Cá heo ‘cầu cứu’ giúp đỡ khi bị mắc vào tấm lưới, số phận của nó sẽ ra sao?
Một người đàn ông đã cầm con dao sắc tới khi phát hiện con cá gặp nạn.
Một con cá heo đã bị mắc vào một tấm lưới đánh cá, dù cố gắng vùng vẫy nhưng con cá cũng không thể thoát được tình huống nguy hiểm này. Ngay sau đó một số người đã phát hiện ra con cá và tìm cách giải cứu nó.
Một người phụ nữ phải liên tục khoát nước lên người con cá để tránh nó bị khô da, trong khi đó một người đàn ông dùng một con dao để cắt tấm lưới. Phải mất một lúc lâu cả hai mới có thể giải cứu cho con cá.
Cá heo tuy sống ở môi trường biển nhưng đôi khi chúng vẫn đi ngược các cửa sông để tìm kiếm thức ăn. Do đó con cá này đã không may bị mắc vào tấm lưới đánh cá. Rất may nó đã được cứu giúp kịp thời nên đã có thể bơi về biển ngay sau đó.
Cá heo là một trong số những động vật thông minh (có thể so sánh ngang với hắc tinh tinh), chúng cũng thường là cứu tinh của con người khi gặp nạn trên biển. Khi gặp người chìm dưới nước, chúng thường đẩy nạn nhân lên khỏi mặt nước rồi đưa vào bờ.
Đàn cá heo khốn khổ vì mắc cạn trên bờ biển
Hàng chục con cá heo mắc cạn vào bờ biển phía tây bắc Ả Rập Xê Út do gió mạnh và thủy triều.
Đàn cá heo khốn khổ vì mắc cạn trên bờ biển
Gió mạnh và thủy triều khiến đàn cá heo hàng chục con bị mắc kẹt trên bãi biển phía tây bắc Ả Rập Xê Út, vùng Ras Al-Shabaan, cách thủ phủ Umluj 35 km.
Vụ việc đã gây ra cái chết thương tâm cho hàng loạt cá heo, trong khi có khoảng hàng chục con khác được giải cứu và trở về môi trường sống tự nhiên ở Biển Đỏ.
Các thành viên của lực lượng biên phòng Ả Rập Xê Út và bộ môi trường cùng nhiều tình nguyện viên đã tham gia chiến dịch cứu hộ.
Mohammed Nami Al-Hamdi, một trong những người cứu hộ ở Ras Al-Shabaan, cho biết: "Một người đàn ông trong làng đã phát hiện ra những con cá heo mắc cạn và báo cáo sự việc cho chúng tôi. Nhóm gồm 14 người đã vội vã đến nơi ngay lập tức. Chúng tôi đã cứu được khoảng hơn 40 con, khoảng 7 con đã chết vì chúng ở quá xa".
Các chuyên gia, tình nguyện viên nỗ lực tìm cách giải cứu cá heo
Tiến sĩ Lafi Saed Al-Sulami, giảng viên sinh vật biển của Khoa Khoa học Biển tại Đại học King Abdul Aziz, cho biết: "Một số cá heo bị mắc cạn trên bãi biển do các yếu tố tự nhiên, sau khi mực nước biển giảm do thủy triều lên xuống đã tạo ra vùng nước nông, ngăn cản cá heo ra khơi".
Theo ông Al-Sulami, một chuyên gia về quản lý nghề cá biển, cái chết của một số cá heo có thể do cơ thể của chúng không chịu được áp lực do mắc cạn. Ông nói: "Cá heo có thể mắc cạn trên bãi biển khi đang vội chạy thoát khỏi những kẻ săn mồi và định hướng sai lầm khiến chúng bị lui vào vùng nước nông".
Những con cá heo mắc cạn là cá heo quay, có chiều dài cơ thể khoảng từ 129 đến 235 cm, nặng từ 23 đến 79 kg. Chúng thường là mồi cho cá mập. Al-Sulami nói: "Không giống như cá mập, cá heo rất thân thiện với con người, theo những gì tôi biết, chúng chưa bao giờ thể hiện hành vi thù địch với con người, đặc biệt trong môi trường sống nơi chúng kiếm ăn và sinh sản".
Cá heo là loài động vật thông minh và có tính xã hội, mặc dù chúng có thị giác kém và phụ thuộc vào âm thanh để xác định phương hướng nhưng chúng có cơ bắp mạnh mẽ và linh hoạt giúp bơi được quãng đường dài.
Theo Tiến sĩ Mamdouh Al-Harbi, phó giáo sư chuyên về nuôi cá tại khoa sinh vật biển của Đại học King Abdul Aziz, có khoảng 40 loài cá heo khác nhau trên khắp thế giới, tám trong số đó có thể được tìm thấy ở Biển Đỏ.
Cá heo răng chai và cá heo mũi chai là loài phổ biến nhất ở Biển Đỏ. Người ta có thể phân biệt hai loài này dựa vào bờ lưng đen và bụng trắng.
Hậu trường chụp ảnh đơn sơ nhưng kết quả cực chất Với ít lá chuối, lưới đánh cá, hàng rào sắt... và tài photoshop đỉnh cao, nhiếp ảnh gia đã tạo nên những bức ảnh đẹp ngỡ ngàng. Trông phèn phèn vậy mà lên ảnh cực chất luôn. Vài mảnh lá chuối là bạn đã có phông nền xịn sò rồi. Lồng quạt cũng cho ra ảnh chất đấy chứ? Lưới đánh cá cũng...