra ở dưới lòng đất trong đó có các đại dương. Các hiện tượng xảy ra trong đại dương ít nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới các sinh vật sinh sống trong đại dương, trong đó có cá heo. Việc cảm nhận hay dự báo trước được sóng thần, động đất hay những thay đổi đột ngột trong lòng đại dương của cá heo đã được quan tâm nhiều, song chưa có lý giải chính xác cho vấn đề này.
Trong các thảm họa thiên nhiên con người từng hứng chịu và có ghi chép về sự thay đổi trước và sau thảm họa thì sự thay đổi của các động vật tại nơi xảy ra thảm họa được quan tâm rất nhiều. Không chỉ có cá heo mà một số loài động vật khác kể cả những loài động vật bậc thấp cũng có những thay đổi mang tính dự báo khi sắp xảy ra những thảm họa tại nơi chúng sinh sống. Theo những tài liệu ghi nhận được thì có rất nhiều loài động vật có khả năng linh cảm được những mối nguy hiểm đến với chúng từ thiên nhiên.
Khoảng 150 con cá heo nhảy lên bờ biển ở Đông Bắc Nhật Bản hôm 10/4 khiến nhiều người lo sợ nguy cơ xảy ra trận “đại hồng thủy”.
Video đang HOT
Trước đây, một nhân viên trạm hải đăng thuộc miền Nam Ấn Độ cho biết, vào tháng 12/2004, anh ta thấy một đàn linh dương bỗng nhiên di chuyển qua khu vực bãi biển hướng về những khu đồi gần đấy chỉ vài giờ trước khi những cơn sóng thần từ tâm chấn ngoài khơi tấn công vào đất liền.
Nhiều nhân chứng cho biết tại khu nghỉ mát Phuket Thái Lan, những chú voi phục vụ du lịch gần bãi biển đã rống lên và lồng lộn phá xích, chạy vào đất liền trước khi những cơn sóng dữ ập vào.
Từ linh cảm về một tai họa tự nhiên sắp xảy ra, loài hồng hạc ở khu vực này cũng đã rời bỏ những vùng đất trũng để bay đến những vùng núi cao. Các công nhân tại một sở thú ở Malaysia lấy làm ngạc nhiên khi thấy hầu hết các loài động vật bỗng nhiên có những biểu hiện lạ như tìm chỗ ẩn nấp và từ chối ra ngoài mặc dù đã đến bữa ăn.
Riêng tại Srilanka, thảm họa sóng thần năm ngoái đã giết chết hơn 30.000 người, nhưng hầu hết các loài động vật lớn như voi, dê và nhiều loài động vật hoang dã khác ở khu vực này vẫn bình an vô sự. Trận sóng thần này cũng đã giết chết khoảng 2.000 động vật khác nhau tại một khu bảo tồn ở miền Nam Ấn Độ, trong khi loài lợn lòi thì vô sự, bình an.
Tại khu triển lãm hải dương học ở Florida, 14 con cá mập bỗng nhiên rời bỏ nơi sống khoảng 12 giờ trước khi cơn bão Charlie đổ bộ vào khu vực này hồi năm 2004, trong khi nhiều năm qua chúng không hề đi xa hơn 1km.
Theo các nhà sinh vật học, loài cá mập đã di cư đến những vùng nước sâu ở đại dương để lánh nạn và chỉ quay lại 2 tuần sau mặc dù trước đó chúng chưa bao giờ có thói quen di cư tự nhiên này. Việc giải thích cho những hiện tượng trên được các nhà khoa học rất quan tâm song tới nay vẫn chưa có những lý giải thỏa đáng. Mọi lý giải vẫn đang dựa trên sự linh cảm của động vật hoang dã mà thôi.
Trên quan điểm một nhà khoa học, sự tập trung và chết của cá heo tại vùng biển gần bờ Nhật Bản cho thấy đã có sự thay đổi đột ngột về một yếu tố nào đó trong môi trường cá heo sinh sống. Do có sự thay đổi này mà đàn cá heo đã rời bỏ nơi chúng đang sinh sống, dạt vào vùng gần bờ. Chính sự thay đổi này ảnh hưởng trực tiếp tới đàn cá heo như kiếm thức ăn, cạnh tranh nhau hoặc bị sinh vật khác tấn công. Cộng với việc thay đổi môi trường sống dẫn tới nhiều cá thể cá heo trong đàn bị chết.
Cá heo chết ở Nhật Bản: Không phải là điềm báo!
Về hiện tượng 150 con cá heo vừa nhảy lên bờ biển hôm 10/4 ở Nhật Bản, ông Vũ Việt Hà khẳng định: Không thể nói đây là một điềm báo vì chưa có cơ sở chắc chắn. Việc cá heo dạt bờ và chết được giải thích ở trên. Tuy vậy, chúng ta có thể thấy chỉ bắt gặp khoảng 150 cá thể cá heo chết và một số ít được cứu sống. Như vậy, có thể thấy chỉ một đàn hoặc một vài đàn trong quần đàn cá heo có sự thay đổi này. Còn lại các đàn cá khác vẫn sinh sống trong vùng biển này. Nếu thực sự có sóng thần hay động đất thì sẽ có nhiều hơn một vài đàn cá heo như thế này.
Ông Vũ Việt Hà (Trưởng phòng Nguồn lợi – viện Nghiên cứu Hải Sản) cho rằng, chưa có kết luận chính xác về việc cá heo dự báo thiên tai.
Khi PV hỏi: “Cũng trong thời điểm trước trận động đất, sóng thần xảy ra tại Nhật Bản 3 năm trước cũng có hiện tượng cá heo nhảy lên bờ chết hàng loạt, theo ông có mối liên quan gì không?”, ông Vũ Việt Hà nói: “Thời điểm 3 năm trước, có hiện tượng này cũng có thể chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên. Điều này chúng ta có thể hiểu rằng không chỉ có Nhật Bản có sóng thần mà rất nhiều vùng biển khác trên thế giới cũng có sóng thần. Tuy vậy ít có những ghi nhận cá heo dạt vào bờ và chết trước khi có sóng thần xảy ra.
Các trận sóng thần xảy ra gần đây như trận sóng thần năm 2004 ở Ấn Độ Dương ảnh hưởng tới Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ và Srilanka, tuy vậy, tại các bãi biển ảnh hưởng không có nơi nào ghi nhận có hiện tượng trên. Điều đó cho thấy, nếu cá heo có khả năng dự báo trước thì các hiện tượng sóng thần trên khắp thế giới đều xảy ra hiện tượng này. Do vậy đây có thể chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên mà thôi”.
“Chưa có cơ sở khoa học nào để khẳng định cá heo có khả năng dự báo sóng thần hay động đất. Các nghiên cứu về vấn đề này đang được quan tâm song chưa có kết luận chính xác nào cho vấn đề này”, ông Vũ Việt Hà chia sẻ.
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Điểm đen ùn tắc giao thông dưới chân cầu vượt Sóng Thần
Từ nhiều năm nay cứ sau khi tàu hỏa chạy qua đoạn đường sắt dưới chân cầu vượt Sóng Thần (Phường An Bình,TX Dĩ An) lại xảy ra tình trạng kẹt xe.
Phường An Bình, TX Dĩ An, Bình Dương nằm tiếp giáp với các KCN, KCX như Sóng Thần, Bình Đường, Linh Trung... nơi tập trung hàng trăm công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất có vốn đầu tư trong và ngoài nước. Ngoài ra trên địa bàn phường có 4 trường học nằm gần cầu vượt Sóng Thần.
Tình trạng ùn tắc giao thông tại tuyến đường ngang dưới chân cầu vượt Sóng Thần xảy ra hàng ngày vào giờ cao điểm.
Các KCN, KCX nói trên đã thu hút hàng vạn lao động từ khắp các tỉnh thành đến sinh sống và làm việc. Nhưng với những ai hàng ngày đi qua đoạn đường ngang dưới chân cầu vượt Sóng Thần đều hết sức "ngán ngẩm" bởi tình trạng ùn tắc, kẹt xe xảy ra vào giờ cao điểm.
Theo ghi nhận của Dân trí, tình trạng ùn tắc, kẹt xe diễn ra hết sức nghiêm trọng, kéo dài nhiều năm nay tại tuyến đường ngang Xuyên Á nối với đường Đào Trinh Nhất (thuộc khu phố 3, phường An Bình), đặc biệt là vào các khung giờ cao điểm (sáng từ 6h30 - 8h, buổi chiều từ 17h - 18h).
Dòng người đông đúc điều khiển xe gắn máy bám đuôi nhau nhích theo kiểu rùa bò hoặc chen lấn nhau qua đoạn đường ngang Xuyên Á giao cắt với đường sắt.
Thường xuyên phải di chuyển qua đoạn đường này, anh Đào Xuân Nguyên - công nhân làm việc tại công ty HanSoll (đường số 6- KCN Sóng Thần) mệt mỏi chia sẻ, ngày nào tôi cũng chứng kiến cảnh ô tô, xe máy cùng dòng người kẹt cứng lại tại đoạn đường vào những khung giờ cao điểm trước khi vào giờ làm và khi tan tầm...
Tương tự, chị Nguyễn Thị Thơm - công nhân công ty HisonVina (đường số 3- KCN Bình Đường) bức xúc: "Nút thắt giao thông này là nguyên nhân gây ra tình trạng ùn tắc, kẹt xe, đã gây rất nhiều phiền toái cho người tham gia lưu thông trên đoạn đường này. Đề nghị các ngành chức năng quan tâm, đầu tư mở rộng đường ngang dưới chân cầu vượt Sóng Thần, nhằm giải quyết rốt ráo tình trạng ùn tắc, hỗn loạn giao thông như hiện nay".
Nguyên nhân được cho là do "nút thắt cổ chai" đường sắt chỉ có rộng khoảng 6 mét, trong khi đường bộ dẫn vào đường ngang rộng 10- 12 mét.
Cũng theo chị Thơm, nguyên nhân chinh dẫn đến hiện tượng này la lương ngươi tham gia giao thông qua khu vực này qua lơn, trong khi đoan đương Xuyên A - Đao Trinh Nhât ngang qua đoạn đương ray tau hoa lai bị "thăt cô chai", rộng chỉ khoảng 6 mét. Trong khi đường bộ dẫn vào đường ngang lại có bề rộng từ 10-12 mét...
Theo quan sát của chứng tôi, để "né" tình trạng un tăc giao thông, không ít người đã chọn giải pháp "quay đâu", cho xe đi ngươc chiêu đương Xuyên A để vao đương Đao Trinh Nhât lên câu vươt Song Thân. Chính tình trạng này một lần nữa khiến tình trạng kẹt xe vào giờ cao điểm càng trở nên trầm trọng hơn, đó là chưa kể đến việc rất nguy hiểm khi lưu thông ngược chiều trên cầu vượt Sóng Thần...
Để né "ùn tắc" nhiều người đã chạy xe ngược chiều trên cầu vượt Sóng Thần, gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Ông Trân Ba Hưng, Pho Trương phong Quan ly đô thi TX Di An cho biêt, dư an cai tao, mơ rông đương ngang tai ly trinh km 1710 862 tư 6m thanh 12m dươi chân câu vươt Song Thân se đươc triên khai trong thơi gian tơi vơi tông kinh phi trên 5 ty đông. Trươc đo, Sơ Giao thông - Vân tai đa phôi hơp vơi cac nganh chưc năng liên quan kiêm tra tinh hinh an toan giao thông tai khu vưc câu vươt Song Thân va đa phê duyêt dư an, đê nghi Bô Giao thông - Vân tai, Cuc Đương săt Viêt Nam xem xet đê châp nhân chu trương trên.
Quang Đạm
Theo Dantri
Huế động đất liên tiếp, người dân hoang mang Một vụ động đất lại vừa xảy ra ngày 30/3 tại huyện miền núi A Lưới (tỉnh Thừa Thiên - Huế), nâng tổng số trận động đất tại đây lên 5 lần kể từ đầu năm 2014. Theo tin từ Viện Vật lý địa cầu cho biết, lúc 10h29'5"ngày 30/3/2015, tại huyện A Lưới đã xảy ra động đất 2,2 độ richter ở...